Trách Nhiệm Đề Phòng Và Hạn Chế Tổn Thất

tùy từng loại tài sản hay hàng hoá, mà Doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm theo

đưa ra các trường hợp hay điều kiện để coi một tổn thất bộ phận là tổn thất toàn bộ ước tính. Chẳng hạn Điều 15.2 Qui tắc bảo hiểm vật chất xe ô tô của Bảo Việt có qui định " ...xe bị thiệt hại trên 75% hoặc đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe" [47].

Khi xảy ra tổn thất toàn bộ ước tính, thì để được bồi thường theo tổn thất toàn bộ thực tế, người được bảo hiểm phải chuyển cho Doanh nghiệp bảo hiểm quyền sở hữu tài sản. Trên cơ sở đó, Doanh nghiệp bảo hiểm có thể xử lý bán thu hồi tài sản nhằm cứu vẵn để giảm số tiền bồi thường.

c.. Tổn thất riêng:

Là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho riêng quyền lợi của một vài chủ sở hữu

đối với các tài sản trên hành trình mà không liên quan đến các chủ sở hữu tài sản khác có mặt trên hành trình. Khaí niệm tổn thất riêng là đặc thù chỉ xuất hiện trong bảo hiểm hàng hải do những rủi ro bất ngờ được bảo hiểm gây ra, đối lập với nó là khái niệm là tỉn thÊt chung, có nguyên nhân từ một hành động chủ ý hy sinh gây tổn thất.

Tổn thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hay bộ phận của một phần quyền lợi liên quan đến một hành trình hàng hải. Doanh nghiệp bảo hiểm không những phải bồi thường tổn thất riêng thuộc rủi ro bảo hiểm mà còn bồi thường chi phí hợp lý phát sinh của vụ tổn thất riêng (chi phí tổn thất riêng).Đối với hàng hoá tổn thất, chi phí tổn thất riêng là những chi phí nhằm bảo tồn hàng hoá khỏi bị hư hại thêm hay giảm bớt hư hại khi xảy ra tổn thất thuộc rủi ro bảo hiểm trên hành trình. Tuy nhiên, không được coi là chi phí tổn thất riêng đối với những chi phí

đề phòng hạn chế trước khi xảy ra tổn thất hoặc khi hàng đã về tới bến cảng cuối cùng. Đối với bảo hiểm thân tàu thì chi phí tổn thất riêng có thể là chi phí chưa sửa chữa hoặc chi phí đã sửa chữa ( có thể là sửa chữa tạm thời, hoặc đã sửa chữa chính thức). Chi phí tổn thất riêng được tính độc lập với giá trị tổn thất riêng, và không được cộng vào giá trị tổn thất riêng để đạt mức miễn thường.

d. Tỉn thÊt chung:

Tổn thất chung là một chế độ bồi thường những tổn thất hàng hải có chủ ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

để bảo vệ an toàn cho hành trình chung và được xây dựng trên nguyên tắc công

bằng. Theo qui định tại Điều 66.1 Luật bảo hiểm hàng haỉ Anh 1906 thì " Hư hại tổn thất chung là tổn thất do hành động tổn thất chung hoặc hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung gây ra". Nó bao gồm chi phí tổn thất chung và hy sinh tổn thất chung. Theo Qui tắc York - Antwerp 1974 về tổn thất chung (Điều

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 9

A) thì " Có hành vi tổn thất chung khi và chỉ khi bất kỳ sự hy sinh hay chi phí bất thường nào được thực hiện hoặc gánh chịu một cách có chủ tâm và hợp lý vì sự an toàn chung để bảo vệ tài sản liên quan đến một phiên trình hàng haỉ chung khỏi bị hiểm hoạ". Cụ thể hơn, Điểu 187 BLHH Việt nam qui định "1- Tổn thất chung bao gồm những hy sinh hoặc chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tầu, hàng hoá, tiền cước vận chuyển hoặc tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm hoạ chung".

Như vậy, hy sinh tổn thất chung là hành động xảy ra khi vì an toàn chung

để bảo tồn số tài sản còn lại trong một hành trình gặp tai nạn nên buộc phải hy sinh có chủ ý một số tài sản hoặc chi phí bất thường một cách hữu ích và hợp lý.

Đó là sự hy sinh quyền lợi của một số ít (một vài chủ hàng hoặc chủ tàu) do hành

động tổn thất chung gây ra, nhằm cứu vãn tất cả quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu trên hành trình gặp tai nạn. Điều này khác biệt với tổn thất riêng, do tổn thất riêng là tổn thất ngẫu nhiên do thiên tai, tai nạn gây ra, và là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm, hoàn toàn không liên quan đến các quyền lợi khác. Để xác

định tổn thất chung người ta dựa vào một số nguyên tắc cơ bản sau:

Một là: Phải có nguy cơ đe doạ thật sự cho toàn bộ hành trình, sự hy sinh phải ở trong tình trạng bất thường. Tai hoạ đe doạ phải là thực sự có tính chất cấp bách, đe doạ tất cả các quyền lợi có mặt trên hành trình tại thời điểm đó. Trường hợp không có tai hoạ hoặc nghe phong phanh sẽ có tai hoạ hoặc tai hoạ chỉ đe doạ cục bộ một số quyền lợi thì không được coi là tổn thất chung.

Hai là: Phải là hành động hy sinh tự nguyện có dụng ý của con người trên tàu. Có nguy cơ đe doạ thực sự khi chưa có tổn thất. Chỉ khi có hành động hy sinh tự nguyện cố ý của con người đối với một số tài sản hoặc chi phí phát sinh thêm thì mới có tổn thất. Nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất là hành động của con người. Trước khi thực hiện hành động này con người đã lường trước được tổn thất xảy ra, nhưng tổn thất này sẽ đem lại lợi ích là toàn bộ các quyền lợi khác

trên tàu được đảm bảo an toàn thoát khỏi hiểm hoạ. Chẳng hạn như cố ý "mắc cạn" để khỏi bị chìm toàn bộ; cố ý " vứt hàng xuống biển" để làm nhẹ tàu.. .

Ba là: Sự hy sinh tài sản và các chi phí bỏ ra phải hợp lý, tài sản bị hy sinh trong tổn thất chung phải còn nguyên vẹn. Tài sản đã bị tổn thất riêng (cháy, ngấm nước mặn...) làm hư hại rồi mới hy sinh thì không được coi là tổn thất chung. Khi vứt hàng xuống biển làm nổi tàu thì chỉ vứt đủ trọng lượng và vứt các hàng lần lượt từ trên boong xuống trước rồi mới đến hàng chứa trong hầm tàu.. . mới được coi là hợp lý. Tính hợp lý của việc xếp hàng được xác nhận bởi sơ đồ xếp hàng theo Vận đơn, hoặc xếp theo tập quán quốc tế.

Bốn là: Vì an toàn chung của các quyền lợi trên tàu. Đây là nguyên tắc thể hiện ý chú của sự hy sinh có mục đích đặt quyền lợi của tất cả các chủ hàng, chủ tàu lên trên hết và phải thực sự đem lại an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trên hành trình. Sự hy sinh không vì mục đích hoặc không đem lại an toàn chung không phải là tổn thất chung. Sự hy sinh vì an toàn chung để tránh một tai hoạ ban đầu lại gặp phải tai hoạ thứ hai, bị một tổn thất không thể tránh khỏi nhưng không phải là tổn thất toàn bộ cho các quyền lợi trên tàu vẫn được coi là tổn thất chung. Tàu có nguy cơ bị đắm, buộc phải lao vào chỗ cạn và mắc cạn, tai hoạ thứ hai bị "mắc cạn" là không thể tránh khỏi, vì vậy được coi là tổn thất chung.

Năm là: hành trình phải được cứu vãn. Tổn thất chung hiển nhiên là vô ích nếu sau đó hành trình bị tổn thất toàn bộ, vì mục đích của tổn thất chung là hi sinh một bộ phận để cứu tất cả.

Sáu là: Tổn thất phải là hậu quả trực tiếp của hành vi tổn thất chung.

Khi xảy ra tổn thất chung chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm tuyên bố và xác định tổn thất chung:

- Tuyên bố tổn thất chung; Chỉ định chuyên viên tính toán, phân bổ tổn thất chung; Thu thập các cam kết tổn thất chung và tuỳ theo các hình thức đảm bảo tổn thất chung mà yêu cầu các bên chủ hành kỹ quĩ tổn thất chung hoặc cam kết đóng góp tổn thất chung thì mới có thể giao hàng. Giấy cam đoan đóng góp tổn thất chung phải kèm theo tiền đặt cọc theo yêu cầu của chuyên viên tính toán tổn thất chung, hoặc thư bảo lãnh của ngân hàng, hoặc của công ty bảo hiểm;

- Tính toán phân bổ tổn thất chung và thanh toán theo bảng phân bổ tổn thất chung; Lập kháng nghị hàng hải (nếu tổn thất có liên quan đến trách nhiệm

nguời thứ ba). Chủ hàng phải kê khai giá trị hàng hoá. Chủ tàu phải cung cấp các tài liệu có liên quan như trích sao nhật ký tàu; Chứng từ xác định giá trị tàu;

đơn bảo hiểm tàu; hợp đồng thuê tàu, vận đơn đường biển..Biên bản giám định thiệt hại..

Tính hợp lý và công bằng của nguyên tắc tổn thất chung trong Qui tắc York - Antwerp 1974 (được Hội đồng hàng hải quốc tế chuẩn y tại Hội nghị Hambourg 1974) về tổn thất chung đã được các cường quốc hàng hải chấp nhận, mỗi nước triển khai theo luật riêng, nhưng những nguyên tắc cơ bản thì đều giống nhau. Nhìn chung, việc tính toán, phân bổ tổn thất chung rất phức tạp, và thường phải do các chuyên viên tính toán phân bổ tổn thất chung tiến hành. Theo qui định của các Điều 188 và Điều 189 BLHH Việt nam, thì tổn thất chung

được phân bổ theo một tỉ lệ tương ứng với giá trị của tầu, hàng hoá, tiền cước vận chuyển, tiền công vận chuyển hành khách ở nơi và thời điểm mà tầu ghé vào lánh nạn sau khi xảy ra tổn thất chung; kể những hàng hoá được bốc lậu lên tầu hoặc khai sai về chủng loại, nếu được cứu thoát khỏi hiểm hoạ chung, thì cũng phải chịu một giá trị phân bổ tương ứng.

2.10.2.. Trách nhiệm đề phòng và hạn chế tổn thất

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các Doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ thực hiện chức năng bồi thường những tổn thất, thiệt hại đã xảy ra, mà còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc tiến hành nghiên cứu rủi ro, thống kê tai nạn, xác

định nguyên nhân tổn thất, qua đó đề ra các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa thiệt hại, giảm thiểu rủi ro. Việc đề phòng và hạn chế tổn thất được thực hiện kể từ khi

đánh giá rủi ro, ký kết Hợp đồng bảo hiểm, quản lý rủi ro, giám định tổn thất và bồi thường thiệt hại. Thực tế cho thấy, phần lớn các tổn thất đối với tài sản thường do sự bất cẩn hoặc câủ thả của nguời được bảo hiểm trong việc bảo quản, sử dụng tài sản, hoặc là ý thức buông thả phó mặc tài sản đã được bảo hiểm cho người bảo hiểm. Pháp luật của nhiều nước đều có các qui định điều chỉnh vấn đề này, qui định cho Doanh nghiệp bảo hiểm có áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất, cũng như quyền yêu cầu Bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp an toàn đối với đối tượng bảo hiểm, trong trường hợp Bên mua bảo hiểm không thực hiện yêu cầu này một cách hợp lý, thì có thể sẽ phát sinh quyền đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng bảo hiểm từ phía Doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 50 Luật KDBH qui định qui định quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc đảm bảo an toàn cho đối tượng tài sản bảo hiểm, theo đó, người được bảo hiểm phải thực hiện các qui định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao

động, vệ sinh lao động cũng như các qui định pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản. Người được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ này một cách mẫn cán và hợp lý như thể tài sản đó chưa được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện an toàn của đối tượng bảo hiểm, khuyến nghị hoặc yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất, đồng thời có thể ấn định một thời hạn một thời hạn để người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp an toàn, nếu hết thời hạn này, các biện pháp không được áp dụng thì Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm, hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa hoặc hạn chế tổn thất theo chỉ dẫn của Doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với những tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm quá cẩu thả hoặc vô ý khi thực hiện nghĩa vụ này, Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường (Điều 221BLHH).

Pháp luật cũng qui định Doanh nghiệp bảo hiểm bằng chi phí của mình áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc sự đồng ý của người được bảo hiểm (Điều 50.4 Luật KDBH). Liên quan đến các chi phí để thực hiện việc đề phòng hạn chế tổn thất, các Điều 46.3 Luật KDBH; Điều 222 và Điều 223 BLHH, đều qui định ngoài số tiền bồi thường, Doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người

được bảo hiểm các chi phí cần thiết và hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh theo chỉ dẫn của Doanh nghiệp bảo hiểm, mặc dù tổng số tiền phải trả có thể vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng.

2.11. Giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản

2.11.1. Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường là nguyên tắc cơ bản chi phối việc bồi thường trong mọi Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không thể lớn hơn thiệt hại thực tế mà người đó phải gánh chịu trong một sự cố bảo

hiểm, và bị giới hạn bởi số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng, tuỳ điều kiện nào xảy ra trước.

Mục đích của nguyên tắc bồi thường là thông qua việc thực hiện cam kết tài chính của Doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đưa người được bảo hiểm trở lại trạng thái và khả năng tài chính ban đầu như trước khi chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường không cho phép người được bảo hiểm kiếm lời không chính đáng từ quan hệ Hợp đồng bảo hiểm, từ đó nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, ý đồ trục lợi bảo hiểm. Với mục đích như vậy, nguyên tắc bồi thường được quán triệt và xuyên suốt trong việc xác định số tiền bảo hiểm khi tham giao kết hợp đồng, cũng như xác định sự tương quan giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm khi xem xét giải quyết bồi thường.

Hệ quả của việc thực hiện nguyên tắc bồi thường là:

- Phải xác định đúng và đủ thiệt hại thực tế mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm, bao gồm: thiệt hại thực tế của đối tượng tài sản bảo hiểm; và các chi phí hợp lý có liên quan phát sinh trực tiếp từ việc xử lý hậu quả tai nạn, cứu chữa tài sản, áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất ..;

- Trên cơ sở đó xác giới hạn trách nhiệm bồi thường của Doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như số tiền bồi thường được hưởng trong việc xem xét mối tương quan về giá trị trong các trường hợp bảo hiểm theo đúng giá trị, bảo hiểm dưới giá trị; bảo hiểm trên giá trị và bảo hiểm trùng.

(1) - Xác định đúng và đủ thiệt hại thực tế: Theo qui định của Khoản 1

Điều 46 Luật KDBH, tổn thất thực tế của đối tượng bảo tài sản bảo hiểm được xác định như sau " số tiền bồi thường mà Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản bảo hiểm, tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế của tài sản. Trừ trường hợp có thoả thuận khác trong Hợp đồng bảo hiểm..." . Số tiền bồi thường được xác định theo qui định này nhằm bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực tiếp của những rủi ro được bảo hiểm, có thể là tổn thất bộ phận, tổn thất toàn bộ thực tế hoặc tổn thất toàn bộ ước tính, và đó là chí phí để sửa chữa, hay khôi phục lại tài trở về như trạng thái ban đầu trước khi bị tổn thất, mà không thể tốt hơn. Theo qui định, số tiền bồi thường sẽ tương ứng với giá trị sử dụng

của tài sản trước khi bị tổn thất ( mà không thể tốt hơn), được xác định trên cơ sở giá trị thay thế mới vào ngày xảy ra tổn thất (giá thị trường) trừ đi phần giá trị của phần cũ nát, hao mòn do quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ

được áp dụng nếu các bên không có thoả thuận khác. Nội dung Điều 46 Luật KDBH đã việc dẫn cho thấy pháp luật cho phép các bên có thể có thoả thuận việc bồi thường khác với nguyên tắc này. Theo đó, trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm, tương ứng với một tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp, các bên có thể thoả thuận và chấp nhận bồi thường trên cơ sở theo giá trị thay thế mới vào thời điểm xảy ra tổn thất, không trừ khấu hao, hao mòn do quá trình sử dụng...

Ngoài ra, Doanh nghiệp bảo hiểm còn phải xác định và bồi thường các chi phí hợp lý phát sinh liên quan trực tiếp đến việc giaỉ quyết và xử lý hậu quả sự cố, cũng như các chi phí mà người được bảo hiểm có thể phải bỏ ra để thực hiện các chỉ dẫn của Doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm:

+ Chi phí để xác định giá thị trường và chi phí giám định thiệt hại tổn thất. Các chi phí này do Doanh nghiệp bảo hiểm chịu. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho tài sản bảo hiểm thì nguyên tắc của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là Doanh nghiệp bảo hiểm giành quyền tiến hành việc giám định để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Biên bản giám định là cơ sơ pháp lý để Doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giải quyết bồi thường. Theo qui định của Điều 48 Luật KDBH, chỉ khi các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất trong nội dung Biên bản giám định, thì việc trưng cầu một giám định viên

độc lập mới có thể được thực hiện theo thoả thuận của các bên, hoặc theo sự chỉ

định của Toà án nơi xảy ra tổn thất hay nơi cư trú của người được bảo hiểm. Ngoài ra, Doanh nghiệp bảo hiểm còn phải chịu các chi phí trong trường hợp phải tiến hành lập Hội đồng định giá tài sản, hoặc Hội đồng chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp xác định mức độ thiệt hại của tài sản.

+ Chi phí cần thiết và hợp lý để đề phòng hạn chế tổn thất; chi phí đóng góp vào tổn thất chung; và những chi phí phát sinh khác mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo qui định tại Khoản 3 Điều 46 Luật KDBH và Điều 223 BLHH, ngoài số tiền bồi thường những tổn thất là hậu qủa trực tiếp của hiểm hoạ được bảo hiểm, Doanh nghiệp

bảo hiểm phải trả toàn bộ các chi phí trên, cho dù tổng số tiền phải trả cho người

được bảo hiểm có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

(2) - Trên cơ sở xác định đúng và đủ thiệt hại thực tế của người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, Doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường căn cứ vào mối tương quan về giá trị trong các trường hợp bảo hiểm theo giá trị

đúng giá trị, bảo hiểm dưới giá trị, bảo hiểm trên giá trị và bảo hiểm trùng. Theo qui định của Luật KDBH và BLHH, nguyên tắc giải quyết bồi thường được thể hiện như sau:

+ Trường hợp tham gia bảo hiểm đúng giá trị của tài sản, số tiền bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế của tài sản bảo hiểm, và không vượt quá số tiền bảo hiểm (Khoản 1 Điều 46);

+ Trường hợp tham gia bảo hiểm dưới giá trị, số tiền bồi thường được xác

định theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và gía trị thực tế được xác định theo giá thị trường của tài sản (Khoản 2 Điều 43);

+ Trường hợp bảo hiểm trên giá trị, số tiền bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản (Khoản 2 Điều 42).

+ Trường hợp bảo hiểm quá giá trị bằng bảo hiểm trùng bởi nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm, thì các Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi giá trị bảo hiểm, và mỗi doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm theo tỷ lệ tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm, tổng số tiền bồi thường không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản (Điều 44.2 và

Điều 212 BLHH).

2.11.2. Các hình thức bồi thường.

Theo qui định cuả Điều 47 Luật KDBH, Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm có thể thoả thuận các hình thức bồi thường như :

a/ Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

b/ Thay thế tài sản thiệt hại bằng tài sản khác; c/ Trả tiển bồi thường.

Trong thực tế, việc bồi thường bảo hiểm chủ yếu được thực hiện bằng tiền, vì việc thay thế tài sản thiệt hại bằng tài sản khác rất phức tạp và rất khó có căn cứ để xác định về chất lượng cũng như chủng loại tương đồng, đặc biệt là đối với những tài sản chuyên dụng hoặc vật đặc định (sẽ đơn giản hơn nếu nếu có thể sửa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2024