b/ Phân loại chi phí
* Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí: cho biết tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố.
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: là tiên lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả công nhân viên chức trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê mặt bằng …
- Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí nói trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị . . .
* Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: gồm 2 loại chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp.
2.1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm
a/ Khái niệm
Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, đơn vị thành phẩm. Giá thành phản ánh hiệu quả sản xuất và phục vụ sản xuất.
Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm | |
Cùng nội dung kinh tế: hao phí của các nguồn lực | |
Liên quan với thời kỳ sản xuất. | Liên quan với khối lượng sản phẩm. |
Riêng biệt của từng kỳ sản xuất. | Có thể là chi phí sản xuất của nhiều kỳ. |
Liên quan với thành phẩm, sản phẩm dở dang. | Liên quan với thành phẩm. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 thành phố Cần Thơ - 1
- Đánh Giá Và Điều Chỉnh Các Khoản Giảm Giá Thành
- Phân Tích Biến Động Chi Phí Theo Từng Khoản Mục
- Nhiệm Vụ, Chức Năng, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
b/ Phân loại giá thành
* Phân loại giá thành theo thời điểm xác định
- Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất, cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức.
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức.
- Giá thành thực tế: là giá thành được tính sau khi sản xuất hoàn thành, theo chi phí sản xuất thực tế.
* Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành
- Giá thành sản xuất: chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng thành phẩm.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của khối lượng thành phẩm tiêu thụ.
2.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp
a/ Khái niệm
Chi phí NVL trực tiếp là biểu hiện bằng tiền của những nguyên liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm và nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc để cùng kết hợp với NVL chính để sản xuất ra sản phẩm hay làm tăng chất lượng sản phẩm.
Chi phí NVL trực tiếp phát sinh có thể liên quan tực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nguyên vật liệu chính, hoặc có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí như NVL phụ, nhiên liệu …
b/ Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho (02-VT).
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (07-VT).
c/ Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản 621 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất.
TK152 TK621
(1)
TK111,112,331
(2)
Hình 1: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP.
(1) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất từ kho.
(2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp mua ngoài xuất dùng trực tiếp không nhập kho.
2.1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công (NC) trực tiếp
a/ Khái niệm
Chi phí NC trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH của công nhân trực tiếp chế tạo ra sản phẩm.
Chi phí NC trực tiếp có thể liên quan trực tiếp từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí.
b/ Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công (01a-LĐTL).
- Bảng chấm công làm thêm giờ (01-LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL).
- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành (05-LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (06-LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài giờ (07-LĐTL).
- Hợp đồng giao khoán (08-LĐTL).
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (09-LĐTL).
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL).
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (11-LĐTL).
c/ Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK334
TK622
(1)
TK338
(2)
TK335
(3)
TK142
(4)
Hình 2: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP.
(1) Tập hợp chi phí tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất.
(2) Trích các khoản KPCĐ, BHYT, BHXH tính vào chi phí.
(3) Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.
(4) Nếu doanh nghiệp phân bổ khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, khi phát sinh phán ánh vào tài khoản142 và sau đó định kỳ phân bổ vào tài khoản 622.
2.1.5.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (SXC)
a/ Khái niệm
Chi phí SXC là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung:
- Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng.
- Chi phí NVL dùng cho máy móc, thiết bị.
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất.
xuất.
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong sản
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất.
b/ Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho.
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Bảng phân bổ tiền lương.
- Bảng phân bổ khấu hao.
- Hoá đơn dịch vụ.
c/ Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
TK334, 338 TK627
(1)
TK152
(2)
TK 153
(3)
TK214
(4)
TK 331
(5)
TK 111, 112
(6)
TK335
(7)
TK142, 242
(8)
Hình 3: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG.
(1) Tập hợp chi phí tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT của bộ phận quản lý, phục vụ sản xuất.
(2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu liên quan đến quản lý, phục vụ quản lý.
(3) Tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ dùng trực tiếp sản xuất, quản lý phục vụ sản xuất.
(4) Tập hợp chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định dùng sản xuất, phục vụ sản xuất.
(5) Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan phục vụ sản xuất.
(6) Tập hợp chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ sản xuất.
(7) Trích trước chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất.
(8) Phân bổ chi phí sản xuất liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất.
2.1.6 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.6.1 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế
Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế cần thực hiện 2 bước sau:
- Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí sản xuất thực tế.
- Tổng hợp chi phí thực tế theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm.
a/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
Tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ cho từng đối t ượng liên quan để tính giá thành theo chi phí thực tế đã phát sinh sau khi trừ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.
b/ Chi phí sản xuất chung
- Biến phí sản xuất chung: được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh sau khi trừ phần biến phí vượt trên mức bình thường.
- Định phí sản xuất chung: được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên mức công suất bình thường của máy móc sản xuất.
+ Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường, thì định phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
+ Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường, thì định phí sản xuất chung được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần định phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ và được hạch toán vào TK 632. Phần định phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến được tính như sau: