Nguyên Tắc Thế Quyền Hợp Pháp Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm .

chữa hoặc chỉ tiến hành thay thể một số bộ phận của tài sản bị thiệt hại). Trả tiền bồi thường, vì vậy, trở thành hình thức phổ biến, thông thường được xác định trên hoá đơn thể hiện giá trị mua sắm lại tài sản, hoặc các hoá đơn chứng từ thể hiện tài sản đã được sửa chữa, được khôi phục. Không những thế, hình thức trả tiền bồi thường còn tạo sự linh hoạt và chủ động của các bên, thể hiện là việc các bên có thể thoả thuận và chấp nhận về thiệt hại thực tế của đối tuợng bảo hiểm mà không cần phải đã sửa chữa, hoặc đã mua sắm lại tài sản..Điều này cho phép các bên tiết kiệm được các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý sửa chữa, cũng như khoản thuế VAT phải trả nếu như tiến hành sửa chữa, ngoài ra còn tạo điều kiện cho người bảo hiểm có thể sử dụng khoản bồi thường này vào việc mua sắm thay thế hay nâng cấp bằng tài sản khác.

Trong trường hợp Doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành bồi thường bằng việc thay thế một phần hoặc toàn bộ tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hay bằng bồi thường toàn bộ tài sản theo giá thị trường thì Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi toàn tài sản hoặc một phần tài sản đó tương ứng với giá trị tham gia bảo hiểm. Đây là qui định cho phép Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bán thanh lý tài sản thu hồi nhằm giảm chi bồi thường.

2.12. Nguyên tắc thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm .


Trong bảo hiểm tài sản, khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra do lỗi của người thứ ba gây thiệt hại cho đối tượng tài sản bảo hiểm, thì Doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã giải quyết bồi thường theo Hợp đồng bảo hiểm được phép thế quyền người được bảo hiểm tiến hành truy đòi người thứ ba gây thiệt hại để đòi bồi hoàn lại khoản tiền mà doanh nghiệp đã giải quyết bồi thường. Đây chính là nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản, được áp dụng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bảo hiểm trong việc được hưởng các quyền và hành động của người được bảo hiểm để tiến hành khiếu nại, truy đòi người thứ ba gây thiệt hại; chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba có lỗi; đồng thời ngăn ngừa khả năng hưởng lợi không chính đáng của người được bảo hiểm trong việc có thể đòi bồi thường từ hai nguồn về cùng một tổn thất.

Thế quyền là nguyên tắc được áp dụng trong bảo hiểm tài sản, là hệ quả tất yếu của nguyên tắc bồi thường, xuất phát từ nguyên tắc quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm bị giới hạn bởi giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm và

người được bảo hiểm không thể được bồi thường quá với những thiệt hại mà họ thực sự phải gánh chịu khi tài sản bị tổn thất. Trong bảo hiểm con người không có nguyên tắc thế quyền, người được bảo hiểm không bị hạn chế về quyền lợi bảo hiểm đối với chính tính mạng và sức khoẻ của mình, vì vậy họ có quyền đòi bồi thường từ tất cả các bên có liên quan, theo Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết, cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba theo qui định của Luật dân sự. Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn không thể thế quyền người được bảo hiểm để truy đòi người thứ ba gây thiệt hại.

2.12.1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền nhân danh chính mình trực tiếp kiện truy người thứ ba bồi hoàn cho mình hay không?.

- Vấn đề đặt ra là, sau khi đã được thế quyền hợp pháp, Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền nhân danh chính mình để khiếu nại người thứ ba hay chỉ thực hiện việc khiếu nại dưới tên của người được bảo hiểm để truy đòi khoản tiền mà mình đã phải bồi thường?

Vấn đề này được các nước quy định không thống nhất. Theo luật pháp của nước Anh, người bảo hiểm chỉ được quyền thực hiện một số khiếu nại dưới tên của người được bảo hiểm, họ không được quyền độc lập khiếu nại để thực hiện vụ kiện truy đòi người thứ ba gây thiệt hại bằng tên của chính họ, chỉ trừ trường hợp theo quy định của Luật chống phá rối trật tự (Riot Damage Act) thì người bảo hiểm mới có quyền thực hiện vụ kiện nhân danh chính họ [22; Tr 171]. Tuy nhiên, ở nước Mỹ, người ta có thể lựa chọn việc đòi bồi thường dưới tên của người bảo hiểm hay người được bảo hiểm và nếu kiện dưới tên của người được bảo hiểm thì người bảo hiểm có thể tham gia vào vụ kiện đòi bên thứ ba như là một người có toàn quyền được thế quyền, thậm chí là trước khi trả bất cứ khoản bồi thường nào. Trong khi đó, ở Nhật, theo qui định của Luật Thương mại Nhật Bản (Điều 661 và Điều 662) thì người bảo hiểm có quyền được thế quyền một cách tự động các quyền của người được bảo hiểm đối với người thứ ba trong phạm vi số tiền bồi thường đã trả, và người bảo hiểm sẽ thiệt lập một khoản nợ thông qua một văn bản "Loan Form Payment" (Thanh toán theo hình thức cho vay) do người được bảo hiểm ký nhận, sau đó việc khiếu nại đòi người thứ ba

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

được tiến hành mang tên người được bảo hiểm [31; Tr 327].

ë Việt nam, theo qui định của BLDS thì "Trong trường hơp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm, thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã trả..." (khoản 1 Điều 581). Như vậy, qui định của pháp luật Việt nam cho thấy, quyền thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm đối với các quyền và hành động của người được bảo hiểm để tiến hành truy đòi người thứ ba gây thiệt hại là quyền phát sinh theo luật, phát sinh đương nhiên sau khi Doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện việc trả tiền bồi thường. Hệ quả là, Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền nhân danh chính mình trực tiếp yêu cầu người thứ ba gây thiệt hại bồi hoàn lại số tiền bồi thường đã trả.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 10

- Quyền thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm bị loại trừ đối với một số chủ thể nhất định, mà mặc dù những chủ thể này có thể được xác định là người thứ ba gây thiệt hại, nhưng Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền truy

đòi, trừ khi họ có lỗi cố ý gây thiệt hại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì "Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây thiệt hại" (Khoản 3 Điều 49 Luật KDBH).

Liên quan đến vấn đề này, pháp luật của các nước cũng có quy định khác nhau. Chẳng hạn, Điều 46 Luật bảo hiểm Trung quốc qui định nguời bảo hiểm không được thế quyền đòi bồi thường đối với bất kỳ "thành viên nào trong gia

đình" và "những nguời làm công" của người được bảo hiểm, trừ khi những người này cố ý gây thiệt hại. Trong khi đó, Luật bảo hiểm của Pháp lại có quy định mở rộng hơn, theo đó việc loại trừ được thực hiện theo thứ tự liên quan đến những thiệt hại gây ra bởi "Trẻ em, vợ chồng, thông gia, người thừa hành, người làm công, công nhân và người ở" của người được bảo hiểm; "tất cả những người cùng sống cùng nhà với người được bảo hiểm", ngoại trừ khi thiệt hại xảy ra do hành vi cố ý của những người kể trên" [28; Tr 24].

2.12.2. Quyền thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh khi nào?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc thế quyền chỉ được thực hiện khi đã hội đủ hai điều kiện, đó là: xác định được trách nhiệm của người thứ ba

gây thiệt hại, và Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường (Khoản 1 Điều 581 BLDS và Khoản 1 Điều 49 Luật KDBH).

Vậy, khi đã hội đủ hai điều kiện này thì việc thực hiện thế quyền phát sinh một cách tự động hay phải trên cơ sở có sự chuyển quyền yêu cầu người thứ ba của người được bảo hiểm cho Doanh nghiệp bảo hiểm ? Vấn đề này được pháp luật Việt Nam quy định không thống nhất.

Theo quy định tại Khoản 1Điều 581 BLDS thì " Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm, thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba". Như vậy, như những phân tích ở nội dung phần (a) trên cho thấy - quyền yêu cầu truy đòi người thứ ba bồi hoàn lại của Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tự động phát sinh theo luật khi Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường, mà không cần có sự " chuyển quyền yêu cầu"người thứ ba từ phía người được bảo hiểm cho Doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ hỗ trợ và cung cấp các tài liệu, bằng chứng cần thiết để Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện có hiệu quả quyền truy đòi người thứ ba.

Trong khi đó, liên quan đến vấn đề này, Luật KDBH có quy định theo nguyên tắc khác hơn so với quy định trên của BLDS. Cụ thể Điều 49 Luật KDBH quy định "1. Trong trường hợp ngưòi thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho Doanh nghiệp bảo hiểm" và "2. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho Doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu, hoỈc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm". Như vậy, để được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi bồi thường thì người được bảo hiểm phải đảm bảo bảo lưu quyền yêu cầu người thứ ba và chuyển quyền này cho Doanh nghiệp bảo hiểm. Từ những nội dung này cho thấy, theo qui định của Luật KDBH, thì quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

của Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực sự phát sinh và có hiệu lực trên cơ sở có sự

chuyển quyền yêu cầu từ phía người được bảo hiểm.

Như vậy, cùng một vấn đề về "thời điểm thực sự phát sinh quyền yêu cầu người thứ ba của doanh nghiệp bảo hiểm" lại được điều chỉnh khác nhau bởi hai văn bản pháp luật. Vậy, qui định nào được ưu tiên áp dụng? Vấn đề này, theo qui

định tại Khoản 4 Điều 12 Luật KDBH về thứ tự hiệu lực áp dụng của chế định Hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH thì " những vấn đề liên quan đến Hợp

đồng bảo hiểm không được qui định trong chương này được áp dụng theo qui

định của BLDS và các qui định khác của pháp luật có liên quan". Như vậy, các qui định của Luật KDBH được ưu tiên áp dụng trước.

Tuy nhiên, cần khẳng định lại là theo qui định của Luật KDBH thì thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh và có hiệu lực trên cơ sở có sự chuyển quyền yêu cầu từ phía người được bảo hiểm, vậy có ảnh hưởng gì đến việc Doanh nghiệp bảo hiểm nhân danh chính mình kiện đòi trách nhiệm bồi hoàn của người thứ ba hay không? Và sự chuyển giao quyền yêu cầu này có cần sự đồng ý của người thứ ba gây thiệt hại không? Những vấn đề này sẽ được giải quyết trên cơ sở xem xét qui định tại Điều 315 BLDS về " Chuyển giao quyền yêu cầu", cụ thể Khoản 2 điều này qui định " 2. Khi nguời có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho nguời thế quyền, thì người thế quyền trở thành người có quyền yêu cầu. Người chuyển giao phải báo cho người có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của ngưòi có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác". Như vậy, Doanh nghiệp bảo hiểm khi đã được chuyển giao quyền yêu cầu từ phía nguời được bảo hiểm và trở thành người có quyền yêu cầu đối với có nghĩa vụ (là người thứ ba gây thiệt) mà không cần có sự đồng ý của bên thứ ba gây thiệt hại. Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có quyền nhân danh chính mình kiện truy đòi trách nhiệm bồi hoàn của người thứ ba gây thiệt hại.

Theo qui định của pháp luật, cũng như thực tiễn kinh doanh bảo hiểm cho thấy, để thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền yêu cầu người thứ ba gây thiệt hại cho Doanh nghiệp bảo hiểm, thì người được bảo hiểm phải hoàn tất và ký

mét văn bản mẫu hoỈc giấy chuyển quyền đòi bồi thường (Subrogation Form), trong đó thường bao gồm các nội dung:

+ Xác nhận người được bảo hiểm đã nhận đầy đủ khoản tiền bồi thường

đối với tổn thất.

+ Xác nhận rằng người bảo hiểm được thế quyền người được bảo hiểm và có toàn quyền trong việc truy đòi người thứ ba gây thiệt hại.

+ Cam kết cung cấp các tài liệu, bằng chứng cần thiệt khác để người bảo hiểm thực hiện có hiệu quả việc truy đòi người thứ ba.

Theo nội dung qui định tại Điều 315 BLDS thì "Người chuyển giao phải báo cho người có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu", như vậy, việc hoàn tất các nội dung và ký văn bản chuyển quyền đòi bồi thường của người được bảo hiểm là nghĩa vụ bắt buộc theo qui định của pháp luật, nó không những có giá trị pháp lý thể hiện việc đã chuyển quyền yêu cầu, cũng như xác nhận các trách nhiệm và cam kết của nguời được bảo hiểm đối với Doanh nghiệp bảo hiểm, mà còn là bằng chứng pháp lý thông báo cho người thứ ba gây thiệt hại biết về việc chuyển quyền yêu cầu đòi bồi thường.

2.12.3. Giới hạn của quyền thế quyền hợp pháp truy đòi người thứ ba gây thiệt hại.

Theo quy định, quyền truy đòi bồi thường của Doanh nghiệp bảo hiểm đối với người thứ ba gây ra thiệt hại bị giới hạn trong phạm vi khoản tiền bồi thường mà Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả (Khoản 1 Điều 49 Luật KDBH; Khoản 1 Điều 581 BLDS). Nghiên cứu vấn đề này cho thấy: Liên quan đến việc truy đòi người thứ ba gây thiệt hại, thực tế tồn tại hai quan hệ pháp luật khác nhau: Thứ nhất,

đó là quan hệ Hợp đồng bảo hiểm giữa Doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó việc giải quyết bồi thường được thực hiện theo các nội dung và cam kết trong hợp đồng; và thứ hai là quan hệ trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại của người thứ ba đối với người được bảo hiểm, đây là trách nhiệm bồi thường phát sinh theo luật, người thứ ba chỉ phải bồi thường những thiệt hại có liên quan theo quy định của pháp luật. Vì vậy, về nguyên tắc, Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trong mọi trường hợp đều có quyền đòi toàn bộ khoản tiền bồi thường mà mình đã trả. Mà đúng hơn, trong phạm vi số tiền đã bồi thường, Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể đòi người thứ ba những gì mà anh ta phải có

nghĩa vụ bồi thường cho nạn nhân theo quy định của BLDS. Như vậy, khi xem xét đến vấn đề hiệu quả cũng như cơ sở để tranh chấp truy đòi người thứ ba của Doanh nghiệp bảo hiểm phải được nhận thức theo nguyên tắc này. Thực tế, với tính chất cạnh tranh gay gắt và phát triển của thị trường bảo hiểm, ngày càng có nhiều sản phẩm bảo hiểm tài sản với phạm vi bảo hiểm rất rộngvà linh hoạt (có thể là bảo hiểm không tính khấu hao, bảo hiểm theo giá trị thay thế mới (new for old)...), cũng như để thu hút khách hàng thì các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng "rộng rãi" trong việc định giá thiệt hại và giải quyết bồi thường, vì vậy sẽ không có sơ sở nếu ràng buộc trách nhiệm của người thứ ba gây thiệt hại phải bồi hoàn lại theo những cam kết thương mại trong Hợp đồng bảo hiểm.

Từ những phân tích trên cho thấy, giữa "số tiền Doanh nghiệp bảo hiểm"

đã bồi thường và "trách nhiệm người thứ ba phải bồi thường theo Luật" có phạm vi rộng hẹp khác nhau, vì vậy về nguyên tắc:

+ Nếu "số tiền bảo hiểm" mà Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả lớn hơn phạm vi trách nhiệm bồi thường theo Luật của người thứ ba, thì người được bảo hiểm

được coi là đã chuyển toàn bộ quyền yêu cầu đòi bồi thường người thứ ba phát sinh theo luật cho Doanh nghiệp bảo hiểm. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm không thể tiếp tục còn quyền đòi bồi thường đối với người thứ ba.

+ Nếu "số tiền bảo hiểm đã nhận được" của người được bảo hiểm nhỏ hơn thiệt hại thực tế mà người đó thực tế phải gánh chịu (được xác định trên cơ sở các qui định của pháp luật) bởi lỗi gây thiệt hại của người thứ ba, thì người được bảo hiểm vẫn tiếp tục có quyền đòi người thứ ba bồi thường cho mình khoản chênh lệch đó. Đây là những trường hợp thường xảy ra trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm, do việc bồi thường bảo hiểm bị giới hạn bởi các quy định trong Hợp đồng bảo hiểm ( như việc áp dụng mức khấu trừ, bồi thường theo tỷ lệ khi tham gia bảo hiểm dưới giá trị....). Vì vậy, người được bảo hiểm hoàn toàn có quyền trong việc tiếp tục đòi người thứ ba phải bồi thường phần chênh lệch về quyền lợi được hưởng. Vấn đề này cũng đã được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 581 BLDS.

2.12.4. Căn cứ xác định trách nhiệm của người thứ ba:

Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho đối tượng tài sản bảo hiểm, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba phát sinh có thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; hoỈc trách nhiệm bồi thường

thiệt hại trong hợp đồng. Vì vậy, có các căn cứ pháp lý khác nhau để xác định trách nhiệm của người thứ ba liên quan đến một tổn thất được bảo hiểm.

Thông thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác

định chủ yếu trên các quy định của BLDS. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh theo hợp đồng được coi là phức tạp hơn, vì có liên quan đến nhiều quy định pháp luật, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh theo quan hệ hợp đồng về xây dựng cơ bản; quan hệ hợp đồng chuyên chở; hợp đồng giữ tài sản, bốc, xếp, dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá...Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, các quan hệ hợp

đồng liên quan đến đối tượng tài sản bảo hiểm thường chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều quy định và hệ thống pháp luật khác nhau, có thể là pháp luật trong nước, pháp luật hàng hải và tập quán thương mại quốc tế...

Vì vậy, liên quan đến một tổn thất về hàng hoá, thân tàu biển hay tiền cước vận chuyển thì việc xác định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến tổn thất là rất phức tạp, do tính phức tạp của thành phần các chủ thể này, có thể là chủ tàu, người chuyên chở, người giao nhận, bảo quản, xếp, dỡ hàng hoá... Ngoài ra, vấn đề này còn có nhiều phức tạp và xung đột pháp luật liên quan đến các qui định về thời hiệu khởi kiện; các quy định về miền trách nhiệm của chủ tàu, người chuyên chở trong một số trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá; cũng như các qui định về giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở

đối với hàng hoá.... Do giới hạn và phạm vi nghiên cứu, luận văn không có điều kiện đi sâu vào phân tích cụ thể những vấn đề này, tuy nhiên có thể dẫn chiếu một số văn bản pháp luật trong nước và Công ước quốc tế thường áp dụng trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải liên quan đến việc xác định người thứ ba có trách nhiệm đối với những tổn thất, hư hỏng của hàng hoá vận chuyển.

- Trách nhiệm của cảng, người xếp dỡ trong quá trình xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu được xác định "Quy định về việc xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá nhập khẩu tại cảng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ban hành theo Nghị định 330/CP ngày 9/7/1981 của Hội đồng Chính phủ và "Thể lệ giao nhận bảo quản hàng hoá tại các cảng biển Việt Nam" ban hành theo Quyết định số 2073/QĐ-GT ngày 6/10/1991 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 13/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí