Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Lê Văn Trường


HỢP TÁC VĂN HOÁ, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ 1992 ĐẾN 2017)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Lê Văn Trường


HỢP TÁC VĂN HOÁ, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ 1992 ĐẾN 2017)


Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số: 82 29 013


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. NGÔ CHƠN TUỆ

2. TS. TRỊNH TIẾN THUẬN


Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản (từ 1992 đến 2017)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.‌

Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018


Lê Văn Trường


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Lịch sử và Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.‌

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, với lòng biết ơn sau sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Chơn Tuệ và TS. Trịnh Tiến Thuận – hai người thầy, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của Quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018


Lê Văn Trường

MỤC LỤC‌

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN VỀ

GIÁO DỤC, VĂN HÓA 11

1.1. Khái niệm văn hóa và giao lưu văn hóa 11

1.1.1. Khái niệm văn hóa 11

1.1.2. Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa 13

1.2. Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam – Nhật Bản về văn hóa, giáo dục 15

1.2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội Việt Nam 15

1.2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội Nhật Bản 19

1.3. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 26

1.3.1. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ 1973 đến 1991 26

1.3.2. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản từ 1992 đến 2017 27

1.3.3. Các mốc lớn trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 30

Chương 2. HỢP TÁC VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN 36

2.1. Giao lưu văn hóa - nghệ thuật 36

2.2. Viện trợ văn hóa của Nhật Bản cho Việt Nam 44

2.3. Các hoạt động hợp tác bản tồn văn hoá truyền thống của Việt Nam giữa

Việt Nam và Nhật Bản 47

2.3.1. Hỗ trợ bảo tồn các di tích tại Huế 47

2.3.2. Hỗ trợ bảo tồn Nhã nhạc Việt Nam 49

2.3.3. Hỗ trợ Bảo tàng dân tộc học Việt Nam 50

2.3.4. Hỗ trợ thiết bị bảo tồn Di tích Hoàng thành Thăng Long 51

2.4. Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản 53

2.4.1. Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản 53

2.4.1. Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam 61

2.5. Người Việt Nam tại Nhật Bản và người Nhật Bản tại Việt Nam 68

2.5.1. Người Việt Nam học tập, sinh sống tại Nhật Bản 68

2.5.2. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản 70

2.6. Người Nhật Bản học tập, sinh sống tại Việt Nam 71

Chương 3. HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM – NHẬT BẢN 75

3.1. Hợp tác giảng dạy tiếng Việt tại Nhật Bản 75

3.2. Hợp tác giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam 76

3.2.1. Chương trình giảng dạy tiếng Nhật 76

3.2.2. Chương trình cộng sự tiếng Nhật 77

3.3. Hợp tác giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực 82

3.3.1. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản 82

3.3.2. Trường Đại học Việt – Nhật 85

3.3.3. Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lý điều dưỡng 86

3.4. Hợp tác nghiên cứu khoa học 87

3.4.1. Khoa học công nghệ 87

3.4.1. Nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản 89

3.4.2. Nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam 89

3.5. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn 93

3.5.1. Trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử - khảo cổ học 93

3.5.2. Dịch thuật và nghiên cứu văn học. 95

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU‌

Bảng 1.1. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong

năm 2017 16

Bảng 1.2. Các sự kiện chính trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 30

Bảng 2.1. Thống kê nhóm 5 cộng đồng có số người nước ngoài cao nhất

tại Nhật Bản năm 2017 69

Bảng 2.2. Thống kê số người Việt Nam tại Nhật giai đoạn 2007 đến 2017 69

Bảng 3.1. Thống kê số lượng lưu học sinh một số nước tại Nhật Bản

năm 2014 và 2015 83

Bảng 3.2. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật năm 2008 và năm 2016 84

Bảng 3.3. Thống kê số bài viết về văn hoá Nhật Bản trên Tạp chí nghiên

cứu Đông Bắc Á (tính đến tháng 3/2015). 92


MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mạnh mẽ. Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu thế chung. Giao lưu Việt Nam – Nhật Bản đã có từ thế kỷ XVI – XVII, trong khuynh hướng mở rộng và phát triển thương mại quốc tế, quan hệ giữa hai nước đã diễn ra trên các lĩnh vực đối ngoại, kinh tế, xã hội, văn hóa. Lúc bấy giờ hoạt động của thương nhân Nhật Bản nhộn nhịp ở Phố Hiến, Hội An. Cho đến nay, mối quan hệ giữa hai nước còn để lại nhiều dấu ấn và kỷ vật có giá trị, như 62 bức văn thư trao đổi giữa chính quyền Mạc phủ và các Chúa Trịnh, Nguyễn; mộ người Nhật ở Hội An và bia “Phổ Đà Sơn linh Trung Phật” ghi tên những Nhật kiều đóng góp tiền, bạc, công đức xây chùa Phổ Đà (1640)… Đó là một trong những dấu tích còn lại trên thế giới và Đông Nam Á được bảo tồn ở những nơi mà người Nhật đã sinh sống, buôn bán cách đây gần 400 năm.

Nhật Bản trở thành một chủ đề hấp dẫn và quan tâm với trên 300 Viện và Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản trên thế giới... Vào thế kỉ XXI, khi quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ngày càng mở rộng, đòi hỏi phải nghiên cứu về đất nước, con người hai nước nhiều hơn. Do đó, việc nghiên cứu Nhật Bản và quan hệ văn hóa, giáo dục Việt – Nhật có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về Nhật Bản được đẩy mạnh ở Việt Nam, các hoạt động giao lưu văn hoá và giáo dục cũng được tiến hành với quy mô rộng lớn và tổ chức khá thành công, đặc biệt là nhân dịp kỉ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973 - 2018). Nhiều hoạt động giao lưu về giáo dục, văn hoá được tổ chức, tạo tiền đề cơ sở cho hợp tác về mặt kinh tế, nâng cao hiệu quả của đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Vậy nên, việc tìm hiểu quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ rút ra những bài học trong quá trình xây dựng, tổ chức các hoạt động ngoại giao trên lĩnh vực văn hoá giữa hai quốc gia để có hiệu hơn trong thời gian tới. Thủ tướng Hashimoto đã chỉ ra : “Điều kiện không thể thiếu được là không chỉ dừng lại ở mối giao lưu kinh tế thương mại đơn thuần, mà còn phải hiểu biết đúng đắn tình hình

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023