Kế Toán Tập Hợp Và Phân Bổ Chi Phí Sản Xuất Chung


1.3.3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Khái niệm: Chi phí SX chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình SX ra SP, bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí khác liên quan đến hoạt động SX.

Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung

Đối với các chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ…trong phân xưởng thì cần phải phân bổ khoản chi phí này theo từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức thích hợp. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng có liên quan.

Các tiêu thức được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung như:

Phân bổ chi phí SX chung theo định mức.

Phân bổ chi phí SX chung theo giờ công SXKD định mức hoặc thực tế.

Phân bổ chi phí SX chung theo ca máy thi công.

Phân bổ chi phí SX chung theo chi phí nhân công.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phân bổ chi phí SX chung theo chi phí NVLTT, chi phí NCTT.

Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí ta thường sử dụng công thức sau:

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu - 4



Chi phí sản xuất thực

Mức phân bổ chi phí sản xuất chung

cho từng đối tượng

phát sinh trong kỳ

=

Tổng đơn vị của các đối tượng được phân bổ (tính theo tiêu thức

đã chọn)

Số đơn vị của từng x đối tượng (tính theo

tiêu thức đã chọn)


Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từ khác liên quan…

Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Nội dung và kết cấu của tài khoản này:

Bên Nợ: Chi phí SX chung phát sinh.

Bên Có: - Các khoản giảm chi phí SX chung.

- Kết chuyển chi phí SX chung.

TK 627 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.

TK 627 có 6 TK cấp 2:

- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.


- TK 6272: Chi phí vật liệu.

- TK 6273: Chi phí dụng cụ SX.

- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.

- TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.

- TK 6278: Chi phí khác bằng tiền.

Phương pháp hạch toán:

Lương phải trả cho NVPX, kế toán ghi: Nợ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng

Có TK 334- Phải trả CNV

Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của NVPX vào chi phí SX, ghi:

Nợ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 338- Phải trả-phải nộp khác

Xuất vật liệu cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 6272- Chi phí vật liệu

Có TK 152- Nguyên vật liệu

Xuất công cụ dụng cụ cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 142, 242, 627

Có TK 153- Công cụ, dụng cụ

Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX

Có TK- 214- Hao mòn TSCĐ

Chi phí điện, nước, điện thoại,…dùng ở bộ phận phân xưởng SX, ghi: Nợ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài

Có TK 331, 335, 111, 112

Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ dùng ở phân xưởng SX, kế toán ghi: Nợ TK 6278- Chi phí khác bằng tiền

Có TK 335- Chi phí phải trả

Phát sinh giảm chi phí SX chung, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138

Có TK 627- Chi phí SX chung

Cuối kỳ, tính và phân bổ chi phí SX chung, kế toán ghi: Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (chi phí SX chung cố định không phân bổ) Có TK 627- Chi phí SX chung


Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên


TK 334, 338

TK 627

TK 111,112,138

(1)

(7)

TK 142,152,153

TK 632

(2)

(8)

TK 214

(3)

TK 154

TK 111, 112,

335…

(9)

(4)

TK 111, 112

TK 133

(5)

(6)


Ghi chú:


(1): Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng (2): Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ

(3): Khấu hao TSCĐ

(4): Chi phí điện, nước, sửa chữa, thuê ngoài… (5): Thuế GTGT

(6): Chi phí bằng tiền khác

(7): Các khoản giảm chi phí sản xuất

(8): Chi phí sản xuất chung vượt trên mức bình thường (9): Kết chuyển chi phí sản xuất chung


1.3.3.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công

Khái niệm: Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy.

Phương pháp phân bổ chi phí sử dụng máy thi công

Do đặc điểm của ngành xây lắp, một máy thi công có thể sử dụng cho nhiều công trình trong một kỳ hạch toán. Vì vậy, cần phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng liên quan.

Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế.

Công thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công thường được sử dụng như sau:



Tổng chi phí sử dụng

Mức phân bổ chi

phí sử dụng máy = thi công

cho từng đối tượng

máy thi công phát sinh trong kỳ

Tổng tiêu thức phân bổ (dự toán chi phí sử dụng máy thi công, số ca máy

thi công qui đổi )

Tiêu thức phân bổ

x chi phí sử dụng máy thi công của từng

đối tượng


Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từ khác liên quan…

Tài khoản sử dụng: TK 623 “Chi phí máy thi công” Nội dung và kết cấu của tài khoản này:

Bên Nợ: Chi phí máy thi công phát sinh.

Bên Có: - Các khoản giảm chi phí máy thi công.

- Kết chuyển chi phí máy thi công.

TK 623 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.

TK 623 có 6 TK cấp 2:

- TK 6231: Chi phí nhân công.

- TK 6232: Chi phí vật liệu.

- TK 6233: Chi phí dụng cụ SX.

- TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công.

- TK 6237: Chi phí mua ngoài.

- TK 6238: Chi phí khác bằng tiền.

Phương pháp hạch toán:

Lương phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6231- Chi phí nhân công sử dụng máy


Có TK 334- Phải trả CNV

Xuất vật liệu phục vụ máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 6232- Chi phí vật liệu dùng cho xe, máy thi công Có TK 152- Nguyên vật liệu

Xuất công cụ, dụng cụ phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 142, 242, 623

Có TK 153- Công cụ, dụng cụ

Trích khấu hao TSCĐ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6234- Chi phí khấu hao xe, máy thi công

Có TK 214- Hao mòn TSCĐ

Chi phí điện, nước, điện thoại…phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài

Có TK 331, 335, 111, 112

Phát sinh giảm chi phí máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138

Có TK 623- Chi phí máy thi công

Cuối kỳ, tính và phân bổ chi phí máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường)

Có TK 623- Chi phí máy thi công


Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công theo phương pháp kê khai thường xuyên



TK 334

TK 623

TK 111,112, 138


(1)

(7)

TK 142,152,153

(2)

TK 632

(8)

TK 214

(3)

TK 154

TK 111, 112, 331…

(4)

(9)

TK 111, 112

TK 133


(5)

(6)

Ghi chú:

(1): Lương của công nhân điều khiển xe, máy thi công

(2): Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho xe, máy thi công (3): Chi phí khấu hao xe, máy thi công

(4): Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí điện, nước, sửa chữa, thuê ngoài… (5): Chi phí bằng tiền khác

(6): Thuế GTGT

(7): Các khoản giảm máy thi công

(8): Chi phí sử dụng máy thi công vượt mức bình thường (9): Kết chuyển chi phí máy thi công


1.3.3.5 Kế toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất xây lắp

1.3.3.5.1 Thiệt hại phá đi làm lại

Trong quá trình thi công có những công trình hoặc phần việc phải phá đi làm lại do thiên tai, hỏa hoạn, do lỗi bên giao thầu như sửa đổi thiết kế hoặc có thể do bên thi công gây ra.

Giá trị thiệt hại phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phải phá đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được.

Giá trị khối lượng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về chi phí NVL, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dùng để phá khối lượng đó.

Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau:

Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường.

Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ.

Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được.

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán thiệt hại phá đi làm lại trong quá trình sản xuất


TK 154

TK 632


(2)

TK 152, 111

(3)

TK 138 (1388), 334

(1)

(4)

TK 1381

(7)

(5)

(6)

TK 811

(8)

(9)


Ghi chú:

(1): Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC

(2): Giá trị thiệt hại do bên giao thầu gây ra (3): Giá trị phế liệu thu hồi giảm thiệt hại (4): Giá trị thiệt hại bắt bồi thường

(5): Thiệt hại đang chờ xử lý (6): Xử lý giá trị thiệt hại (7): Bắt bồi thường

(8): Lỗ bất thường

(9): Giá trị thiệt hại tính vào khoản lỗ bất thường


1.3.3.5.2 Thiệt hại ngừng sản xuất

Thiệt hại ngừng sản xuất là những thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định, có thể do thời tiết, do tình hình cung cấp NVL, máy móc thi công và các nguyên nhân khác gây ra.

Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên, nhiên vật liệu, chi phí phát sinh trong quá trình ngừng sản xuất.

Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, doanh nghiệp phải lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với chi phí thực tế đã phát sinh. Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí