Một Số Vấn Đề Cụ Thể Và Kiến Nghị Hoàn Thiện

- Một số trường hợp người chuyên chở được miền trách nhiệm hoàn toàn của đối với tổn thất hàng hoá được điều chỉnh tại: BLHH Việt Nam, Điều 108 Khoản 2; Công ước Brussels 1924 (Quy tắc Hague 1924), Điều 4 Khoản 2; và Quy tắc Hamburg 1978.

- Giới hạn trách nhiệm bồi thường người chuyên chở đối với mỗi kiện hàng hay đơn vị hàng hoá trong trường hợp giá trị hàng không được kê khai trước khi xếp lên tàu được điều chỉnh tại: BLHH Việt Nam, Điều 110 Khoản 1; Quy tắc Hague - Visby 1968, Điều 2; và Quy tắc Hamburg 1978.

- Thời hạn khởi kiện theo hợp đồng vận chuyển đối với các tổn thất hàng hoá là 01 năm tính từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng được điều chỉnh tại: BLHH Việt Nam, Điều 65 Khoản 2; Công ước Brussels 1924, Điều 3 Khoản 6.


Chương III‌

Một số nhận xét và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng bảo hiểm tài sản.


3.1. Nhận xét chung

Hiện nay, cùng với các qui định về Hợp đồng bảo hiểm trong BLDS, BLHH, các qui định pháp luật chung về HĐKT, HĐDS khác có liên quan và các qui định đặc thù về Hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH, đã tạo ra khung pháp luật điều chỉnh về Hợp đồng bảo hiểm tương đối đầy đủ, đảm bảo quan hệ bình

đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ Hợp đồng bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo hiểm. Các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên đã được pháp luật qui định cụ thể, có giá trị pháp lý cao, các bên chỉ có thể thoả thuận thêm những điều khoản có lợi khác, mà không thể tự thoả thuận để làm giảm trừ các quyền và nghĩa vụ pháp lý " tối thiểu" này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Luật KDBH với tính chất là văn bản luật chuyên ngành đầu tiên về hoạt

động kinh doanh bảo hiểm, đã có nhiều qui định ghi nhận các vấn đề đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm. Chế định Hợp đồng bảo hiểm, với 46 điều (chiếm hơn 1/3 tổng số điều của Luật KDBH) đã qui định các vấn đề pháp lý chung của Hợp

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 11

đồng bảo hiểm, cũng như có các qui định điều chỉnh cụ thể về từng loại hợp đồng

- Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Hợp đồng bảo hiểm con người và Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Ngoài các qui định chung, truyền thống về hình thức hợp đồng, giao kết Hợp đồng bảo hiểm, Luật KDBH đã có các qui định cụ thể về các nội dung chính chủ yếu phải có của một Hợp đồng bảo hiểm; Qui định quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên chủ thể tham gia Hợp đồng bảo hiểm. Với nhiều qui định bảo vệ quyền lợi của Bên mua bảo hiểm: Nếu như trước kia, khi giao kết Hợp

đồng bảo hiểm, BLDS chỉ qui định nghĩa vụ thông tin từ một phía Bên mua bảo hiểm (Điều 577), thì nay, Luật KDBH đã qui định quyền của Bên mua bảo hiểm trong việc yêu cầu Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan

đến Hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích Qui tắc, Điều khoản bảo hiểm khi giao kết Hợp đồng bảo hiểm (Điều18,19). Đồng thời, nhằm hạn chế việc bên bảo

hiểm sự dụng lợi thế trong việc áp đặt nội dung hợp đồng, cũng như sử dụng nhiều thuật ngữ nghiệp vụ chuyên ngành khi soạn thảo hợp đồng, Luật KDBH đã có nhiều qui định đảm bảo quyền lợi cho Bên mua bảo hiểm: Việc giải thích Hợp

đồng bảo hiểm (nếu có điều khoản nào không rõ ràng) được thực hiện theo hướng có lợi cho Bên mua bảo hiểm (Điều 21); Đảm bảo tính đúng đắn của nội dung Hợp đồng bảo hiểm, Luật có các qui đinh quản lý việc áp dụng các Hợp

đồng bảo hiểm, theo đó các Doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ các Qui tắc, điều khoản bảo hiểm bắt buộc; trình Bộ tài chính phê chuẩn qui tắc, điều khoản bảo hiểm liên quan đến con người; Đăng ký và báo cáo với Bộ Tài chính các Qui tắc,

điều khoản bảo hiểm trước khi áp dụng; kèm theo đó là các qui định về chế tài, xử lý trong trường hợp các Doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm qui định này [13;

Điều 4].

Nguyên tắc Bên mua bảo hiểm phải có một quyền lợi có thể được bảo hiểm trong đối tượng bảo hiểm là nguyên tắc đặc thù được qui định trong Luật KDBH. Nó có vai trò quan trọng xuyên xuốt quá trình giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và bồi thường, trả tiền bảo hiểm: nó không chỉ là điều kiện để đảm bảo một Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, mà nó còn cho phép xem xét các trường hợp làm vô hiệu hợp đồng, các trường hợp chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm; cũng như các điều kiện để Hợp đồng bảo hiểm có thể được chuyển nhượng...

Thông qua các các qui định điều chỉnh cụ thể từng loại Hợp đồng bảo hiểm, Luật đã pháp điển hoá nhiều thuật ngữ, khái niệm đặc thù được sử dụng trong kỹ thuật bảo hiểm. Đặc biệt đối với Hợp đồng bảo hiểm tài sản, với các nguyên tắc về xác định số tiền bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường, các qui định đặc thù về bảo hiểm trùng, chuyển quyền truy đòi người thứ ba gây thiệt...

Tuy nhiên, do tính phức tạp của Hợp đồng bảo hiểm, mà quan hệ Hợp

đồng bảo hiểm chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều ngành luật. Mặc dù, Luật KDBH đã có nhiều qui định đặc thù về Hợp đồng bảo hiểm, những không đủ để phân định Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng độc lập riêng, thoát khỏi sự điều chỉnh của pháp luật chung về HĐDS, HĐKT. Vì vậy, không trách khỏi những tồn tại và xung đột của hai hệ thống pháp luật HĐKT và HĐDS hiện nay. Thực tế cùng một bản chất là Hợp đồng bảo hiểm nhưng trong những trường hợp khác nhau, tính chất pháp lý của nó lại có thể được phân định là HĐKT hay HĐDS, vì

vậy mà có các đối xử pháp lý khác nhau. Hệ quả là các trường hợp xử lý vô hiệu hợp đồng khác nhau, thẩm quyền giải quyết tranh chấp khác nhau...

Ngoài ra còn phải kể đến các xung đột về Hợp đồng bảo hiểm theo qui

định giữa các quốc gia khác nhau, do hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn đòi hỏi tính hội nhập và tương đồng quốc tế thông qua các hoạt động Tái bảo hiểm và hợp tác quốc tế, vì vậy, các qui định về Hợp đồng bảo hiểm không thể chỉ mang tính chất đối nội trong một quốc gia, mà nó đòi hỏi phải có sự giao lưu, tương đồng nhất định đối với các vấn đề mà các quốc gia trên thế giới ghi nhận.

Đặc biệt, đối với Hợp đồng bảo hiểm tài sản hiện nay, chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều văn bản pháp luật. Ngoài qui định về bảo hiểm tài sản trong Luật KDBH và các qui định chung về pháp luật HĐKT dân sự; Hợp đồng bảo hiểm tài sản do có các đối tượng tài sản bảo hiểm liên quan đến lĩnh vực hành không, dầu khí, vận chuyển, buôn bán thương mại đường biển, vì vậy, được điều chỉnh bởi các qui định đặc thù trong BLHH, cũng như luôn bị chi phối bởi pháp luật quốc tế, tập quán bảo hiểm và tập quán thương mại hàng hải trên thế giới. Vì vậy, còn có những vấn đề đặc thù và thực tiễn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm tài sản chưa được điều chỉnh và lý giải cụ thể trong luật thực định, như thời điểm thực tế phát sinh hiệu lực hợp đồng; vấn đề cấp bảo hiểm tạm thời; số phí bảo hiểm đầu tiên bắt buộc phải đóng để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng; các vấn đề về bảo hiểm trùng; thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm; quyền ký kết và cách thức ký kết Hợp đồng bảo hiểm tài sản...

Thực tế hiện nay, các qui định liên quan trực tiếp điều chỉnh những vấn đề pháp lý cụ thể của Hợp đồng bảo hiểm tài sản chủ yếu được qui định tại ba văn bản pháp luật lớn của Nhà nước, đó là BLHH, BLDS và Luật KDBH (các văn bản khác như Luật hàng không dân dụng, Luật dầu khí; Luật đầu tư nước ngoài của Việt nam, và một số Nghị định của Chính phủ như NĐ 42CP ngày 16/7/1996 về quản lý đầu tư và xây dựng...chỉ có các qui định gián tiếp, liên quan đến qui định nguyên tắc và nghĩa vụ mua bảo hiểm tài sản). Trong đó, BLDS chỉ đưa ra những nguyên tắc chung nhất về Hợp đồng bảo hiểm tài sản. BLHH chỉ có những qui

định đặc thù riêng về bảo hiểm tài sản trong lĩnh vực hàng hải; thực tế hiện nay Bộ Giao thông vận tải cũng đang xây dựng dự thảo trình Chính phủ để sửa đổi bổ sung một số điều của BLHH, trong đó đặt ra một số vấn đề sửa đổi liên quan đến

Hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm hàng hải để thống nhất với các qui định của Luật KDBH. Thực tế, Luật KDBH, với tính chất là luật chuyên ngành về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, các qui định trong Luật liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm nói chung, cũng như Hợp đồng bảo hiểm tài sản có vai trò bao trùm và đặc thù chung nhất cho đối tượng bảo hiểm tài sản thuộc mọi lĩnh vực. Những vấn đề pháp lý chưa được qui định hay điều chỉnh về bảo hiểm tài sản trong luật riêng, đặc thù của từng lĩnh vực (chẳng hạn như bảo hiểm hàng hải, và có thể là bảo hiểm tài sản trong các lĩnh vực đặc thù khác phát sinh theo sự phát triển của nền kinh tế, của thị trường bảo hiểm...), phải được tìm thấy và lý giải trong các qui định của Luật KDBH.

Thực tế, sau hơn một năm áp dụng Luật KDBH, các văn bản huớng dẫn,

điều chỉnh chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp bảo hiểm đã lần lượt được ban hành (Nghị định 42/CP ngày 01/8/2001 hướng dẫn thi hành Luật KDBH; Nghị định 43/CP ngày 01/8/2001 qui định về chế độ tài chính của Doanh nghiệp bảo hiểm; các Thông tư hướng dẫn số 71 và 72 tương ứng cũng được ban hành). Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặc thù của Hợp

đồng bảo hiểm ghi nhận trong Luật còn chưa được hướng dẫn, điều chỉnh cụ thể,

đặc biệt là đối với Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Từ những vấn đề đã phân tích và yêu cầu đặt ra ở trên cho thấy quá trình giao kết, thực hiện Hợp đồng bảo hiểm nói chung và các qui định pháp lý đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm tài sản đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời. Việc thực thi Luật KDBH, không những đóng vai trò quan trọng tạo lập môi trường pháp lý ổn định để phát triển thị trường bảo hiểm, mà còn phải đẩy nhanh quá trình mở rộng thị trường theo hướng hội nhập mở của quan hệ thương mại với các nước trên thế giới.


3.2. Một số vấn đề cụ thể và kiến nghị hoàn thiện


3.2.1. Sự phân biệt HĐKT - HĐDS:

Hợp đồng bảo hiểm, trong trường hợp này có thể là HĐDS, trong trường hợp khác lại là HĐKT. Đây không phải là tính chất riêng có của Hợp đồng bảo hiểm, mà đó là hệ quả xuất phát từ việc pháp luật Việt nam có sự điều chỉnh và

phân biệt hai loại HĐDS và HĐKT, với các qui định điều chỉnh riêng biệt là BLDS và Pháp lệnh HĐKT ngày 29/9/1989.

Như vậy, trong trường hợp nào thì Hợp đồng bảo hiểm được coi là loại HĐDS và trong trường hợp nào được coi là HĐKT? Thực ra cách đặt vấn đề này phái sinh trực tiếp từ việc có sự phân định giữa hệ thống pháp luật dân sự và kinh tế ở Việt nam, phát sinh theo đó là hàng loạt các vấn đề pháp lý khác nhau có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, xử lý hợp đồng vô hiệu; Đồng thời, nó cũng là hệ quả trực tiếp của những hạn chế trong Luật chuyên ngành về kinh doanh bảo hiểm không đủ căn cứ để phân định Hợp đồng bảo hiểm là một hợp

đồng thuần tuý về dân sự hay kinh tế, hoặc coi nó như là một chế định hợp đồng

đặc thù, với cơ chế điều chỉnh và giải quyết tranh chấp thống nhất.

Theo qui định hiện hành, giải quyết tranh chấp từ Hợp đồng bảo hiểm có thể do Toà kinh tế thụ lý hay cũng có thể do Toà dân sự thụ lý, tuỳ thuộc vào tính chất của hợp đồng. Xử lý Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu cũng được điều chỉnh khác nhau theo pháp luật về HĐKT hay pháp luật về HĐDS. Theo qui định của Điều 146 BLDS và Điều 39 Pháp lệnh HĐKT thì hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là: Không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập; Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau tất cả những gì đã nhận từ việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề thiệt hại, bồi thường thiệt hại phát sinh do hợp đồng bị vô hiệu theo các qui định của BLDS và Pháp lệnh HĐKT là khác nhau: Theo khoản 2 Điều 146 BLDS qui định bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường; Theo khoản 2( c) Điều 39 Pháp lệnh HĐKT lại qui định là có thiệt hại phát sinh các bên phải chịu. Như vậy, xử lý Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, thì vấn đề giải quyết thiệt hại phát sinh của các bên

được điều chỉnh không thống nhất.

Theo các qui định hiện hành, xét mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa các qui định của luật dân sự với các qui định về kinh tế, thương mại, thì có thể nhận thấy Hợp đồng bảo hiểm có các dấu hiệu chung là một HĐDS. Có nhiều quan điểm cho rằng mục đích giao kết Hợp đồng bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm chỉ thuần tuý mang tính dân sự, BLDS đã có hẳn một chương qui định về Hợp đồng bảo hiểm, vì vậy Hợp đồng bảo hiểm chỉ là HĐDS.

Tuy nhiên, quan điểm này hợp lý và hoàn toàn đúng với một số Hợp đồng bảo hiểm, chẳng hạn như Hợp đồng bảo hiểm có đối tuợng bảo hiểm là tính mạng, sức khoẻ, tuổi thọ của con người. Trong nhiều Hợp đồng bảo hiểm khác,

đặc biệt là các hợp đồng có đối tượng bảo hiểm là tài sản, thì lại có quan điểm cho rằng nhiều trường hợp các chủ thể kinh tế giao kết Hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ mang tính chất thuần tuý là dân sự, mà nhằm mục đích kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy, trong trường hợp đó phải coi là HĐKT, nếu thoả mãn các dấu hiệu pháp lý của một HĐKT theo các qui định của Pháp lệnh HĐKT.

- Theo qui định của Luật KDBH, một bên Doanh nghiệp bảo hiểm luôn là một pháp nhân hoạt động kinh doanh bảo hiểm vì mục tiêu lợi nhuận. Hình thức Hợp đồng bảo hiểm luôn phải thể hiện bằng văn bản (Điều 14 Luật KDBH). Như vậy, chỉ cần Bên mua bảo hiểm đảm bảo năng lực pháp lý chủ thể giao kết đó là: Pháp nhân hoặc Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của Điều1 Pháp lệnh HĐKT và mục đích giao kết nhằm phục vụ mục đích kinh doanh thì Hợp

đồng bảo hiểm được coi là HĐKT.

- Trong nhiều trường hợp, hành vi giao kết Hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là các Hợp đồng bảo hiểm tài sản của Bên mua bảo hiểm nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, trong Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (Ban hành kèm theo Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ )

đã qui định chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng, giá trị bảo hiểm là giá trị đầu tư của toàn bộ công trình, bao gồm cả lãi suất kỹ thuật, trong trường hợp tổn thất xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường theo giá trị tham gia bảo hiểm, như vậy việc tham gia BH của chủ đầu tư nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Để bảo toàn và phát triển vốn, các doanh nghiệp đều tiến hành mua bảo hiểm thiệt hại cho những tài sản, nhà cửa, máy móc thiết bị, hiểm thiệt hại kinh doanh, gián đoạn kinh doanh của mình, khi thiệt hại xảy ra các doanh nghiệp này sẽ được bồi thường để nhanh chóng khôi phục lại hoạt động sản xuất, ngoài ra họ còn được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường những thiệt hại của lãi

ước tính đối với hàng hoá, cước vận chuyển, giảm doanh thu, gia tăng chi phí trong thời gian không thể sản xuất do ảnh hưởng trực tiếp của một sự cố được bảo hiểm.. Như vậy, giao kết Hợp đồng bảo hiểm trong những trường này nhằm

phục vụ hoạt động kinh doanh, và vậy vì trong trường hợp này, Hợp đồng bảo hiểm là HĐKT.

Như vậy, tiêu chí quan trọng để phân định trường hợp nào Hợp đồng bảo hiểm là HĐKT hay HĐDS là căn cứ vào hành vi của Bên mua bảo hiểm là nhằm mục đích dân sự hay mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu Bên mua bảo hiểm là pháp nhân, hay cá nhân có đăng ký kinh doanh và đối tượng được bảo hiểm/ quyền lợi có thể được bảo hiểm có liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, mục đích kinh doanh của Bên mua bảo hiểm thì phải coi nó là HĐKT.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, không phải lúc nào việc phân định Hợp đồng bảo hiểm là dân sự hay kinh tế cũng thống nhất theo tiêu chí này, mà nhiều khi vấn đề lại được xác định căn cứ vào hình thức giao kết Hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể, vụ tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm giữa Tổng công ty bảo hiểm Việt nam (Bảo Việt) với Tổng công ty chè Việt nam đối với việc từ chối bồi thường lô hàng Ngô chở trên tàu Bình Thuận 15 đã kéo dài rất nhiều năm (từ năm 1995) , qua rất nhiều cấp xét xử - đã xét xử Giám đốc thẩm theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, nhưng sau đó Toà án nhân dân tối cao lại huỷ án để xét xử lại từ đầu theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, với bản nội dung Kháng nghị (Số 04 ngày 14/9/1999) cho rằng Hợp đồng bảo hiểm đó không phải là Hợp đồngkinh tế do Bên mua bảo hiểm đã mua bảo hiểm bằng miệng, thể hiện là không có Giấy yêu cầu bảo hiểm. Qua đó cho thấy, việc xem xét tính chất và phân định Hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp này hoàn toàn không căn cứ vào

đối tượng, nội dung và mục đích của hợp đồng, mà lại căn cứ vào hình thức văn bản không phù hợp của Hợp đồng bảo hiểm (mua bảo hiểm bằng miệng) để coi

đó là HĐDS. Trong khi đó, Toà án lại không quan tâm đến đặc trưng pháp lý của Hợp đồng bảo hiểm, đó là cho dù đó là HĐDS, thì hình thức của của nó cũng phải được thể hiện bằng văn bản mà không thể bằng miệng. Vì vậy, tiêu chí dựa vào hình thức của Hợp đồng bảo hiểm để phân định đó là HĐKT hay dân sự không thể được áp dụng vì đó không phải là tiêu chí chủ yếu và đặc trưng.

Như vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, chưa có một tiêu chí thống nhất để xác định Hợp đồng bảo hiểm là HĐKT hay HĐDS. Đây cũng là vấn đề phức tạp và có rất nhiều tranh cãi cả trên phương diện lý thuyết lẫn trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2024