2.1.7 Phân tích biến động chi phí và giá thành
2.1.7.1 Phân tích chung
a/ Phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, xác định mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch.
Gọi Z là giá thành đơn vị sản phẩm
- Xác định mức chênh lệch của giá thành đơn vị.
Z = ZTT – ZKH
% chênh lệch =
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 thành phố Cần Thơ - 1
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 thành phố Cần Thơ - 2
- Đánh Giá Và Điều Chỉnh Các Khoản Giảm Giá Thành
- Nhiệm Vụ, Chức Năng, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức
- Khái Quát Tình Hình Kinh Doanh Của Cty Trong Năm 2006, 2007, 2008
- Bảng Chứng Từ Ghi Sổ Cp Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Sản Xuất Xi Măng Pcb.40 Và Pcb.30 Q4/2008.
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Z
ZKH
× 100
Ta có thể so sánh giá thành đơn vị thực tế năm nay với giá thành đơn vị thực tế năm trước bằng phương pháp tính toán trên
b/ Phân tích tình hình biến động của tổng giá thành
Phân tích sự biến động của tổng giá thành thực chất là phân tích tổng chi phí trong sản xuất.
Tổng CPSX =
Trong đó
n
Z j q j j 1
Zj : giá thành đơn vị sản phẩm quý thứ j qj : số lượng sản phẩm quý thứ j
- Xác định mức chênh lệch tổng giá thành
Tổng CPSX = Tổng CPSXTH – Tổng CPSXKH
Cách xác định này mới cho biết được tổng giá thành thực tế tăng giảm so với tổng giá thành kế hoạch, nhưng để đánh giá chính xác việc thực hiện giá thành phải điều chỉnh theo sản lượng thực tế.
Tổng CPSXđ/c = Tổng CPSXTH – Tổng CPSXKHđ/c
n
Tổng CPSXKHđ/c = q jTH
j 1
× Z jKH
Trong phân tích có thể so sánh tổng giá thành điều chỉnh theo sản lượng thực tế qua các kỳ khác nhau, từ dó xác định kế h oạch hạ giá thành cũng như tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của đơn vị.
- Về kế hoạch hạ giá thành
Mức hạ thấp Tổng giá thành sản lượng Tổng giá thành sản lượng
= -
KH kế hoạch theo ZKH kế hoạch theo ZNT
= qKH
× ZTT - qKH
× ZNT
Tỷ lệ hạ thấp KH =
Mức hạ thấp KH
Tổng giá thành của sản lượng KH theo ZNT
- Về thực hiện kế hoạch hạ giá thành
Mức hạ thấp Tổng giá thành sản lượng Tổng giá thành sản lượng
= -
TT kế hoạch theo ZTT Kế hoạch theo ZNT
= qTT
× ZTT - qTT
× ZNT
Tỷ lệ hạ thấp KH = Trong đó
Mức hạ thấp TT
Tổng giá thành của sản lượng TT theo ZNT
ZNT : giá thành đơn vị sản phẩm năm trước ZKH : giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch ZTT : giá thành đơn vị sản phẩm thực tế.
Ta so sánh mức hạ, tỷ lệ hạ thực tế so với mức hạ, tỷ lệ hạ kế hoạch có thể đánh giá được tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của đơn vị.
Khi phân tích xác định mức chênh lệch , % thực hiện dựa vào số năm trước hoặc kế hoạch chỉ cho chúng ta biết được thực tế giá thành toàn bộ sản phẩm tăng giảm so với kỳ trước, so với kế hoạch là bao nhiêu, nhưng khi xác định dựa trên kế hoạch điều chỉnh với cùng khối lượng sản xuất cho chúng ta biết việc quản lý chi phí trong sản xuất như thế nào do giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi và từ đó có thể biết được tiết kiệm chi phí trong sản xuất.
2.1.7.2 Các chỉ tiêu về chi phí
a/Tổng chi phí sản xuất sản phẩm
Chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất SP là chỉ tiêu nói lên quy mô của chi phí. Tổng chi phí = CP NVL trực tiếp + CP NC trực tiếp + CP SXC b/ Tỷ trọng chi phí
Tỷ trọng chi phí từng khoản mục là chỉ tiêu tương đối phản ánh khoản mục chi phí đó chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
- Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tỷ trọng Tổng của khoản chi phí
= × 100
khoản mục CP Tổng chi phí sản xuất sản phẩm
2.1.7.3 Phân tích biến động chi phí theo từng khoản mục
a/ Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, cho nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa to lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm.
- Chỉ tiêu phân tích
CP NVLKH = qTT × mKH × GKH CP NVLTT = qTT × mTT × GTT
Trong đó
CPNVL: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. q: số lượng sản phẩm sản xuất.
m: mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra 1 sản phẩm. G: giá mua 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp.
Ghi chú: biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm sản xuất, nên chi phí nguyên vật liệu kế hoạch xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất thực tế.
- Biến động chi phí
∆CPNVL = CPNVLTT - CPNVLKH
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố
+ Biến động lượng
∆CPNVLm = (mTT - mKH) × qTT × GKH
+ Biến động giá
∆CPNVLG = (GTT - GKH) × qTT × mTT
b/ Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
* Trả tiền lương theo thời gian
- Chỉ tiêu phân tích
CPNC KH = qTT × tKH × GKH CPNC TT = qTT × tTT × GTT
Trong đó
CPNC: chi phí nhân công trực tiếp
t: lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra 1 sản phẩm. G: giá 1 giờ lao động trực tiếp.
Ghi chú: biến động chi phí nhân công trực tiếp không ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm sản xuất, nên chi phí nhân công kế hoạch xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất thực tế.
- Biến động chi phí
∆CPNC = CPNCTT - CPNCKH
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố
+ Biến động lượng
∆CPNCt = (tTT - tKH) × qTT × GKH
+ Biến động giá
∆CPNCG = (GTT - GKH) × qTT × tTT
* Trả tiền lương theo sản phẩm
- Chỉ tiêu phân tích CPNC KH = qTT × GKH CPNC TT = qTT × GTT
Trong đó
G: giá lao động trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm.
Ghi chú: biến động chi phí nhân công trực tiếp không ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm sản xuất, nên chi phí nhân công kế hoạch xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất thực tế.
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố
+ Biến động giá
∆CPNCG = (GTT - GKH) × qTT
c/ Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, khoản mục chi phí sản xuất chung có đặc điểm sau:
- Gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, do đó phải qua phương pháp phân bổ.
- Gồm nhiều nội dung kinh tế, do nhiều bộ phận quản lý khác nhau.
- Gồm cả biến phí và định phí.
* Phân tích biến động biến phí sản xuất chung
- Xác định chỉ tiêu phân tích BPSXCKH = qTT × tKH × bKH BPSXCTT = qTT × tTT × bKH
Trong đó:
t: là lượng thời gian chạy để sản xuất 1 sản phẩm.
b: là biến phí sản xuất chung cho 1 giờ máy sản xuất.
Ghi chú: Biến động biến phí sản xuất chung không ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm sản xuất, nên biến phí sản xuất chung kế hoạch xác định bằng số lượng sản phẩm thực tế.
- Xác định đối tượng phân tích:
C = C1 – C0
- Xác định ảnh hưởng các nhân tố
+ Biến động lượng
Ct = qTT × bKH × (tTT - tKH)
+ Biến động giá
CG = qTT × tTT × (bTT - bKH)
* Phân tích biến động định phí sản xuất chung
- Xác định chỉ tiêu phân tích ĐPSXCKH = qKH × đKH BPSXCTT = qTT × đKH
đ: là định phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm.
Ghi chú: Biến động định phí sản xuất chung có ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm sản xuất, nên biến phí sản xuất chung kế hoạch xác định bằng số lượng sản phẩm kế hoạch.
- Xác định ảnh hưởng các nhân tố
+ Biến động lượng
Ct = - đKH × (qTT – qKH)
Do biến động của lượng sản phẩm sản xuất có quan hệ tỷ lệ nghịch với biến động của định phí sản xuất chung.
+ Biến động giá
CG = qTT × đTT – qKH × đKH
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thực tế từ phân xưởng sản xuất và phòng kế toán.
- Tham khảo sách và giáo trình có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu tình hình đơn vị thông qua quan sát thực tế và hỏi cán bộ đơn vị.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong toàn bộ luận văn em chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh (tuyệt đối và tương đối) số liệu. Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, cùng đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.
Phương pháp so sánh
- Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
- Phương pháp số tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Cụ thể trong luận văn em sử dụng phương pháp so sánh để phân tích biến động của các khoản mục chi phí và giá thành giữa thực tế các năm.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU - XÂY DỰNG 720
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
- Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU – XÂY DỰNG 720.
- Tên tiếng Anh: CONSTRUCTION MATERIAL JOINT STOCK COMPANY No 720.
- Tên viết tắt : CMC 720.
- Logo :
- Vốn điều lệ: 12.615.540.000 đồng.
- Trụ sở chính : đường Lê Hồng Phong, Q.Bình Thủy, Tp.Cần Thơ.
- Điện thoại : (071) 841 099 Fax: (071) 841 398.
- Một số sản phẩm của công ty
+ Gạch lát đường màu Tây Ban Nha (Ký hiệu : CM-1).
+ Gạch chữ I (Ký hiệu : CM-4).
+ Gạch ZicZắc mặt nhám (Ký hiệu: CM-11).
+ Gạch vạn thọ (Ký hiệu: CM-10).
+ Gạch lục giác trơn (Ký hiệu : CM-3).
+ Gạch đồng tiền (Ký hiệu : CM-7).
+ Xi măng PCB 30 & Xi măng PCB40.
+ Ngói chính kiểu 1: FUJI
+ Tấm đan ép máy.
+ Cửa giả gỗ.
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
- Công ty cổ phần vật liệu – xây dựng 720 tiền thân là công ty công trình 4/3 trực thuộc xí nghiệp liên hiệp công trình 4 – Bộ giao thông vận tải, được thành lập theo quyết định số 365/LĐTL/HC ngày 07/06/1976 của bộ giao thông vận tải trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị do Mỹ để lại gồm:
+ Mỏ đá Núi Sập – An Giang
+ Công ty VECCO – Cần Thơ
+ Trung tâm thí nghiệm vật liệu, địa chất công trình (AWHNTB – Miền
Tây)
+ Hãng RMK (Công ty Việt Nam Kỹ thuật và Xây cất)
- Ngày 20/04/1983, Công ty đổi tên thành Xí nghiệp cấu kiện công trình
giao thông 720.
- Ngày 26/12/1991, Công ty đổi tên thành Xí nghiệp đại tu đường bộ 720.
- Ngày 31/03/1993, Công ty đổi tên thành Công ty bê tông xi măng 720 với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, gia công lắp ráp kết cấu thép, vận chuyển vật liệu máy móc thiết bị, đại tu sửa chữa nâng cấp các loại công trình giao thông vận tải.
- Ngày 16/12/1997 theo Quyết định số 4803/1997/QĐ/TCCB-TĐ của Bộ Giao thông Vận tải, Công ty đổi tên thành “Công ty Vật liệu & Sửa chữa Công trình Giao thông 720” trực thuộc Khu Quản lý Đường bộ VII.
- Ngày 23/08/2002, Công ty Vật liệu & Sửa chữa Công trình Giao thông 720 chính thức được chuyển sang hình thức công ty cổ phần theo Quyết định số 2628/2002/QĐGTVT của Bộ Giao thông Vận tải. Đổi tên công ty thành “Công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720”.