Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 11


giản hơn là giao dịch kỳ hạn. Thực tế, không phải nước nào thực hiện giao dịch quyền chọn đã thành công ngay từ đầu. Một sự quá độ qua các loại giao dịch khác là đảm bảo tỷ lệ thành công cao hơn. Thậm chí ở Việt Nam, bắt đầu bằng thắt chặt quản lý, để phát triển mua bán chứng quyền hay bảo chứng phiếu cũng không phải là muộn và không có tác dụng đối với giao dịch quyền chọn chứng khoán một thời gian sau.

Trong thời gian tới, nhà nước cũng nên cho phép tiến hành giao dịch mua bán khống chứng khoán, như một công cụ điều tiết thị trường, cũng như khuyến khích sự phát triển của các loại hình giao dịch tương lai, quyền chọn, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn, tận dụng sự biến động của môi trường kinh doanh để nâng cao khả năng thu lợi nhuận

Song song với việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, hoạt động quản lý, theo dõi, thanh tra giám sát của nhà nước cần được tiến hành sát sao, chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo tính thực thi cho các văn bản trên, làm cho hoạt động của thị trường chứng khoán ngày càng chuyên nghiệp, an toàn và hiệu quả.

1.2. Tạo cung và cầu cho thị trường chứng khoán nói chung và giao dịch tương lai và quyền chọn nói riêng.

Để đa dạng và bổ sung hàng hóa cho thị trường chứng khoán, nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn và các tổng công ty lớn đã được lên kế hoạch tái cấu trúc. Cổ phần hóa là một trong những lời giải cho thị trường chứng khoán. Kết quả của cổ phần hóa phải là tạo ra thêm nhiều loại cổ phiếu có chất lượng - cổ phiếu lớn, của công ty lớn, một mặt tăng quy mô cho thị trường, mặt khác thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường.


Điều này đã đặt ra sức ép đối với tiến trình cổ phần hóa,và với các doanh nghiệp trong danh sách. Tuy nhiên cần cân nhắc giữa tiến độ của quá trình với chất lượng công tác cổ phần hóa, sao cho cổ phần hóa có chất lượng, đảm bảo vốn nhà nước không bị thất thoát, đảm bảo chất lượng hoạt động doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Ngoài ra hiện tại thị trường chưa có các nhà tạo lập thị trường thực sự. Để hình thành thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, nhà nước cần khuyến khích một số công ty chứng khoán như VBCS hoặc ngân hàng tiếp tục tìm tòi, thử nghiệm đưa ra các sản phẩm quyền chọn, mục đích là tạo cung đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Muốn vậy nhà nước cần có đưa ra các ưu đãi về tài chính như hỗ trợ vốn, cho hưởng thuế suất thu nhập ưu đãi; bên cạnh đó hỗ trợ các tổ chức này về nhân lực, kỹ thuật.

Để kích cầu, ngoài giải pháp trên một yêu cầu quan trọng là nhà nước đẩy mạnh phổ biến kiến thức về quyền chọn. Vấn đề hiện tại là nhà đầu tư Việt Nam chưa nhận thấy tác dụng của hợp đồng quyền chọn với khoản đầu tư của mình, cho nên giải pháp nâng cao nhận thức có thể giúp giải quyết tới gốc rễ của vấn đề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Về lâu dài không chỉ chỉ cần 1 vài công ty đứng ra cung cấp sản phẩm quyền chọn, mà cần có hình thành một thị trường quyền chọn tập trung. Như vậy sớm muộn cần xây dựng một sở giao dịch tương lai và quyền chọn riêng. Để làm được như vậy cần tham khảo mô hình của các nước, điển hình như Hoa Kỳ, nơi hợp đồng tương lai và quyền chọn được giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa. Làm được việc này sẽ thúc đẩy được sự phát triển của quyền chọn đồng thời tạo ra nơi giao dịch tập trung của rất nhiều loại hàng hóa khác.

1.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam - 11


Thị trường chứng khoán ra đời sau, nên còn rất non trẻ. Trong khi giao dịch quyền chọn chứng khoán đã được tiến hành ở Mỹ từ những năm 70 thì ở Việt Nam chúng ta mới đang tìm tòi để xây dựng thị trường. Nhiều nước trong khu vực cũng thực hiện thành công giao dịch quyền chọn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore. Bài học kinh nghiệm của các nước này rất quý báu. Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia này trong lĩnh vực chứng khoán, tổ chức các chuyến đi thực tế tìm hiểu tình hình thị trường, mô hình kinh doanh, quy định pháp lý; mời các chuyên gia sang Việt Nam giảng dạy và tư vấn xây dựng thị trường.

2. Một số đề xuất đối với các công ty chứng khoán


Trước tiên, công ty chứng khoán cần xác định vị trí của mình trong mô hình giao dịch. Liệu công ty có khả năng trở thành nhà tạo lập thị trường được chỉ định hay không? Lấy Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI làm ví dụ. Ra đời năm 2000, là một trong 3 công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập của TTCK Việt Nam, SSI được đánh giá là công ty chứng khoán uy tín nhất tại Việt nam. Công ty hiện đang quản lý khoảng 68% tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài mở tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt nam. Thị phần môi giới của SSI đạt trên 27% thị trường cổ phiếu niêm yết. Khối lượng cổ phiếu lưu ký tại SSI chiếm hơn 50% tổng khối lượng lưu ký của toàn thị trường. Chỉ sau 6 năm hoạt động, từ 1 doanh nghiệp tư nhân với số vốn nhỏ bé nhất (6 tỷ đồng), SSI đã trở thành doanh nghiệp đứng số 1 về quy mô vốn; về uy tín và tầm ảnh hưởng trên TTCK Việt Nam. lợi nhuận sau thuế của SSI năm 2007 sẽ vượt kế hoạch 800 tỉ đồng (lợi nhuận sáu tháng đầu năm của SSI là 668 tỉ đồng/vốn điều lệ 800 tỉ đồng). SSI hiện có tổng tài sản 5.000 tỉ đồng và sẽ tăng vốn lên 1.200 tỉ đồng vào quí 4-2007 từ nguồn thặng dư. Công ty cũng vừa có giấy phép thành lập công ty quản lý quỹ và đang thỏa thuận với đối tác Thụy Sỹ xung quanh việc huy động vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.


Hơn nữa, SSI lại có các đối tác chiến lược hết sức hùng mạnh. ANZ, HSBC, Credit Suisse, Indovinabank, PJbank, PVFC. Hệ thống quản trị rủi ro - kỹ thuật quan trọng nhất với một Option writer nằm trong cam kết mua cổ phần của ANZ. Vì thế SSI là lựa chọn số một cho vị trí DPM hiện nay.

Với các công ty chứng khoán còn lại, việc cần làm hiện nay là tự nâng cấp mình trong mọi lĩnh vực và nghiên cứu việc thực hiện quyền chọn vàng, ngoại tệ hay lãi suất để áp dụng cho quyền chọn chứng khoán. Rõ ràng, các công ty chứng khoán của các ngân hàng sẽ rất lợi thế trong trường hợp này, đặc biệt là SBS, ACBS, VCBS, BSC. Các công ty này sẽ đóng vai trò “third market maker” khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển tới giai đoạn cao hơn. Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, các khía cạnh cần đẩy mạnh nghiên cứu và lập kế hoạch triển khai cho những công ty này bao gồm:

2.1.Nghiên cứu sâu và chi tiết hơn về định giá quyền chọn và tương lai và hệ thống quản trị rủi ro.

Option là một nghiệp vụ rất đơn giản đối với người mua nhưng về phía người cung cấp lại hết sức phức tạp và nan giải. Option writer ở vị thế mà lợi nhuận tối đa là quyền phí còn khả năng lỗ là rất lớn. Làm thế nào để số phí thu được đủ bù đắp được giá trị các hợp đồng mà Option writer phải thực hiện. Trong trường hợp số giao dịch Option là lớn, các dự đoán từ phía nhà đầu tư theo quy luật số lớn sẽ bù trừ nhau, làm cho rủi ro của Option writer giảm đi đáng kể. Hơn nữa, khi số giao dịch lớn, quyền phí tương ứng sẽ giảm đi, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty. Đó là điều bất cứ Option writer nào mong muốn. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường Việt Nam số giao dịch Option không thể nhiều ngay được.

Cũng như vậy, xây dựng quy trình quản trị rủi ro là một vấn đề sống còn. Cần phân biệt rõ đây không phải là rủi ro trong kinh doanh chứng khoán


nói chung nhìn từ góc độ nhà đầu tư mà là rủi ro nhìn từ phía nhà cung cấp quyền chọn rằng số quyền phí thu được không bù đắp được số tiền phải bỏ ra để thực hiện các Option. Công cụ cần sử dụng ở đây là các phép toán xác suất thống kê theo quy luật số lớn. Mỗi công ty có số lượng khách hàng cũng như các dự báo khác nhau về giá cổ phiếu từ các khách hàng đó khác nhau nên việc nghiên cứu cũng đòi hỏi khác biệt.

2.2. Lên kế hoạch giới thiệu nghiệp vụ này đến giới đầu tư.


Như trên đã phân tích, số lượng giao dịch càng lớn thì rủi ro của nhà cung cấp càng giảm. Đó là lý do nghiệp vụ này cần sự xúc tiến mạnh từ phía bộ phận Marketing của công ty chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhà đầu tư cá nhân chiếm 70%, phần đông số họ ít có hiểu biết sâu về các công cụ phái sinh dù đó là một công cụ hết sức hữu hiệu giảm thiểu rủi ro của họ. Việc tuyên truyền thông tin cho khách hàng có thể được thực hiện bằng cách công bố trên trang chủ của công ty, gửi email (nhắm vào khách hàng giao dịch online); phát tờ rơi cho khách hàng tới giao dịch trực tiếp, tổ chức hội thảo khách hàng (số lượng không nên quá nhiều, dao động từ 30-50 người/buổi). Các công ty chứng khoán cần nhận thức rõ: tiếp cận khách hàng càng nhanh, lợi nhuận thu về càng nhiều.

2.3. Tìm kiếm đối tác là các định chế tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư)


Lượng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam hiện còn rất dồi dào. Nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ tính từ tháng 4/2007 đến nay đã có thêm 13 quỹ đầu tư mới đi vào hoạt động, nâng tổng số quỹ thành lập từ đầu năm đến nay lên mức 22. Tổng số quỹ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam như vậy vào khoảng 55 quỹ với tổng tài sản tương đương 6 tỉ USD - gần một nửa giá trị toàn bộ thị trường. Đó là cái đích cho những công ty chứng khoán nhắm tới các đối tác


hùng mạnh về tài chính. Còn với những công ty chú trọng hơn về vấn đề công nghệ, kỹ thuật chuyên môn, các ngân hàng nước ngoài là một lựa chọn thích hợp hơn. Sau ANZ, HSBC sẽ là Citibank, Standard Chartered Bank, Deustch Bank, hay cả May Bank.

2.4. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực


Vừa qua Viện quản trị và tài chính đã tổ chức Khóa học “Phân tích và định giá chứng khoán cho nhà đầu tư chuyên nghiệp” - tháng 7/2007(chi tiết tại ifa.edu.vn). Khóa học không chỉ bao gồm phần lý thuyết mà học viên còn được thực hành giao dịch Option trên máy tính. Những khóa học kiểu này sẽ là giải pháp có tính ứng dụng cao, mang tính chiến lược và cần được phát huy liên tục.

2.5. Hoàn thiện qui trình và thiết bị hệ thống kĩ thuật


Các công ty chứng khoán cần thiết lập mối quan hệ với các công ty cung cấp giải pháp phần mềm, gói dịch vụ kỹ thuật để ít nhiều có được sự tự chủ về công nghệ. Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc mua phần mềm đồng bộ từ bên ngoài, công ty có thể tìm đến các công ty tin học trong nước - nơi dịch vụ được cung cấp với mức giá “mềm” hơn...

3.Một số đề xuất đối với các nhà đầu tư


Giao dịch tương lai và giao dịch quyền chọn vẫn còn rất mới mẻ trên thị trường Việt Nam, và đặc biệt vẫn chưa được áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong tương lai, chắc chắn hai loại giao dịch này sẽ phát triển mạnh mẽ. Vì vậy các nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về hai loại giao dịch này để khi thị trường áp dụng có thể bắt nhịp ngay mà không bị bỡ ngỡ.


Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu về hai loại hình giao dịch này trên thị trường vàng và ngoại tệ, hiện nay đang được áp dụng tại một số NHTM như Techcombank, Vietcombank, BIDV, .....


KẾT LUẬN


Có thể nói, tới thời điểm này trên thị trường ngoại tệ cũng mới thí điểm áp dụng quyền chọn còn thị trường chứng khoán Việt Nam chưa xuất hiện các công cụ chứng khoán phái sinh nói chung và nghiệp vụ Future và Option nói riêng – hai công cụ giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư hết sức hữu hiệu – là hoàn toàn có thể hiểu được. Thị trường ngoại tệ Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển và so với các sở giao dịch chứng khoán chuyên nghiệp trên thế giới vào những ngày đầu, đó cũng không phải là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân trực tiếp nhất của hiện tượng này là hiện chưa có các quy định pháp lý rõ ràng cụ thể từ phía Nhà nước, từ đó kéo theo sự tham gia chưa mấy mặn mà của cả các nhà cung cấp dịch vụ lẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Mặc dù còn có những hạn chế nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng việc bước đầu áp dụng giao dịch quyền chọn trên thị trường ngoại tệ đã thu được những kết quả. Và thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua thời khắc hết sức quan trọng: sức tăng trưởng nhanh, hàng hóa dần trở nên đa dạng, các định chế, quy chuẩn đang dần hình thành, hệ thống giao dịch cũng được nâng cấp, cải tiến để theo kịp chuẩn quốc tế. Đó là những tiền đề có ý nghĩa quyết định để các nghiệp vụ phái sinh được áp dụng mạnh mẽ trong tương lai.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí