Tóm Tắt Các Chi Phí Của Sản Phẩm Không Xuất Đi


mục thứ ba là những hoạt động bột giấy hóa nhiệt cơ học.

2.4.1. Sản xuất sản phẩm phi thương mại

Nhà máy giấy Mackenzie sản xuất 180.146 tấn giấy in báo và tổng chi phí sản xuất là 562.51 $/ tấn (bảng 2.5). Chi phí không liên quan đến sản xuất sản phẩm phi thương mại là tổng tiền lương, quản lý lao động, chăm sóc lao động và trợ cấp. Tổng chi phí cho các chi phí từ thông tin chi phí cố định là 20.993.169 hoặc 116.54$/tấn (bảng 2.5). Vào cuối chu kỳ sản xuất, một số chi phí này được tính vào sản phẩm phi thương mại tại các chi phí chế biến tương tự như sản phẩm thương mại. Nếu dòng chất thải của sản phẩm phi thương mại có thể ước tính được, chi phí chế biến sẽ là 116.54$ nhân với sản lượng ước tính của sản phẩm phi thương mại, trừ đi 352.820$ đã được xem xét cho hoạt động nhà máy xử lý nước thải.

2.4.2. Bùn thải

Chi phí xử lý bùn thải cho 5.219 tấn. Các chi phí tạo ra bùn thải trong nhà máy xử lý nước thải được tính trong loại chi phí thứ nhất ở trên. Ngoài ra, giá trị mua nguyên vật liệu là 5.219 tấn được tính vào trong chi phí loại 3. Giả định rằng, hầu hết các chi phí chế biến đều được diễn ra ở gia đoạn nghiền và xử lý phoi (xem phụ lục 6), lao động và chi phí hành chính cần phải được tính toán để xác định chi phí này. Các chi phí lao động sản xuất ra bột giấy. Bột hóa chất là 3.709.501$ hoặc 20.59$/tấn. Ước tính sơ bộ thì chi phí lao động như vậy sẽ là 107.468$ (20.59$/tấn *5219). Ngoài chi phí lao động là chi phí tiền lương của ban quản lý. Khoản chi phí này không ước tính được.

2.4.3. Hoạt động nghiền bột hóa chất cơ học

Chi phí của hoạt động này được cho là: 32.74 $/tấn. Thời gian tiêu tốn cho hoạt động liên quan đến nước trong hoạt động này không được ghi lại. Chi phí phòng ban là 5.895.709$, trong đó tiền lương, quỹ lương và trợ cấp là 3.753.501$. Nhân viên của công ty ước tính cho chi phí chất lượng nước khoảng dưới 5%. Do đó sẽ cho chi phí không quá 185.475$.

2.4.4. Tóm tắt các chi phí của sản phẩm không xuất đi

Việc quản lý và chi phí lao động của sản phẩm không xuất đi ít nhất là 292.943$, và được tóm tắt dưới đây:


Sản phẩm khó bán

(không có)

Xử lý bùn thải (5219 tấn)

>107.468$

Xử lý chất lượng nước

>185.475$

Khác (không ước tính)

>0$

Tổng

>292.943$

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Kế hoạch quản lý môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học Việt Nam - 10

3. Loại 5: Doanh thu môi trường

Không có doanh thu môi trường được xác định cho Nhà máy giấy Mackenzie

4. Kết luận

Chi phí môi trường từ báo cáo tài chính cho thấy chúng được xếp theo thứ tự hoặc 2.196.838$. Ứng dụng trong cấu trúc EMA cho biết ước tính chi phí theo tỷ lệ và thận trọng là 4.858.753$. Phân tích phí tổn như sau:

1. xử lý chất thải và chi phí xử lý chất thải

3.348.902$

2. Công tác phòng chống và chi phí xử lý môi trường

270.109$

3. Giá trị mua nguyên vật liệu của đầu ra phi sản phẩm

946.799$

4. Chi phí chế biến của đầu ra phi sản phẩm

292.943$

5. Doanh thu môi trường

(0$)

Tổng

4.858.753$

Ứng dụng khuôn khổ EMA cho thấy cái nhìn toàn diện trên trong các chi phí môi trường và lợi ích không được ghi nhận trong việc ra quyết định của công ty. Điều quan trọng trong kết quả là chi phí môi trường trong cấu trúc EMA ít nhất và thấp hơn hai lần so với con số đưa trong báo cáo. Điều này củng cố quan điểm của phương pháp EMA là chi phí môi trường cao hơn mức xem xét và rõ ràng rằng nhiều chi phí và lợi ích môi trường quan trọng bị giấu đi [3, 5, 8-9, 11-13].

Qua các kinh nghiệm thực tế của các quốc gia khác nhau cho thấy chi phí môi trường thực tế thường cao hơn chi phí mà doanh nghiệp ước tính, các doanh nghiệp khó có thể đánh giá chính xác chi phí môi trường. Sử dụng các chỉ số hiệu quả sinh thái đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể là nâng cao tính bền vững trong kinh doanh. Từ những bài học của các quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm thấy hướng đi đúng để phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường.


CHƯƠNG III‌

CÁC GIẢI PHÁP TỪ MỘT SỐ BÀI HỌC QUỐC TẾ CHO KẾ TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1. Bước đầu thực hiện Kế toán Quản lý Môi trường ở Việt Nam

EMA được thảo luận chính thức đầu tiên trên diễn đàn quốc tế vào năm 1998 tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Phát triển bền vững. Kể từ đó đến nay, EMA đã được phổ biến tại rất nhiều quốc gia và đã áp dụng tại hàng trăm doanh nghiệp trên thế giới.

Trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là Dự án "Hạch toán Quản lý Môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á" (EMA-SEA) tại 4 nước Thái Lan, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam từ tháng 11/2003 đến tháng 08/2007. Dự án tập trung vào việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng EMA cho các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan tại các nước để sau khi kết thúc dự án có thể nhân rộng việc nghiên cứu và phổ biến EMA cho các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững.

EMA ở Việt Nam là tương đối mới, ở giai đoạn khởi đầu và phát triển. EMA được phát triển bởi việc nhà nước kết hợp với các trung tâm sản xuất sạch mở ra các khóa tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. EMA được thí điểm ở một số công ty - một phần hoạt động dự án EMA–SEA “Hạch toán Quản lý Môi Trường trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước Đông Nam Á”.

Giai đoạn đầu EMA như một công cụ phân tích kinh tế hiệu quả của dự án sản xuất sạch hơn ở Việt Nam. Các dự án sản xuất sạch hơn đã tăng lên đáng kể, điển hình là ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có đến gần 20 dự án được thực thi, xếp thứ hai là Hà Nội với gần 15 dự án. Dự án CP đã cho khoản tiết kiệm hàng năm lên đến: ví dụ như ngành dệt may từ 2.800 lên 73.000 USD/ năm, giấy: 91.000 –

151.000 USD/year, thực phẩm 6.700 – 24.600 USD/year, luyện kim: 9.900 – 261.600 USD/year.

Thực hiện EMA ở Việt Nam có những rào cản nhất định khiến cho doanh nghiệp khó có thể đầu tư vào EMA. Do chính phủ chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh EMA, đồng thời chưa khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng EMA, hơn nữa


trở ngại về chính sách luôn là điều mà khiến cho doanh nghiệp e dè. Để thực hiện EMA không đơn giản là việc thay đổi, xem xét lại cách nhìn nhận về chi phí môi trường mà là nguồn tài chính của doanh nghiệp có đủ để thực hiện EMA hay không. Do EMA mới được biết đến ở Việt Nam nên đội ngũ nhân lực về EMA chưa được đào tạo bài bản về chất lượng cũng như cung nhân lực về ngành này. Hệ thống kế toán hiện tại khó có thể thay đổi do cách làm quen thuộc và chưa có cái nhìn bao quát về vấn đề mới. Thêm vào đó là việc áp dụng EMA (dự án thí điểm) khiến cho doanh nghiệp còn lúng túng, thiếu thời gian và khó khăn trong phân bổ chi phí quản lý chất thải. Việc chi phí quản lý chất thải nằm trong nhiều giai đoạn, quy trình có thể bị bỏ qua hoặc bị chồng ghép là điều dễ dàng xảy ra. Trong khi đó, chưa có sự tiêu chuẩn hóa khiến cho mâu thuẫn trong cách thức thực hiện kế toán thông thường và thực hiện EMA.

Những đánh giá thực hiện chương trình thử nghiệm EMA ở Việt Nam trong những năm qua:

- Chi phí thực sự của các sản phẩm chênh lệch so với cách kế toán của doanh nghiệp;

- Chi phí thực sự của sản phẩm là tăng lên hay giảm đi so với cách tính và hạch toán truyền thống của doanh nghiệp;

- Lượng chất thải của mỗi loại sản phẩm và ở mỗi khâu cũng khác nhau;

- Quá trình tạo ra nhiều chất thải lại được kế toán tương tự như quá trình tạo ra ít chất thải. Do đó cần phải có sự phân bổ chi phí hợp lý;

- Xác định được sản phẩm chiếm tỷ lệ chi phí môi trường nhiều nhất trong tổng chi phí môi trường và giá thành.

Do những hạn chế nhất định khi thực hiện EMA nên chính phủ và cộng đồng và chính cả bản thân doanh nghiệp cần có nỗ lực để thực hiện EMA.

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp EMA trong các doanh nghiệp.

Các công ty thường coi nhẹ chi phí môi trường và cho rằng nó không tác động đáng kể lên chi phí hay giá thành chung của sản phẩm. Chi phí môi trường như một tảng băng ngầm, nó bị che giấu đi và chỉ thấy một phần rất nhỏ là xử lý và thải


bỏ. Mà không thấy hết được các khoản chi phí trong doanh nghiệp như: quản lý chất thải, chi phí khắc phục chất thải, đào tạo, khoản lệ phí, chi phí khắc phục những hậu quả trong tương lai hoặc chi phí bồi thường, các rủi ro gặp phải bởi sự thay đổi quy định trong tương lai, chiến lược và văn hóa doanh nghiệp, các mối quan hệ với khách hàng, nhà đầu tư, người đi vay…. Nhưng chính chi phí môi trường lại là một yếu tố đáng kể cấu thành lên giá thành sản phẩm và hình ảnh của công ty. Hơn hết doanh nghiệp phải khắc phục môi trường mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong tương lai như: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm đất, nước và không khí, tác động đến sức khỏe con người, tiếng ồn, thẩm mỹ…. Bằng cách nhận dạng và kiểm soát các loại chi phí môi trường, các hệ thống của EMA có thể hỗ trợ các nhà quản lý môi trường cân bằng các dự án sản xuất sạch hơn và tìm ra những cách mới để tiết kiệm tiền của và cải thiện hoạt động môi trường cùng lúc.

Để sử dụng phương pháp EMA thì doanh nghiệp cần phải làm những gì? Tích hợp EMA với công cụ nào để có lợi cho môi trường và kinh tế. Từ bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, có thể đưa ra một số giải pháp, cách làm như sau:

2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện EMA cụ thể.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững, việc thực hiện EMA đem lại cơ hội tốt cho doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình. Nên doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác trong nội bộ tổ chức cũng như trong sản xuất để đưa ra những biện pháp áp dụng thích hợp nhất.

Trước khi thực hiện EMA cần phải xem xét điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường:

- Các tác động của môi trường lên ngành sản xuất (bao gồm cả đơn vị vận tải, đơn vị sản xuất năng lượng…), các tác động kinh tế có liên quan đến tác động môi trường;

- Xác định những yếu tố có sẵn để cải thiện hiệu suất kinh tế và môi trường của công ty để phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái;

Nếu thực hiện EMA, doanh nghiệp nên xem xét điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống kế toán hiện tại trước khi thay đổi và sử dụng EMA. Hệ thống kế toán hiện


tại cũng rất hữu ích để xây dựng các biểu đồ dòng chảy hoặc các loại biểu đồ để phân bổ và xử lý chi phí.

Sau đó lên kế hoạch các bước thực hiện EMA:

- Cam kết của ban lãnh đạo công ty cho mục đích bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế;

- Lập kế hoạch, xác định mục tiêu và tổ chức thực hiện chương trình;

- Đánh giá (kiểm tra các quy trình sản xuất và trang thiết bị của công ty, phát triển cân đối vật liệu cho quá trình và thiết bị, phân tích và đánh giá thông tin, lựa chọn sản phẩm);

- Nghiên cứu tính khả thi của các mục đã chọn (kỹ thuật đánh giá, thẩm định môi trường và đánh giá kinh tế);

- Phân tích đầu tư (mua sắm thiết bị, thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ…);

- Phân tích tình trạng kinh tế của công ty (trong báo cáo kinh doanh, phân tích bảng cân đối kế toán, phân tích các chỉ số kinh tế);

- Triển khai chương trình;

- Giám sát thực hiện, theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả thực tế, kết luận và giải pháp.

Bước đánh giá các trang thiết bị là quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải xem xét, đánh giá các thiết bị môi trường hiện tại trong chính công ty. Trang thiết bị là một phần thiết yếu trong việc xây dựng hệ thống môi trường cũng như thực hiện EMA. Thiết bị có thể đi kèm theo luôn dây chuyền sản xuất hoặc tách rời. Do đó, tùy từng trường hợp mà tính khấu hao. Thay thế các trang thiết bị công nghệ cũ bằng công nghệ mới có thể giảm thiểu được những tác hại gây ra cho môi trường xung quanh.

2.2. Tích hợp EMA với các công cụ quản lý môi trường khác.

Để đem lại lợi nhuận cao nhất, cần phải tích hợp công cụ EMA với các công cụ quản lý môi trường khác. EMA sẽ làm tăng lợi ích thông qua việc sử dụng hệ thống quản lý môi trường EMS kết hợp với sản xuất sạch hơn CP và việc lập báo


cáo môi trường để xác định lợi nhuận tài chính cũng như rủi ro tài chính và kinh doanh.

Trong giai đoạn lên kế hoạch của hệ thống quản lý môi trường, đánh giá các yếu tố môi trường thông qua hệ thống tiêu chuẩn ISO 4001. Các công ty nên:

- Xác định các yếu tố có tác động lên môi trường và

- Xác định mức độ quan trọng của mỗi yếu tố trên.

Khi thiết lập và đánh giá các mục tiêu của mình, một tổ chức nên xem xét cả những yêu cầu pháp lý và những yêu cầu khác cùng các yếu tố môi trường quan trọng, các lựa chọn về mặt công nghệ, khả năng tài chính, những yêu cầu trong doanh nghiệp và hoạt động, quan điểm của những đối tác quan tâm.

Ngay sau khi hoàn thành bảng phân tích chi tiết về sản xuất sạch hơn, những phân tích đầu vào/ đầu ra và phân tích luồng nguyên liệu thì bắt đầu xây dựng EMA. Trong các công ty không có hệ thống kế toán môi trường và hệ thống kiểm soát môi trường được thực hiện tốt. Nhất là trong các công ty vừa và nhỏ, nếu không có cả CPA và EMA, các công ty cần thực hiện CPA trước EMA, nhất là khi công ty không có được dữ liệu chính xác về quy trình.

Công ty sử dụng các chỉ số hiệu quả môi trường để đánh giá, phân tích dòng nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra để cho thấy hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

Các công ty đưa tính toán lợi nhuận và chi phí tài chính của hoạt động môi trường vào bản đánh giá và báo cáo về hoạt động môi trường. Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về tác động của môi trường lên hoạt động kinh doanh.

2.3. Đánh giá các yếu tố môi trường của doanh nghiệp tác động lên xã

hội.

Hoạt động sản xuất hay bất cứ hoạt động nào đem lại cho xã hội nhiều lợi ích

về mặt kinh tế, nhưng xét về yếu tố môi trường, nó có thể đem lại các yếu tố tốt và xấu. Sử dụng phương pháp EMA mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường. Các doanh nghiệp nên xem xét kỹ các yếu tố môi trường của công ty tác động lên xã hội khi thực hiện EMA như trong các công ty áp dụng CP ở Lithiuania như sau:


- Địa điểm của dự án ví dụ như trung tâm dân số, sử dụng đất nhạy cảm địa phương và các nguồn ô nhiễm hiện tại;

- Phân loại ô nhiễm (không khí, nước mặt, nước ngầm, chất thải nguy

hại…);


- Quy mô tác động ô nhiễm đối với môi trường;

- Ảnh hưởng việc ô nhiễm bao gồm cả độc tính có thể cho sức khoẻ con

người, có thể tác động về biến đổi khí hậu, và thiệt hại cho hệ sinh thái tự nhiên và môi trường sống.

Việc xác định các yếu tố môi trường của doanh nghiệp lên xã hội nhằm làm rõ và cung cấp thông tin chính xác và khách quan hơn. Khi thực hiện EMA, đánh giá tác động giúp cho doanh nghiệp sẽ có hành động và phương hướng cụ thể để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải đề ra các phương hướng nhằm giảm thiểu tác động lên môi trường xã hội. Đồng thời xem xét các nhân tố khách quan nhằm có biện pháp phòng chống và giảm thiểu rủi ro.

2.4. Sử dụng hiệu quả sinh thái để đánh giá và phát triển kinh tế bền

vững.

Sử dụng công cụ hiệu quả sinh thái kết hợp với EMA nhằm giúp các doanh

nghiệp định hướng phát triển bền vững trong kinh doanh, nâng cao hiệu suất môi trường và hiệu quả kinh tế cao. Định hướng đầu tư hiệu quả sinh thái để phục vụ quá trình ra quyết định tốt hơn của nhà quản lý.

Trước khi đưa ra bản kế hoạch áp dụng EMA, các công ty cần tính toán, sử dụng các chỉ số hiệu quả sinh thái để đánh giá dự án đầu tư và phát triển kinh tế bền vững.

Bước 1: Sử dụng kế toán quản lý để hạch toán tài chính trong doanh nghiệp.

Nguồn vốn mà doanh nghiệp đầu tư phát triển có thực sự hiệu quả cao hay không.

Bước 2: Hạch toán sinh thái nội bộ để quản lý các chỉ số môi trường, các yếu tố chỉ thị để biết được hiệu quả hoạt động môi trường ra sao.

Bước 3: Sử dụng ma trận BCG để xem xét doanh nghiệp đang ở vị trí nào trong ma trận. Do đó, doanh nghiệp sẽ có bước hành động đúng đắn – có thể là đầu tư thêm vốn, hoặc rút lui, hoặc duy trì.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí