3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản 63
3.2.2.Giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ ngân hàng với khách hàng vể trình tự, thủ tục giải quyết hợp đồng thế chấp tài sản 64
3.2.3. Thực hiện xây dựng và kiện toàn hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, kết nối, trao đổi thông tin giao dịch đảm bảo 66
3.2.4. Tăng cường củng cố các hoạt động dịch vụ, tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý trong thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản 67
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản 67
3.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản 69
3.3. Kiến nghị 71
3.3.1. Kiến nghị với thống đốc Ngân hàng Nhà nước 71
3.3.2. Kiến nghị với Hội sở 74
KẾT LUẬN 75
Có thể bạn quan tâm!
- Hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và khách hàng - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Hợp Đồng Thế Chấp Tài Sản Giữa Ngân Hàng Thương Mại Và Khách Hàng
- Điều Kiện Thực Hiện Hợp Đồng Thế Chấp Tài Sản
- Trình Tự Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Thế Chấp Tài Sản
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài luận văn: “Hợp đồng thế chấp tài sản giữa PGBank Quảng Ninh và Khách hàng”.
1. Kết quả đạt được của Luận văn
- Luận văn đã phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến các quy định của pháp luật cũng như quy định của PGBank về hợp đồng thế chấp tài sản như: khái niệm, đặc điểm, đối tượng, điều kiện và chủ thể của hợp đồng thế chấp tài sản của PGBank;
- Luận văn đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng thế chấp của PGBank, bao gồm: (i). Các điều kiệm đảm bảo thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản; (ii). Hình thức, nội dung, trình tự giao kết và thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản; (iii). Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp; (IV). Quy định về hiệu lực, thời hạn giải quyết tranh chấp và chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản.
- Luận văn đã phân tích và làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản giữa PGBank Quảng Ninh và khách hàng, bên cạnh đó cũng so sánh với các hợp đồng thế chấp tại một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.
- Luận văn đã phân tích và làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng thế chấp giữa PGBank Quảng Ninh và khách hàng, chỉ ra những hạn chế trong hợp đồng thế chấp của PGBank và những vướng mắc khi thực thi hợp đồng;
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của PGBank và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của PGBank cũng như pháp luật trong hợp đồng thế chấp giữa PGBank và khách hàng.
2. Khả năng ứng dụng thực tiễn của Luận văn
- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho PGBank Quảng Ninh nói riêng và các ngân hàng TMCP trong cùng địa bàn nói chung trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp tài sản.
- Luận văn cũng là kiến nghị đề xuất hữu ích cho HO PGBank, Ngân hàng nhà nước và chính phủ để hoàn thiện các quy định về thế chấp tài sản sản.
- Luận văn là tài liệu có tính ứng dụng trong công tác điều tra, xử lý các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng tài sản thế chấp.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng, khiến cho hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại trở nên quan trọng. Để phòng ngừa rủi ro từ hoạt động cho vay, các Ngân hàng thương mại thường yêu cầu khách hàng phải cam kết bảo đảm bằng bản hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp tài sản được xem là công cụ hiệu quả ràng buộc giữa bên đi vay và cho vay; yêu cầu cả hai bên thực hiện đúng yêu cầu như đã ký kết về mặt hiệu lực, quyền hạn và thẩm quyền xử lý tài sản đúng như pháp luật quy định. Hợp đồng thế chấp tài sản đã giúp các ngân hàng dễ dàng thực hiện quá trình xác định, định giá, giám sát trong và sau cho vay; cũng không tốn thêm các chi phí liên quan đến việc quản lý tài sản. Điều này không chỉ là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp hợp đồng mà còn góp phần xây dựng nên ý thức pháp luật của người dân. Những cố gắng đóng góp trong việc sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu bước quan trọng trong việc ghi nhận và bảo đảm có tính pháp lý cao nhất của Nhà nước đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức. Chiếm vị trí xương sống của Bộ luật, chế định thế chấp tài sản thể hiện nhiều tư tưởng pháp lý tiến bộ và khoa học. Hợp đồng thế chấp tài sản chính là một trong những phương thức hiệu quả để các bên có thể thỏa mãn được nhu cầu của mình, chủ thể đi vay sẽ có tài sản để phát triển sản xuất, kinh doanh tăng them thu nhập cho mình và gia đình hoặc phục vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của bản thân, còn chủ thể cho vay sẽ có thêm một khoản lợi ích; góp phần tích cực trong việc giải quyết hàng trăm vụ án tranh chấp, bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa và thể hiện tính công minh của pháp luật.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, PG Bank đã không ngừng lớn mạnh và từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, cùng với sự tham gia của cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex), PG Bank đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động. Sự kiện chuyển đổi sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành PG Bank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề giúp PG Bank bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế tại địa bàn, tiến từng bước vững chắc trên con đường trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng nhiều lúc xảy ra tình trạng vốn thất thoát lớn, nợ đọng kéo dài; nợ xấu,khoanh nợ. Một trong những nguyên nhân là do hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng và khách hàng kém tính chặt chẽ, chưa xác định quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên; chưa xác định được hiệu quả và hiệu lực; trình tự thủ tục nếu xảy ra tranh chấp. Là một cán bộ công tác lâu năm tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) chi nhánh Quảng Ninh nhận thấy ngân hàng có nhiều hạn chế trong việc thực hiện ký kết, thương thảo hợp đồng thế chấp tài sản. Xuất phát từ những lý do trên, để đánh giá được một cách đầy đủ, khoa học và đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế về bản hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và khách hàng, tác giả đã chọn đề tài “Hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và khách hàng” làm luậnvăn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Nguyễn Quang Tuyến (2001), "Một số suy nghĩ xung quanh các quy định về hợp đồng thế chấp sử dụng đất trong Bộ luật Dân sự các văn bản pháp luật hiện hành", Tạp chí Luật học, (5), tr.13-14. Bài viết đã phân tích, bình luận một số vấn đề liên quan đến các quy định của BLDS về hợp đồng TCQSDĐ, như đối tượng nhận thế chấp, mục đích, phạm vi thế chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên trong TCQSDĐ; việc xử lý QSDĐ đã thế chấp. Qua đó cũng đánh giá thực trạng thực hiện các quy định về TCQSDĐ và những bất cập phát sinh, từ đó đưa ra những kiến nghị khắc phục.
Nguyễn Thị Nga (2005), "Bàn về các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 1995", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4), tr.25-26. Bài viết đã đề cập đến vấn đề lý luận về TCQSDĐ và pháp
luật điều chỉnh TCQSDĐ; thực trạng pháp luật về TCQSDĐ ở Việt Nam; hoàn thiện pháp luật về TCQSDĐ ở Việt Nam. Đồng thời, phân tích một số điểm bất cập, thiếu thống nhất trong pháp luật và kiến nghị sửa đổi các quy định về chủ thể thế chấp, chủ thể nhận quyền thế chấp, về đối tượng trong hợp đồng TCQSDĐ, về xác định và xử lý tài sản thế chấp những vấn đề lý luận cơ bản về hình thức thế chấp (hợp đồng) QSDĐ ở, đặc biệt là những vấn đề: Các yếu tố pháp lý của hợp đồng TCQSDĐ ở, thực trạng giải quyết tranh chấp tại Tòa án về hợp đồng TCQSDĐ ở.
Lê Thị Thúy Bình (2011), "Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam", Tạp chí Giáo dục lý luận, (2+3), tr.109-114. Nội dung đề cập đến các giải pháp hoàn thiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; Nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ ngân hàng với khách hàng vể trình tự, thủ tục giải quyết về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; Xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, hiện đại hóa hệ thống lưu trữ, kết nối, trao đổi thông tin giao dịch đảm bảo.
Bùi Thị Hằng (1998), "Thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4), tr.18-19. Nội dung đề cập đến các vấn đề như một số vấn đề về pháp luật và thực trạng TCQSDĐ đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nước ta trong thời gian gần đây, từ đó đưa ra những kiến nghị về các biện pháp khắc phục. Đồng thời, đưa ra các giải pháp kiến nghị như tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý trong thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản; Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản.
Doãn Hồng Nhung (2002), "Xử lý tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng", Tạp chí Luật học, (3), tr.13-14. Nội dung đề cập đến các giải pháp xử lý phân tích nội dung các quy định pháp luật về việc xử lý tài sản thế chấp là giá trị QSDĐ để bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng và đã chỉ ra một khiếm khuyết lớn trong
pháp luật là chưa đề cập việc sử dụng, khai thác giá trị QSDĐ sau khi đã xử lý xong đối với tài sản thế chấp là giá trị QSDĐ để bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đồng thời tác giả cũng nêu ra sự bất cập của hình thức bán đấu giá tài sản là QSDĐ qua Trung tâm bán đấu giá. Từ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc xử lý tài sản thế chấp là giá trị QSDĐ để bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Lê Thị Thu Thuỷ (2004), "Thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng: Những vướng mắc cần khắc phục", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr.18-19. Bài viết đề cập đến các vấn đề như những bất cập đối với doanh nghiệp thuê lại đất trong khu công nghiệp; Đối với hộ gia đình; Đối với chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc ngân sách Nhà nước; Tranh chấp trong xử lý tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản. Đồng thời tác giả đưa ra một số kiến nghị về chủ thể tham gia quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; Về điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; Về định giá quyền sử dụng đất thế chấp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; Hoàn thiện quy định liên quan đến xử lý quyền sử dụng đất để thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; nâng cao hiệu quả thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ khái niệm và lý luận cơ bản hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng thương mại và khách hàng. Phân tích và đánh giá thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và khách hàng trong những năm qua để chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và Khách hàng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau đây:
Những vấn đề lý thuyết về hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng thương mại và khách hàng
Thực tiễn thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và khách hàng
Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và Khách hàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Ngân hàng PGbank Quảng Ninh, khách hàng và pháp luật về thế chấp tài sản.
+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn năm 2015-2017 và 6 tháng đầu năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu được tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các dữ liệu thu tập được từ các tài liệu báo cáo, các quy chế về hợp đồng thế chấp tài sản; báo cáo thống kê về tài sản thế chấp đảm bảo tại ngân hàng; các luận văn, đề tài nghiên cứu về hợp đồng thế chấp tài sản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp phân tích thống kê, phân tích, điều tra bảng hỏi, so sánh pháp luật... để làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng để phân tích tình hình thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản qua các năm giữa ngân hàng PGbank và khách hàng. Thông qua phân tích để thấy tính hợp lý hay chưa hợp lý của tình hình thực hiện hợp đồng thế chấp.