Cơ Sở Lý Luận Về Hợp Đồng Thế Chấp Tài Sản Giữa Ngân Hàng Thương Mại Và Khách Hàng


Phương pháp so sánh: So sánh tính hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản để xem xét xu thế biến động qua các năm.

Phương pháp phân tích: Sử dụng để xác định mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những quy định trong các chính sách đã ban hành và đang tổ chức thực hiện.

6. Những đóng góp của luận văn

Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng thế chấp tài sản. Qua đó, góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học có ý nghĩa tham khảo và khuyến nghị với lãnh đạo ngân hàng trong xác định chủ trương, chính sách và nâng cao hiệu quả sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản tại ngân hàng PGbank. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các trường đại học, cao đẳng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng thương mại và khách hàng

Chương 2: Thực trạng hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và khách hàng

Chương 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và Khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.



Hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng PGbank Quảng Ninh và khách hàng - 3

hàng‌‌‌

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KHÁCH HÀNG

1.1. Hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng thương mại và khách


1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của ngân hàng

1.1.1.1. Ngân hàng thương mại

Khái niệm ngân hàng thương mại

Có nhiều quan niệm khác nhau về ngân hàng thương mại

Theo Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: "Ngân hàng thương

mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".

Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh tế khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”.

Theo luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 (có sửa đổi một số điều năm 2017) thì “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận “. Luật này còn định nghĩa “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.

Tóm lại: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế,tiêu dùng cho xã hội.


Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại: Nghiệp vụ huy động nguồn vốn; Nghiệp vụ cho vay và đầu tư; Nghiệp vụ Trung gian.

1.1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng

Khái niệm: Theo Quyết định số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Nguyên tắc cho vay: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; Phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn (theo Quyết định số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam).a

Thời hạn cho vay: Theo Quyết định số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì “thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng và kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng”.

Hình thức cho vay: Theo Quyết định số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì “Cho vay có thể diễn ra dưới các hình thức là cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm.Trong đó, cho vay có bảo đảm là việc tổ chức tín dụng cho vay vốn mà nghĩa vụ trả nợ của bên vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Còn cho vay không bảo đảm là loại cho vay không có tài sản


thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng”.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng thế chấp tài sản

1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng thế chấp tài sản

Để đưa ra khái niệm về hợp đồng thế chấp tài sản ta cần tìm hiểu về khái niệm hợp đồng và thế chấp tài sản, cụ thể như sau:

- Hợp đồng: Theo giáo trình Luật dân sự của trường Đại học Luật, năm 2010 nêu khái niệm hợp đồng theo hai nghĩa:

Theo nghĩa chủ quan: Hợp đồng là một giao dịch dân sự mà trong đó, các bên tự do trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thống nhất ý chí, cùng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định. Hợp đồng, theo quy định tại điều 385 Bộ luật dân sự 2015 là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.. Như vậy, hợp đồng không chỉ là sự thoả thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thoả thuận để thay đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ nhất định.

Theo nghĩa khách quan: Hợp đồng là tổng thể các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chuyển dịch các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.

- Thế chấp tài sản

Theo điều 346 Bộ luật Dân sự 1995, quy định: “Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền…”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995, thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính mình đối với bên có quyền.

Theo điều 342 Bộ luật Dân sự 2005, đã thay đổi quy định về thế chấp tài sản như sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)” và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Các quy định về thế chấp tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự 2005


(từ điều 342 đến điều 357) và cụ thể hơn tại điều 20 đến điều 28 Nghị định 163/2006/NĐ- CP về giao dịch bảo đảm.

Theo quy định tại khoản 1 điều 317 Bộ luật dân sự 2015: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tức là bên thế chấp thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Do tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này.

Tóm lại: Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp mà chỉ giao các giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên nhận thế chấp giữ.

- Hợp đồng thế chấp tài sản

Theo điều 388, Bộ luật Dân sự năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Theo bộ luật dân sự năm 2015, quy định rõ việc thế chấp phải được lập dưới dạng hợp đồng và hợp đồng thế chấp chính là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên nhận thế chấp dùng quyền của mình đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp.

Theo điều 385 bộ luật dân sự 2015 định nghĩa “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Dựa vào những định nghĩa trên tác giả định nghĩa: Hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng đảm bảo tiền vay bằng tài sản, là văn bản pháp lý ghi nhận giao dịch đảm bảo giữa ngân hàng và bên thế chấp nhằm dùng tài sản thế chấp để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã được ghi rõ trong hợp đồng.


1.1.2.2. Đặc điểm hợp đồng thế chấp tài sản

Hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ, phụ thuộc vào người vay và người cho vay. Hợp đồng phụ có hiệu lực cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, hình thức của một bản hợp đồng chung. Mặt khác, bên cạnh tuân thủ các điều kiện trên, hợp đồng thế chấp bị vô hiệu nếu như hợp đồng chính bị coi là không có hiệu lực.

Hợp đồng thế chấp là hợp đồng song vụ: Hợp đồng song vụ là những hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng như các điều khoản đã cam kết. Nói cách khác, mỗi một bên chủ thể của hợp đồng song vụ vừa là người có quyền vừa là người có nghĩa vụ. Trong hợp đồng thế chấp, bên thế chấp có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản thế chấp; tương ứng với đó, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ hoàn trả lại giấy tờ liên quan tới tài sản thế chấp khi người vay đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tại khoản 1, điều 406 Bộ luật dân sự 2015 quy định hồng song vụ cụ thể như sau “ Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau và hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 415 và Điều 417 của Bộ luật dân sự 2015. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

Hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng có đền bù: Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ được nhận từ bên kia một lợi ích tương ứng. Tính chất đền bù của hợp đồng thế chấp tài sản thể hiện ở việc bên thế chấp và bên nhận thế chấp đều được nhận lợi ích từ việc giao kết hợp đồng. Bên thế chấp giao giấy tờ về tài sản thế chấp để được nhận khoản vay từ ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng có thể hạn chế rủi ro tín dụng thông qua việc nhận tài sản thế chấp và lưu giữ giấy tờ liên quan tới tài sản thế chấp


như bằng bất động sản; nhà cửa, vật cầm cố có giá. Các nội dung đền bù được quy định rõ trong hợp đồng ký kết như tỉ lệ đến bù tài sản nếu như phá vỡ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt mà chưa có sự thỏa thuận của các bên liên quan. Hình thức đến bù có thể bằng tiền mặt hoặc bằng một phần tài sản thế chấp.

1.1.3. Đối tượng và điều kiện thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản

1.1.3.1. Đối tượng của hợp đồng thế chấp tài sản

Trong bộ luật dân sự 2015 không có quy định cụ thể về đối tượng của hợp đồng thế chấp tuy nhiên theo điều 346, Bộ luật Dân sự 2015, có quy định “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” vậy ta có thể hiểu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm. Trong hợp đồng thế chấp tài sản, đối tượng hợp đồng chính là tài sản thế chấp. Trước đây, Bộ luật dân sự 1995 coi tài sản thế chấp chỉ có thể là bất động sản. Tuy nhiên, tại Điều 318 bổ sung điều khoản loại trừ trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ. Theo đó, trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo khoản 1 điều 174 BLDS cũng quy định bất động sản là đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Những tài sản này có giấy chứng nhận quyền sở hữu, đối với quyền sử dụng đất thì có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp mà các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần bất động sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đồng thời, BLDS 2015 đã bổ sung 2 điều luật hoàn toàn mới (Điều 325, 326), quy định rõ ràng, cụ thể về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất; và thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế


chấp quyền sử dụng đất và cách thức xử lý đối với hai trường hợp này. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về tài sản thế chấp mà chỉ có quy định về tài sản bảo đảm tại khoản 7 điều 3 nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm: “Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm”.Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. Việc phân chia tài sản thế chấp có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau. Nếu căn cứ vào tính hiện hữu của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2024