Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 9


phẩm ra nước ngoài. Nếu một doanh nghiệp biết trước họ sẽ phải chi trả một khoản ngoại tệ hay sẽ thu được một lượng ngoại tệ vào một ngày nào đó trong tương lai, thì họ sẽ rất lo lắng, không biết tỷ giá đến lúc đó có biến động đến mức gây thiệt hại cho mình hay không. Chính vì vậy, doanh nghiệp rất cần một công cụ giúp phòng chống rủi ro trong lĩnh vực này. Do đó, việc tiến tới cho phép thực hiện nghiệp vụ Option và Future giữa ngoại tệ và VND là hết sức cần thiết.

c) Về phía các nhà cung cấp dịch vụ


Các nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng quyền chọn và tương lai hiện nay chỉ là các NHTM. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của các ngân hàng thương mại còn thiếu và quá lạc hậu. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều chưa có thiết bị giao dịch trực tuyến phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Điều này làm cho thị trường mất đi tính linh hoạt và nhạy bén vốn có của nó.

Hiện nay, nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ (cụ thể là các ngân hàng thương mại) có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác các giao dịch trong hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai còn rất yếu và thiếu. Hầu hết các nhân viên ngân hàng cũng chỉ mới biết đến hai loại hình giao dịch này tại Việt Nam trong 3 đến 5 năm trở lại đây. Hơn nữa điều kiện tiếp xúc với hai loại hình giao dịch này tại Việt Nam hiện nay cón rất hạn chế.

d) Các trở ngại trong quá trình thực hiện


Trong thời gian trước mắt, thị trường giao dịch Option tiền đồng ở Việt Nam còn rất hẹp do mới chỉ có một số ngân hàng có đề nghị và được NHNN chấp thuận cho thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option tiền đồng. Điều này phần nào gây khó khăn cho các ngân hàng thí điểm trong việc hạn chế rủi ro bằng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

cách thực hiện các giao dịch đối ứng với các ngân hàng khác. Do tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi nên các ngân hàng thí điểm này không thể tìm kiếm được đối tác là các ngân hàng nước ngoài để thực hiện giao dịch đối ứng phòng ngừa rủi ro cho các hợp đồng Option giữa ngoại tệ với VND ở trong nước như với các hợp đồng Option giữa các loại ngoại tệ. Vì vậy, việc mở rộng các thành viên được quyền tham gia giao dịch trên thị trường Option tiền đồng, cụ thể là các ngân hàng được thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, là hết sức cần thiết.

Mặt khác, đối với việc thực hiện nghiệp vụ quyền chọn USD/VND thì các NHTM phải đăng ký xin phép Ngân hàng Nhà nước. NHNN sẽ cho phép các NHTM được kinh doanh các hợp đồng quyền chọn trong một khoảng thời gian nhất định và hết thời hạn này nếu vẫn muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ quyền chọn ngày thì phải xin phép tiếp.

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 9

3.2.Đối với thị trường chứng khoán


a) Thị trường vẫn ở giai đoạn đầu, chưa hoàn chỉnh


Xét về tuổi đời, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể nói là thị trường non trẻ nhất thế giới. Xét về quy mô, thị trường này là thị trường chứng khoán nhỏ bé nhất thế giới. Phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường chính thức diễn ra vào ngày 28/6/2000. Kể từ đó, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua khoảng thời gian 5 năm hoạt động hết sức trì trệ, chỉ số VnIndex tăng chậm chạp, các nhà đầu tư chưa chú trọng tới thị trường chứng khoán như một kênh đầu tư hiệu quả. Từ giữa 2006 thị trường đạt được mức tăng trưởng rất ấn tượng đưa chỉ số VnIndex nhanh chóng vượt ngưỡng 1000 điểm vào đầu năm 2007. Hiện tại thị trường đang trong thời kỳ điều chỉnh sau một giai đoạn tăng trưởng khá nóng. Nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, những điều kiện thị


trường cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng còn rất hạn chế.


a.1) Cung hàng hóa


Từ ngày giao dịch đầu tiên với 2 cổ phiếu REE và SAM, qua 7 năm đến nay tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 121 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và gần 407 trái phiếu niêm yết; con số trên ở sàn Hà Nội chỉ là 92 cổ phiếu và 195 trái phiếu (tính đến ngày 29-10-2007). Sự lựa chọn cho danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tương đối hạn chế. Càng nhiều chứng khoán được niêm yết thì nhà đầu tư càng có thể dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro rộng hơn. Mặt khác, càng có nhiều chứng khoán, thì các bên càng được tự do thỏa thuận ký với nhau các hợp đồng mua bán quyền chọn. Các chứng khoán phái sinh bắt nguồn từ cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, cho nên việc có ít chứng khoán niêm yết đã hạn chế tới khả năng phát hành các công cụ tài chính này.

Các chứng khoán phái sinh trong đó có quyền chọn mua, bán thường được ký kết trên cơ sở chứng khoán gốc là các chứng khoán lớn, trong khi trên thị trường chứng khoán Việt Nam đa số cổ phiếu là của các công ty nhỏ. Trong số 121 công ty niêm yết trên sàn TPHCM, trừ cổ phiếu của các ngân hàng, chỉ có 1 vài công ty có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng Việt Nam như FPT, Vinamilk, Nhiệt điện Phả Lại.

Số lượng cổ phiếu do đó không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới việc phát hành quyền chọn. Bởi vì cộng cả 3000 cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (theo thống kê không chính thức) thì số lượng cổ phiếu cơ sở đã là tương đối lớn. Tuy nhiên các nhà đầu tư các cổ phiếu nhỏ thường không dùng quyền chọn là một công cụ phòng ngừa rủi ro.


Thêm vào đó, người bán quyền chọn có vùng lỗ rất lớn khi họ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn dù tình hình thị trường lúc đó có thuận lợi hay không, còn người nắm quyền có thể tùy tình hình thị trường mà quyết định thực hiện hay không thực hiện hợp đồng. Hơn thế giao dịch quyền chọn là một giao dịch rất khó thực hiện, để có lợi nhuận cần có các công cụ tính toán, công cụ giao dịch đòi hỏi đầu tư lớn. Vì vậy, về bản chất hợp đồng quyền chọn có thể được ký kết giữa bất kỳ 2 bên nào thỏa thuận, nhưng cho tới nay chưa có một nhà phát hành quyền chọn có tổ chức nào đứng ra chào mời các hợp đồng quyền chọn. Như vậy là đã thiếu một yếu tố cơ bản đó là nhà tạo lập thị trường. Công ty chứng khoán của ngân hàng Vietcombank (VBCS) là một trong những người tiên phong rất tích cực chuẩn bị để cho ra đời các hàng hóa và dịch vụ về quyền chọn chứng khoán.Tuy nhiên do khó khăn chồng chất nên để định rõ thời gian công ty này đưa ra các sản phẩm trên là không thể.

Tiềm lực của các công ty chứng khoán chưa đủ điều kiện để cung cấp sản phẩm giao dịch tương lai và quyền chọn chứng khoán.

Hiện nay Việt Nam có 55 công ty chứng khoán thành viên của cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong đó, SSI – Công ty chứng khoán Sài Gòn giữ vị trí dẫn đầu với vốn điều lệ 500 tỷ. SSI là công ty môi giới dẫn đầu thị trường với số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong và ngoài nước. SSI hiện quản lý 68% số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài. SSI giữ thị phần giao dịch hơn 27%. Tiếp sau đó là các công ty chứng khoán của một số ngân hàng : SBS của Sacombank (vốn điều lệ 300 tỷ), ABS của AnBinh Bank (vốn điều lệ 330), ACBS của ACB (vốn điều lệ 250 tỷ), VCBS của VCB, BSC của BIDV (vốn điều lệ 200 tỷ). Các công ty này cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, trong đó tư vấn đầu tư chứng khoán chiếm


vai trò chủ đạo. Mặc dù vậy, vẫn chưa có công ty chứng khoán nào cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh (kỳ hạn, future, option).

Xét về tiềm lực, các công ty chứng khoán Việt Nam rất có tiềm năng cung cấp dịch vụ Future và Option cho nhà đầu tư. Ngoại trừ SSI ở vị trí dẫn đầu, hầu hết các công ty chứng khoán có vị trí đều là công ty con của các Ngân hàng lớn của Việt Nam. Đằng sau các Ngân hàng này lại là các đối tác nước ngoài hùng mạnh: Sacombank với ANZ, ACB với Standard Charted Bank, hay Techcombank với HSBC (mua 10% cổ phần Techcombank năm 2005 và 10% nữa năm 2007) Các thể chế tài chính này hoàn toàn có đủ tiềm lực tài chính cũng như các hệ thống quản trị rủi ro để tung ra nghiệp vụ Future và Option. Lý do các công ty chứng khoán chưa khởi động là vì muốn chờ hướng mở chính sách cũng như động thái pháp lý hóa quá trình giao dịch từ phía nhà nước.

Lý do thứ 2 mà các công ty chứng khoán còn chần chừ là do họ sợ rằng thị trường chưa đủ sôi động, chưa đủ hứng thú với Future và Option. Một thị trường chứng khoán có chất lượng là thị trường có tỷ lệ 7/3 nhà đầu tư tổ chức/nhà đầu tư cá nhân, nhưng ở Việt Nam tỉ lệ này là 3/7. Trong tình hình hiện nay khi mà nhà đầu tư cá nhân - chiếm đa số trên thị trường - còn rất ít hiểu biết về các công cụ chứng khoán phái sinh, sự e ngại của các công ty chứng khoán là hoàn toàn có lý.

a.2) Cầu hàng hóa


Theo ủy ban chứng khoán nhà nước, hiện có khoảng 240000 tài khoản chứng khoán trong đó khoảng 4400 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong đó chủ yếu là tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tới trên 70%, nhà đầu tư tổ chức chỉ chiếm 30 %, trong khi ở một thị trường lý tưởng, con số trên phải ngược lại.


Do đặc điểm của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, nhà đầu tư cá nhân Việt Nam đa số là nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư mang tính chất đầu cơ ngắn hạn. Đa số họ thiếu cả những hiểu biết cơ bản về tài chính - chứng khoán, cho nên họ chỉ biết tới chứng khoán là cổ phiếu, chưa biết tới ngoài cổ phiếu còn có nhiều loại chứng khoán phái sinh khác, nhất là chưa nhận thức được các công cụ tài chính này có thể giúp họ phòng ngừa rủi ro biến động giá chứng khoán, bảo vệ và thậm chí tăng lợi nhuận. Kể cả khi những người này có biết về quyền chọn hay hợp đồng tương lai chứng khoán, thì để ký hợp động hiệu quả, đòi hỏi họ phải dự đoán chính xác xu hướng biến động trên thị trường, mà để làm được điều này cần có kiến thức thị trường, khả năng phân tích và sử dụng các mô hình định giá quyền chọn khá phức tạp.

Vì thế người mua quyền chọn thường là các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, người có hiểu biết và khả năng phân tích đánh giá tốt. Đó là các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư. Ở Việt Nam hiện có 59 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động, 18 công ty quản lý quỹ, một hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, ngoài quốc doanh là những nhà đầu tư tổ chức. Tuy nhiên nhu cầu mua hợp đồng quyền chọn của họ rất ít. Những nhà đầu tư này dường như vẫn còn thiếu quan tâm tới các công cụ chứng khoán phái sinh.

a.3) Thông tin thị trường và tâm lý đầu tư


Luật chứng khoán 2006 đã được quốc hội thông qua nhằm giúp thị trường trở nên công khai,minh bạch,an toàn và hiệu quả hơn. Luật nhấn mạnh các chủ thể tham gia thị trường phải trung thực tuân thủ chế độ công bố thông tin định kỳ. Tuy nhiên rất khó để làm được điều này. Trên thực tế, ở thị trường OTC, thậm chí ở thị trường tập trung, đang có sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin tài chính của các công ty niêm


yết. Các công ty chưa nghiêm túc thậm chí có gian lận trong việc công bố báo cáo tài chính. Một số đối tượng được tiếp cận thông tin nội bộ, từ đó thực hiện giao dịch nội gián. Trên thị trường OTC việc có trong tay báo cáo tài chính chính xác của các công ty là rất khó khăn. Cổ phiếu được mua bán trao tay, thị trường tồn tại quá nhiều tin đồn làm thông tin bị nhiễu; nhiều kẻ lợi dụng để trục lợi, còn những nhà đầu tư không thận trọng sẽ phải lĩnh hậu quả.

Đa số các nhà đầu tư trên thị trường là nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, thiếu kiến thức lẫn thông tin. Vì thế mà có xu hướng là quyết định của các nhà đầu tư này phụ thuộc động thái của các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài. Do đó mỗi khi nhà đầu tư lớn,nước ngoài mua hay bán số lượng lớn một cổ phiếu nào đó là sẽ gây ra tác động tâm lý, khiến nhà đầu tư nhỏ trong nước mua bán theo.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại chưa hoàn thiện nên còn tồn tại các hiện tượng tiêu cực như làm giá chứng khoán, tung tin đồn, đặt các lệnh nhằm thao túng thị trường để thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khác.

Tất cả các hiện tượng trên khiến giá cả trên thị trường biến động khôn lường và rất khó dự đoán. Thế nên việc áp dụng các mô hình kỹ thuật định giá ở thị trường Việt Nam chưa thật sự phát huy tác dụng. Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai chỉ phát huy tác dụng khi có biến động giá cả, nhưng sự biến động đó phải dự đoán được thì nhà đầu tư mới đưa ra được quyết định đúng đắn. Thị trường càng thay đổi không theo quy luật, thì càng khó để nhà đầu tư mua bán quyền chọn có hiệu quả giảm thiểu rủi ro và tạo lợi nhuận.

Đợt tăng giá vừa qua khiến các nhà đầu tư không ý thức được mức độ rủi ro và sự cần thiết của các công cụ hạn chế rủi ro trong chứng khoán. Từ tháng 8/2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một giai đoạn tăng


trưởng khá nóng. Chỉ số VnIndex tăng từ mức đáy 400 điểm lên mức cao kỷ lục 1071 điểm. Giá liên tục tăng nhanh trong một thời gian dài khiến hầu như các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đều thu được lợi nhuận. Một cơn sốt chứng khoán được tạo ra, tiền liên tục được rót vào thị trường. Nếu cuối năm 2006, tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 14 tỷ USD, bằng 22,7% GDP thì đến nay, đã đạt 304 nghìn tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD) bằng 31% GDP. Điều này tạo ra tâm lý giữa các nhà đầu tư trong giai đoạn đó là cứ đầu tư là không thể lỗ, hay nói cách khác, thị trường chứng khoán có ít rủi ro,và vì thế không cần làm bất cứ biện pháp nào để phòng tránh rủi ro cả.

a.4) Chưa có nhiều bước đi chuẩn áp dụng giao dịch tương lai và quyền chọn chứng khoán

Giao dịch quyền chọn chứng khoán là giao dịch phức tạp đòi hỏi áp dụng các loại giao dịch đơn giản hơn như một bước thử nghiệm làm dần từ dễ đến khó. Thông thường trước khi áp dụng giao dịch quyền chọn, các nước đều áp dụng trước giao dịch tương lai. Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa và mua bán ở sở giao dịch- trung gian giữa người bán và người mua. Giao dịch tương lai giúp hai bên mua bán tìm ra nhau dễ hơn, các mức giá được công khai nên dễ dàng lựa chọn. Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng kỳ hạn, chi phí giao dịch tiết kiệm hơn, là một công cụ hạn chế rủi ro hiệu quả. Đối với hợp đồng tương lai việc thực hiện khi đến hạn là bắt buộc. Đây là điểm hạn chế so với hợp đồng quyền chọn. Về điểm này cho thấy giao dịch quyền chọn có ưu điểm ở chỗ cho phép nhà đầu tư thực hiện các giao dịch khống.

Trên thực tế ở Việt Nam ngoài giao dịch giao ngay (spot), chưa có giao dịch kỳ hạn, hay tương lai với chứng khoán (đối với các hàng hóa khác thì đã có), thậm chí loại chứng khoán phái sinh dễ phát hành nhất đối với một công

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí