Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 6

2) Chi tiền mặt ngoại tệ trả nợ người bán ở nghiệp vụ 1, tỷ giá thực tế là 19.200đ/$

3) Khách hàng thanh toán 2.000$ bằng tiền mặt ngoại tệ, biết tỷ giá thực tế là 19.500đ/$, tỷ giá ghi nhận nợ là 19.300đ/$

4) Chi ngoại tệ 1.000$ trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng, biết tỷ giá tại thời điểm vay là 19.200đ/$, tỷ giá thực tế là 19.500đ/$

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vẽ sơ đồ chữ T tài khoản 111.2

Bài tập 3: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1) Gửi tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của khách sạn tại ngân hàng số tiền

50.000.000 đ, đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng

2) Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên A đi công tác 2.000.000 đ

3) Thu tiền mặt 5.000.000 đ của đối tác về khoản phạt vi phạm hợp đồng

4) Cổ đông góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng 30.000.000 đ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

5) Vay ngắn hạn 100.000.000 đ chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng, đã nhận giấy báo Có của ngân hàng

6) Chuyển khoản trả nhà cung cấp 20.000.000 đ, đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng

Kế toán Du lịch và Khách sạn Nghề Quản trị nhà hàng - 6

7) Khách hàng chuyển khoản thanh toán 15.000.000 đ đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng

8) Chi tiền mặt 5.800.000 đ thanh toán hóa đơn tiền điện

9) Mua công cụ dụng cụ nhập kho, trị giá chưa thuế 5.000.000 đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt 2.000.000 đ, số còn lại nợ lại người bán

10) Mua hàng hóa nhập kho trị giá chưa thuế 25.000.000 đ, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản, đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng

11) Chi phí vận chuyển lô hàng trên 1.000.000 đ (chưa có thuế GTGT 5%), đã trả bằng tiền mặt

12) Nhận kỹ quỹ bằng tiền mặt từ các đại lý mới 15.000.000

13) Chuyển khỏan góp vốn liên doanh với nhà hàng H, số tiền 200.000.000 đ, đã nhận giấy báo Nợ

14) Chi tiền mặt nộp thuế cho NN là 10.000.000 đ

15) Chi tiền mặt trả lương nhân viên khách sạn là 25.000.000 đ

B – Kế toán các khoản phải thu

Bài tập 1: Doanh nghiệp Ánh Dương chuyên kinh doanh dịch vụ nhà hàng và đặt tiệc, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng 6/N có tình hình như sau:


40

Số dư đầu tháng của TK 131: 15.000.000đ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:

1) Cung cấp dịch vụ tiệc cưới cho khách hàng với 50 bàn tiệc, giá trọn gói chưa thuế là 1.200.000 đ/bàn tiệc, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa trả tiền.

2) Cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại 1% trên giá chưa thuế, do là khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp.

3) Do trong mùa cưới nên DN có chương trình giảm giá 100.000đ/bàn tiệc cho khách hàng, thuế GTGT 10%.

4) Khách hàng thanh toán tiền cho DN bằng tiền mặt.

5) Do thanh toán sớm nên DN cho hưởng chiết khấu thanh toán bằng tiền mặt 1% trên tổng giá thanh toán

Yêu cầu:

1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2) Vẽ sơ đồ chữ T tài khoản 131

Bài tập 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1) Bán hàng hóa chưa thu được tiền, giá bán chưa thuế là 100.000.000đ, thuế GTGT 10%.

2) Mua công cụ dụng cụ nhập kho, trị giá chưa thuế 15.000.000 đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt 5.000.000 đ, số còn lại nợ lại người bán

3) Mua hàng hóa nhập kho trị giá chưa thuế 25.000.000 đ, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản, đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng

4) Chi phí vận chuyển lô hàng trên 1.000.000 đ (chưa có thuế GTGT 5%), đã trả bằng tiền mặt

5) KH ở NV1 thanh toán bằng chuyển khoản

6) Nhập khẩu hàng hóa trị giá chưa thuế 30.000.000 đ thanh toán bằng chuyển khoản, thuế nhập khẩu 15%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.

7) Bán hàng hóa chưa thu bằng chuyển khoản, giá bán chưa thuế là 80.000.000đ, thuế GTGT 10%.

8) Chi tiền mặt thanh toán chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất 8.000.000đ, dùng cho quản lý doanh nghiệp 5.000.000đ, thuế GTGT 10%

9) Tính toán số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, biết số thuế GTGT được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang là 1.000.000đ

10) DN nộp thuế GTGT bằng tiền mặt

Bài tập 3: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1) Kiểm kê tài sản phát hiện thiếu 1 TSCĐ hữu hình chưa rõ nguyên nhân, biết nguyên giá TSCĐ là 20.000.000đ, đã hao mòn 20%.

2) TSCĐ mất là do sơ ý của bảo vệ công ty, yêu cầu bảo vệ bồi thường bằng tiền mặt là 10.000.000đ, số còn lại tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp

3) Cho công ty bạn mượn 1 số CCDC trị giá 5.000.000đ

4) Nhận được thông báo về khoản lãi được chia từ góp vốn liên doanh là 85.000.000đ

5) Tạm ứng 10.000.000đ cho nhân viên đi công tác bằng chuyển khoản

6) Sau khi đi công tác về nhân viên thanh toán tạm ứng như sau:

- Mua hàng hóa về nhập kho: giá chưa thuế là 5.000.000đ, thuế GTGT 10%

- Số còn lại nhân viên trả bằng tiền mặt

7) Chi tiền mặt ký quỹ ngắn hạn 5.000.000đ

8) Xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất 5.000.000đ (phân bổ 2 kỳ) và phục vụ bán hàng 3.000.000 (phân bổ 3 kỳ)


Giới thiệu:

CHƯƠNG 3

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Mã chương: MH10-03

Chương 3 giới thiệu phương pháp kế toán của phần hành kế toán: nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bao gồm: khái niệm, nguyên tắc kế toán, chứng từ và tài khoản sử dụng.

Trong mỗi phần hành, giới thiệu cụ thể từng nội dung các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan, phương pháp kế toán của từng nghiệp vụ, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Kết thúc chương có phần câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng cho phần kiến thức đã học.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ;

- Biết phân loại nguyên vật liệu;

- Nêu được công thức xác định giá trị thực tế vật liệu nhập kho; xuất kho

- Kể tên được các loại chứng từ sử dụng

- Trình bày được phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp du lịch – khách sạn

1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

- Phân loại được nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

- Nguyên vật liệu

Nguyên liệu, vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên liệu, vật liệu thường tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào hoạt động của đơn vị thì bị tiêu hao toàn bộ và chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Ví dụ: Trong bộ phận bếp của nhà hàng, khách sạn, nguyên vật liệu chính là những thứ được chế biến thành các món ăn: thịt, cá, rau, củ, quả…

- Công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, thời gian sử

dụng ngắn không có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ.

Công cụ dụng cụ có thể tham gia vào một hoặc nhiều chu kỳ kinh doanh, thường vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bị hao mòn dần và dịch chuyển toàn bộ hoặc từng phần vào chi phí trong kỳ.

Ví dụ: Trong nhà hàng có các công cụ dụng cụ bao gồm: bàn, ghế, giường, tủ (trị giá dưới 10 triệu); thiết bị làm sạch (cây lau, cọ rửa,…), rèm cửa, bình nước, cốc, chén, bát đĩa, nồi, niêu, xoong, chảo,….

1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

a) Phân loại vật liệu:

- Nguyên liệu, vật liệu chính: là những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Khái niệm này gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. VD: Trong bộ phận bếp ăn của nhà hàng, nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu dùng để chế biến ra các món ăn chính của nhà hàng: thịt, cá, tôm, cua, rau xanh, củ, quả….

- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính là thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường. VD: Trong bộ phận bếp ăn của nhà hàng, nguyên vật liệu phụ là những chất phụ gia, các loại gia vị dùng để chế biến ra các món ăn chính của nhà hàng: mắm, muối, mì chính, hạt nêm, đường, phẩm màu thực phẩm….

- Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. VD: Trong bộ phận bếp ăn của nhà hàng, nhiên liệu được sử dụng có thể là điện, ga, dầu, than…

b) Phân loại công cụ dụng cụ

- Công cụ dụng cụ phục vụ bếp – chế biến: nồi, chảo, xoong, bát, đĩa,….

- Công cụ dụng cụ phục vụ nhà hàng: bàn ghế, ly, cốc,…..

- Công cụ dụng cụ phục vụ lữ hành, hướng dẫn: cờ, loa tay, loa máy,…

- Công cụ dụng cụ phục vụ buồng: cây lau, bàn ủi, dụng cụ dọn vệ sinh…

- Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ;

- Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng

- Quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc: đồng phục, bảo hộ…

2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, CCDC

Mục tiêu:

- Tính được giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho

- Tính được giá nguyên vật liệu, CCDC xuất kho theo các phương pháp

2.1. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, CCDC nhập kho

a) Vật tư mua ngoài:


Giá gốc vật

tư mua = ngoài

Giá mua

ghi trên + hóa đơn

Thuế NK,

thuế TTĐB + (nếu có)

Chi phí thu

mua -

Các khoản giảm trừ


Công thức 3.1: Giá gốc vật tư mua ngoài nhập kho

Trong đó:

+ Giá mua ghi trên hóa đơn là giá chưa có thuế GTGT (nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) hoặc giá đã bao gồm thuế GTGT (nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).

+ Thuế nhập khẩu = Giá chưa thuế (giá CIF) x Thuế suất thuế nhập khẩu

(Trong đó giá CIF là giá tại cửa khẩu nhập, bao gồm giá mua, phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế)

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Chi phí thu mua: là các khoản chi phí liên quan đến việc mua vật tư như chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, chi phí xếp dỡ, chi phí bảo quản vật tư…

+ Các khoản giảm trừ: là các khoản được giảm giá, chiết khấu,...

VD1: DN X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua vật tư về nhập kho, theo giá mua chưa thuế là 30.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 2.000.000đ, chi phí bốc xếp và bảo quản 1.000.000đ. Do DN là khách hàng thường xuyên nên được giảm giá 500.000đ.

Giá nhập kho = 30.000.000đ + 2.000.000đ + 1.000.000đ – 500.000đ

= 32.500.000đ

VD2: DN Y tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhập khẩu vật tư, giá CIF là 2.000$, thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Chi phí vận chuyển và xếp dỡ 5.000.000đ, tỷ giá thực tế 19.000đ/$.

Giá nhập kho = 2.000 x 19.000 + 2.000 x 19.000 x 20% + 5.000.000

= 38.000.000 + 7.600.000 + 5.000.000 = 50.600.000đ

b) Vật tư tự chế biến:

Giá gốc vật tư chế biến = Trị giá vật liệu xuất kho

chế biến


+ Chi phí chế biến


Công thức 3.2: Giá gốc vật tư chế biến

VD: Xuất kho nguyên vật liệu chính mang đi tự chế, trị giá xuất kho là 5.000.000đ, biết chi phí trong quá trình tự chế như sau:

- Chi phí vật liệu phụ: 200.000đ

- Chi phí nhân công: 500.000đ

- Chi phí điện, nước: 300.000đ

- Chi phí khác bằng tiền: 650.000đ

Giá nhập kho = 5.000.000 + 200.000 + 500.000 + 300.000 + 650.000 = 6.650.000đ

c) Vật tư thuê ngoài gia công:


Giá gốc vật tư thuê ngoài gia công

= Trị giá vật liệu xuất thuê

ngoài gia công

+ Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu


Công thức 3.3: Giá gốc vật tư thuê ngoài gia công

VD: Xuất kho 2.000kg nguyên vật liệu chính thuê ngoài gia công chế biến, trị giá xuất kho là 5.000đ/kg, biết chi phí thuê gia công chế biến là 5.000.000đ

Giá nhập kho = 2.000 x 5.000 + 5.000.000 = 15.000.000đ

2.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, CCDC xuất kho

2.2.1. Phương pháp nhập trước – xuất trước (First in First out –FIFO)

Theo phương pháp này, số hàng nào nhập kho trước thì xuất kho trước và lấy trị giá mua thực tế của số hàng đó là trị giá hàng xuất kho. Vật tư tồn kho thường được lấy theo đơn giá những lần nhập sau.

VD: Trong tháng 3/N, kho nguyên vật liệu của bộ phận bếp có số liệu tồn như sau (giá chưa có thuế GTGT):

- Thịt đông lạnh: 10kg x 90.000đ/kg

- Rau xanh : 3kg x 15.000đ/kg

Trong ngày có tình hình nhập xuất tồn như sau:

1/3/N: Mua 5 kg thịt đông lạnh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 105.000đ/kg. 5/3/N: Mua 2 kg rau xanh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 14.700đ/kg

8/3/N: Xuất 12 kg thịt đông lạnh để chế biến món Á

10/3/N: Mua 5 kg thịt đông lạnh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 115.500đ/kg.

15/3/N: Xuất 5 kg thịt đông lạnh để chế biến món Âu 20/3/N: Xuất 2 kg rau xanh để chế biến món Á 25/3/N: Xuất 2 kg rau xanh để chế biến món Âu

Yêu cầu: Tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp FIFO? Lời giải:

- Giá trị xuất kho (8/3) = 10 x 90.000 + 2 x 100.000 = 1.100.000 đ

- Giá trị xuất kho (15/3) = 3 x 100.000 + 2 x 110.000 = 520.000 đ

- Giá trị xuất kho (20/3) = 2 x 15.000 = 30.000 đ

- Giá trị xuất kho (25/3) = 1 x 15.000 + 1 x 14.000 = 29.000 đ

2.2.2. Phương pháp nhập sau – xuất trước (Last in First out- LIFO)

Theo phương pháp này, số hàng nào nhập kho sau thì xuất kho trước. Hàng xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế của lô hàng đó là trị giá hàng xuất kho.

VD: Kho nguyên vật liệu của bộ phận bếp có số liệu tồn như sau:

- Thịt đông lạnh: 10kg x 90.000đ/kg

- Rau xanh : 3kg x 15.000đ/kg

Trong ngày có tình hình nhập xuất tồn như sau:

1/3/N: Mua 5 kg thịt đông lạnh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 105.000đ/kg. 5/3/N: Mua 2 kg rau xanh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 14.700đ/kg

8/3/N: Xuất 12 kg thịt đông lạnh để chế biến món Á

10/3/N: Mua 5 kg thịt đông lạnh, giá mua (đã có thuế GTGT 5%) là 115.500đ/kg.

15/3/N: Xuất 5 kg thịt đông lạnh để chế biến món Âu 20/3/N: Xuất 2 kg rau xanh để chế biến món Á 25/3/N: Xuất 2 kg rau xanh để chế biến món Âu

Yêu cầu: Tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp LIFO? Lời giải:

- Giá trị xuất kho (8/3) = 5 x 100.000 + 7 x 90.000 = 1.130.000 đ

- Giá trị xuất kho (15/3) = 5 x 110.000 = 550.000 đ

- Giá trị xuất kho (20/3) = 2 x 14.000 = 28.000 đ

- Giá trị xuất kho (25/3) = 2 x 15.000 = 30.000 đ

2.2.3. Phương pháp đơn giá bình quân

Phương pháp đơn giá bình quân hay còn gọi là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

47

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí