TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU - XÂY DỰNG 720 THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 thành phố Cần Thơ - 2
- Đánh Giá Và Điều Chỉnh Các Khoản Giảm Giá Thành
- Phân Tích Biến Động Chi Phí Theo Từng Khoản Mục
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Giáo viên hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:
ThS. ĐÀM THỊ PHONG BA NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
MSSV: 4053632
Lớp: Kế toán tổng hợp K31
Cần Thơ - 2009
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ để tiến đến hội nhập với nền kinh tế thế giới, thì sự cạnh tranh khốc liệt là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi. Đó không chỉ là sự cạnh tranh trong phạm vi các doanh nghiệp trong nước, mà còn mở rộng trên toàn thế giới. Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, để bắt kịp và thích nghi với sự vận động không ngừng ấy, doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt về sản xuất và kinh doanh. Trong đó, thì chất lượng và giá cả là 2 yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu. Ta có thể thấy rõ rằng, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân, đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật… Tất cả đều nhằm mục đích là lựa chọn yếu tố đầu vào sao cho phù hợp để tạo sản phẩm đầu ra tốt, chất lượng cao với chi phí và giá thành hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Chính vì thế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục và quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua chỉ tiêu chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân biến động chi phí và giá thành là do đâu và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng không những với mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Đặc biệt, trong tình hình nền kinh tế toàn cầu năm 2009 được dự báo sẽ có nhiều biến động và suy thoái, thì vấn đề quản lý chi phí lại càng trở thành một vấn đề cấp bách.
Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 TP Cần Thơ”.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với thị trường. Các doanh nghiệp cần nắm bắt thị trường để quyết định vấn đề then chốt là sản xuất cái gì, cho ai, với chi phí bao nhiêu và giá thành như thế nào là phù hợp?
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ giữa ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn. Khi quyết định sản xuất một sản phẩm nào đó đều cần tính đến khối lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần tập hợp chính xác và đầy đủ chi phí sản xuất. Những biến động thay đổi của giá thành đều là biểu hiện kết quả của việc sử dụng nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị, tiền vốn … Nó phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí của doanh nghiệp. Khả năng ứng xử giá linh hoạt, tính toán chính xác chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp.
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Hiện nay, thành phố Cần Thơ đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành đô thị loại một vào năm 2010. Muốn như vậy, thành phố phải không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục… Trong đó, kinh tế là một trong những nhân tố quyết định. Bất cứ tr ên một quốc gia hay lãnh thổ nào, khi nói đến phát triển kinh tế không thể không nói tới vai trò của các doanh nghiệp. Muốn có một nền kinh tế mạnh thì phải có khu vực doanh nghiệp phát triển. Đây l à một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để có thể tự đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn. Kế toán chi phí cung cấp thông tin cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt nó giúp cho nhà quản trị nắm bắt và phân tích tình hình sản xuất một
cách chính xác, kịp thời. Từ đó, nhà quản trị có thể đề ra những điều chỉnh, biện pháp hữu hiệu và quy định phù hợp cho sự phát triển sản xuất.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 TP Cần thơ. Từ đó, đề ra một số biện pháp nhằm quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất mang lại lợi nhuận tối ưu cho Cty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung đã đề ra, ta có những mục tiêu cụ thể sau:
- Khái quát thực trạng và hoạt động của đơn vị.
- Tập hợp các chi phí sản xuất theo từng khoản mục và hạch toán tính giá thành sản phẩm.
- Phân tích biến động chi phí và giá thành.
- Nhận xét về biến động chi phí và giá thành để tìm giải pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Nhận xét về biến động chi phí và giá thành để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: trong phạm vi Cty CP vật liệu xây dựng 720 TP Cần Thơ.
- Thời gian: từ ngày 02/02/2009 đến 25/04/2009.
- Đối tượng nghiên cứu: chỉ nghiên cứu việc hạch toán chi phí (bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành sản phẩm của hai loại: xi măng PCB.40 và xi măng PCB.30 từ năm 2006-2008. Đồng thời, phân tích biến động chi phí và giá thành sản phẩm của 2 loại xi măng trên.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Sinh viên Trương Ngọc Diễm Thuý (2004). Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái. Nội dung luận văn hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm. Từ đó, tìm biện pháp giảm chi phí. Đề tài trên khác đề tài của em ở điểm, nó không phân tích biến động chi phí và giá thành.
- Sinh viên Trình Quốc Việt (2005). Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược phẩm An Giang. Nội dung luận văn là tìm hiểu các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm và cách tính chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của đơn vị. Từ đó đưa ra biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Đề tài trên khác với đề tài của em ở điểm nó không phân tích sự biến động chi phí và giá thành kế hoạch với thực tế, giữa thực tế thực hiện qua các kỳ.
- Nguyễn Anh Khoa (2008). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính của Cty cổ phần vật liệu xây dựng 720”. Nội dung luận văn là phân tích tình hình tài chính của Cty thông qua báo cáo tài chính và một số tỷ số tài chính. Đề tài cung cấp cho em thông tin khái quát về cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính và kinh doanh của Cty cổ phần vật liệu xây dựng 720.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, mục đích kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm
Kế toán chi phí là một lãnh vực của kế toán có liên quan chủ yếu với việc ghi chép và phân tích các khoản mục chi phí và dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch. Đôi khi kế toán chi phí còn được gọi là kế toán quản trị vì nó cung cấp thông tin phục vụ cho chức năng quản trị, trong đó chủ yếu cho chức năng kiểm soát và đánh giá chi phí kinh doanh cả quá khứ và tương lai.
2.1.1.2 Mục đích
- Phục vụ cho việc đề ra các chiến lược tổng quát và kế hoạch dài hạn bao gồm quá trình phát triển đầu tư vào sản phẩm mới và đầu tư tài chính cho tài sản hữu hình, vô hình . . .
- Cung cấp thông tin liên quan đến các giai đoạn phân bổ nguồn lực nh ư sản phẩm, trọng tâm khách hàng và định giá, thường được thực hiện qua các báo cáo về khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ, khách hàng, kênh phân phối…
- Phục vụ cho việc lập kế hoạch chi phí và kiểm soát chi phí của các mặt hoạt động được thực hiện qua các báo cáo về các khoản thu, chi và trách nhiệm của các bộ phận và những khu vực chịu trách nhiệm khác.
- Đo lường kết quả và đánh giá con người bằng việc so sánh kết quả thực tế với kế hoạch dựa vào các thước đo tài chính và phi tài chính.
- Thỏa mãn các quy định và yêu cầu pháp lý, các quy định và chế độ thường ấn định các phương pháp kế toán phải tuân thủ.
2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành
2.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất …) và thời kỳ chi phí phát sinh (trong kỳ hay kỳ trước) để ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B)
Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
+ Địa bàn sản xuất.
+ Cơ cấu tổ chức.
+ Tính chất, quy trình công nghệ sản xuất.
+ Loại hình sản xuất.
+ Đặc điểm sản phẩm.
+ Yêu cầu quản lý.
+ Trình độ và phương tiện của kế toán.
2.1.2.2 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành có thể dựa vào:
+ Quy trình công nghệ sản xuất.
+ Đặc điểm sản phẩm.
+ Yêu cầu quản lý.
+ Trình độ và phương tiện của kế toán.
Mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất:
+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính
giá thành sản phẩm.
+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm.
+ Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm.
2.1.2.3 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể xác định khác nhau.
Việc xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc báo cáo kế toán, ra quyết định và đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời kỳ.
Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm.
2.1.3 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế có thể trình bày qua các bước cơ bản sau:
- Bước 1: xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
- Bước 2: tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí
- Bước 3: tổng hợp chi phí sản xuất.
- Bước 4: tính tổng giá thành, giá thành đơn vị từng sản phẩm.
2.1.4 Phân loại chi phí và xác định giá thành sản phẩm
2.1.4.1 Phân loại chi phí
a/ Khái niệm
Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Phát sinh một cách khách quan.
- Luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất.
- Gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình kinh doanh.
- Được xem là một trong những chỉ tiêu để đáng giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.