Theo đó, khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra, thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh trên cơ sở xem xét, đối chiếu với nội dung của 3 loại điều khoản trên, và phải thoả mãn hai điều kiện, đó là : Tổn thất phải thuộc phạm vi bảo hiểm, và tổn thất đó xảy ra không thuộc trường hợp bị "loại trừ trách nhiệm bảo hiểm".
Trong thực tiễn của việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm hiện nay: Nếu tổn thất xảy ra do các rủi ro không thuộc phạm vi được bảo hiểm gây ra, thì không có cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết bồi thường. Có nghĩa là trường hợp tổn thất này hoàn toàn không làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm; Còn đối với trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi rủi ro được bảo hiểm (xảy ra sự kiện bảo hiểm), nhưng nếu Bên mua bảo hiểm lại vi phạm vào các qui định "loại trừ trách nhiệm bảo hiểm", thì các doanh nghiệp bảo hiểm, tuỳ từng trường hợp có thể loại trừ hoàn toàn 100% trách nhiệm bảo hiểm, hoặc áp dụng mức chế tài nhất định, có thể là 50% hoặc thậm chí là 80% trách nhiệm bảo hiểm.
Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh bảo hiểm cho thấy trong nội dung các Quy tắc bảo hiểm hiện hành đều không có sự phân biệt rạch ròi các qui định về " rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm" và Điều khoản qui định " các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm", mà thậm chí còn gộp chung cả hai điều khoản này làm một, vì vậy, làm cho nội dung điều khoản rất phức tạp và khó hiểu. Điều này một phần do chưa hiểu rõ tính chất và chức năng của các điều khoản này trong hợp đồng, vì vậy không thận trọng trong quá trình xây dựng qui tắc điều khoản bảo hiểm, cũng như cách sử dụng từ ngữ khi qui định về vấn đề này. Hâụ quả là việc từ chối bồi thường khi áp dụng Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường dễ dẫn đến tranh chấp, và khi đưa ra xét xử thường gây bất lợi cho Doanh nghiệp bảo hiểm.
Xin dẫn chứng một ví dụ tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm cụ thể cho thấy
đâu là nguyên nhân của sự tranh chấp và tại sao phải hiểu và vận dụng đúng các nội dung Điều khoản này. Đó là trường hợp tranh chấp liên quan đến việc từ chối giải quyết bồi thường của Bảo Việt Kiên Giang đối với tai nạn tàu cá KG 8334 TS của ông Quách Kim Thông xảy ra ngày 14/01/2000 bị chìm do bị phá nước.
- Theo Qui tắc bảo hiểm thân tàu cá hoạt động trong vùng nội thuỷ và vùng biển Việt nam (ban hành năm 1997) thì rủi ro bị chìm ro phá nước là rủi ro
được bảo hiểm theo qui định tài Điều 3.b Qui tắc bảo hiểm, tuy nhiên tai nạn của chiếc tàu cá này lại xảy ra trong trường hợp "Thuyền trưởng và máy trưởng không có bằng lái theo qui định" , đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo qui định của Điều 6.6 Qui tắc bảo hiểm, vì vậy, Bảo Việt Kiên Giang đã vận dụng qui định này và từ chối bồi thường.
- Tuy nhiên, khi vụ việc đưa ra Toà án tỉnh Kiên Giang để xét xử phúc thẩm thì Bản án số137/DSPT ngày 10/9/2002 đã bác quyết định từ chối bồi thường của Bảo Việt Kiên Giang, và buộc công ty này phải bồi thường cho thiệt hại thân tàu cho Chủ tàu với lập luận " rủi ro tàu bị phá nước, bị chìm ngoài biển là sự kiện khách quan, không do lỗi của Ông Thông có bằng lái không hợp lệ, thiệt hại xảy ra không do lỗi cố ý của Ông Thông gây ra". Hiện nay, vụ việc
đang được xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm, vì Bảo Việt Kiên Giang cho rằng nội dung phán quyết Toà án không căn cứ trên nội dung Hợp đồng bảo hiểm
đã được ký kết giữa các bên. Vậy, tại sao cùng một nội dung hợp đồng lại có thể có hai cách hiểu và vận dụng khác nhau?
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Thế Quyền Hợp Pháp Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm .
- Một Số Vấn Đề Cụ Thể Và Kiến Nghị Hoàn Thiện
- Người Đại Diện Giao Kết Và Cách Thức Ký Kết Hợp Đồng:
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Thực tế, Điều 6.6 qui tắc bảo hiểm tàu cá 1997 của Bảo Việt, có qui đinh về các trường hợp "loại trừ trách nhiệm bảo hiểm", tổn thất xảy ra khi "Thuyền trưởng và máy trưởng không có bằng lái theo qui định". Đó chính là Điều khoản loaị trừ trách nhiệm bảo hiểm theo qui định của Điều 16 Luật KDBH đã trình bày ở trên. Về các nội dung trong Hợp đồng bảo hiểm thì việc từ chối bồi thường vụ này là đúng. Nhưng, Bảo Việt Kiên Giang vẫn bị thua do tính phức tạp của qui
định này, cũng như việc Toà án không hiểu rõ đạo lý và nguyên tắc các qui định trong nội dung Hợp đồng bảo hiểm. Thực tế này cũng cho thấy Doanh nghiệp bảo hiểm đã không chú trọng qui định một cách rõ ràng và dễ hiểu vấn đề này trong nội dung Qui tắc bảo hiểm, thậm chí cụ thể Điều 6 của qui tắc bảo hiểm tàu cá đã gộp cả các rủi ro bị loại trừ bảo hiểm và các trường hợp loại trừ bảo hiểm vào trong nội dung một điều, vì vậy đã phải chịu bất lợi.
Ngoài ra, liên quan đến qui đinh tại khoản 3 Điều 16 Luật KDBH về việc không áp dụng điều khoản " loại trừ trách nhiệm bảo hiểm" trong trường hợp Bên mua bảo hiểm "vi phạm pháp luật do vô ý", chúng tôi cho rằng qui định này cần phải được làm rõ thế nào là vi phạm pháp luật do vô ý, vì thực tiễn kinh doanh
bảo hiểm cho thấy, qui định này dễ gây tranh chấp giữa các bên, dễ bị người
được bảo hiểm lợi dụng để vô hiệu hoá các qui định loại trừ bảo hiểm.
Theo các nội dung đã viện dẫn ở trên thì Điều khoản "loại trừ trách nhiệm bảo hiểm" trong các qui tắc bảo hiểm được áp dụng đối với những sự kiện bảo hiểm xảy ra trong trong trường hợp Bên mua bảo hiểm có các hành vi vi phạm pháp luật như: xe không đủ khả năng lưu hành; tàu không đủ khả năng đi biển; xe đi vào đường cấm; xe đi đêm không có đèn; lái xe, lái tàu không có bằng lái; xe chở quá trọng tải.. Thông thường, đây là những hành vi bị pháp luật cấm thực hiện, bất kể là lỗi cố ý hay vô ý cũng được coi là vi phạm nghiêm trọng. Vì vậy, các trường hợp vi phạm pháp luật này, khi đã được qui định trong Hợp đồng bảo hiểm, nó thể hiện là những điều khoản thoả thuận, có hiệu lực ngầm định - mặc nhiên được áp dụng để loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khi Bên mua bảo hiểm vi phạm, không cần phải chứng minh có lỗi cố ý hay vô ý.
Vì vậy, qui định tại Khoản 3.a Điều 16 Luật KDBH cần được hướng dẫn cụ thể để việc vận dụng và áp dụng pháp luật được thống nhất, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp, làm vô hiệu hoá các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, khi Bên mua bảo hiểm có các hành vi vi phạm pháp luật.
3.2.6. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải thích hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm khi giao kết hợp đồng
Theo qui định của Khoản 2.a Điều 17 và Điều 19 Luật KDBH, khi giao kết Hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp cho Bên mua bảo hiểm các thông tin liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện,
điều khoản bảo hiểm và hậu quả pháp lý trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện các nghĩa vụ này (Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho Bên mua bảo hiểm do cung cấp thông sai sự thật). Tuy nhiên, khi áp dụng các qui định này trong thực tiễn thì đòi hỏi phải có hướng dẫn giải thích rõ hơn về:
+ Các trường hợp nào thì coi là doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp sai thông tin nhằm giao kết hợp đồng?
+ Các thông tin này là những thông tin gì?
Hợp đồng bảo hiểm, với tính chất là hợp đồng song vụ, nghĩa vụ giải thích của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với quyền yêu cầu giải thích của Bên mua bảo hiểm ( qui định tại Khoản 1a Điều 18 Luật KDBH), được hiểu là thực hiện theo yêu cầu của Bên mua bảo hiểm, như vậy, trường hợp Bên mua bảo hiểm không yêu cầu thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải giải thích hay không?
Thực tế, các nội dung của Hợp đồng bảo hiểm là các nội dung có sẵn, công khai, và doanh nghiệp bảo hiểm không thể dấu diếm nội dung này. Qui tắc,
điều khoản bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm, chịu sự quản lý chặt chẽ về nghiệp vụ của Bộ tài chính thông qua việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo, đăng ký các Qui tắc BH đang áp dụng (Điều 5 và Điều 18 Nghị định 42CP thi hành Luật KDBH). Như vậy, Bên mua bảo hiểm hoàn toàn có thể tham khảo toàn bộ nội dung hợp đồng trước khi giao kết, trong trường hợp không hiểu và cần cần giải thích thì ngay tại thời điểm đó (một cách hợp lý) phải yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích; và nếu không có yêu cầu giải thích thì coi như Bên mua bảo hiểm đã hiểu và chấp nhận toàn bộ nội dung của Hợp đồng bảo hiểm .
Trong thực tiễn thường phát sinh tranh chấp do Bên mua bảo hiểm thường
đưa ra lý do không hiểu hoặc không được giải thích về nội dung Hợp đồng bảo hiểm để lẫn tránh nghĩa vụ, phản ứng với việc giải quyết của doanh nghiệp bảo hiểm Vì vậy, để tránh tranh chấp sau này liên quan đến việc thực hiện các thoả thuận trong Hợp đồng bảo hiểm, thì vấn đề "nghĩa vụ giải thích Hợp đồng bảo hiểm" của doanh nghiệp bảo hiểm trong Luật KDBH cần có hướng dẫn và qui
định cụ thể (hoặc cho phép các bên tự thoả thuận) vÒ thời điểm hoỈc khoảng thời gian cụ thể để các bên phải thực hiện quyền yêu cầu và nghĩa vụ tương ứng này; nếu quá thời điểm đó mà các bên không thực hiện thì coi như mặc nhiên không có tranh chấp về vấn đề này. Qui định này là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, tránh trường hợp Bên mua bảo hiểm lợi dụng qui định này để lẫn tránh nghĩa vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm không thể chứng minh ngược lại được.
3.2.7. Qui định về Hợp đồng bảo hiểm trùng tại Điều 44 Luật KDBH.
Qui định về bảo hiểm trùng là đặc thù pháp lý cơ bản, áp dụng đối với Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Về nguyên lý kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm, qui định
về bảo hiểm trùng được xây dựa trên nguyên tắc chấp nhận bảo hiểm không vượt quá giá trị tài sản tham gia bảo hiểm, ngăn chặn sự trục lợi bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm bằng việc giao kết nhiều Hợp đồng bảo hiểm, với số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm của tài sản bảo hiểm.
Luật KDBH đã đưa ra quy định về bảo hiểm trùng tại Điều 44, tuy nhiên qui định này đã không thể hiện được các dấu hiệu đặc trưng của bảo hiểm trùng, so với trường hợp "đồng bảo hiểm". Cụ thể:
- Theo qui định của Điều 44 Luật KDBH đưa ra định nghĩa về Hợp đồng bảo hiểm trùng như sau: "1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp Bên mua bảo hiểm giao kết Hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm;
Xem xét qui định này cho thấy: Hợp đồng bảo hiểm trùng được định nghĩa theo hướng chỉ rõ giới hạn phạm vi của khái niệm bao gồm các dấu hiệu: giao kết Hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên; bảo hiểm cùng một
đối tượng; với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm bảo hiểm. Như vậy, bảo hiểm trùng theo qui đình này có thể được hiểu là chỉ cần tham gia bảo hiểm tại nhiều công ty bảo hiểm, với cùng điều kiện, cùng đối tượng bảo hiểm, cùng sự kiện bảo hiểm, và không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trên giá trị, với cùng một quyền lợi bảo hiểm, do đó có thể là bảo hiểm đúng giá trị hoặc bảo hiểm dưới giátrị.
Theo quan điểm của Cộng hoà Pháp thì trong trường hợp nhiều hợp đồng
được ký kết với các tổ chức khác nhau có thể đảm bảo cho cùng một rủi ro, người ta còn gọi là đồng bảo hiểm, nhưng từ thời điểm mà các Hợp đồng bảo hiểm này
được ký kết trên cùng một quyền lợi, các hợp đồng này có thể trở thành bảo hiểm trùng [28; tr 23]. Thực tế, trường hợp tổng số tiền bảo hiểm từ các hợp đồng có thể vượt quá giá trị bảo hiểm chỉ xảy ra khi các hợp đồng này bảo hiểm cho "cùng một quyền lợi bảo hiểm" hay cùng một phần quyền lợi bảo hiểm mà dẫn đến sự trùng lắp về quyền lợi được bảo hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ trục lợi bảo hiểm do có thể nhận bồi thường nhiều hơn một lần trên cùng một quyền lợi bảo hiểm. Đây mới chính là đặc trưng cơ bản để phân biệt "bảo hiểm trùng" với quan hệ " đồng bảo hiểm". Trong quan hệ " đồng bảo hiểm", các Hợp đồng bảo hiểm cùng tồn tại
để chia xẻ rủi ro và bảo hiểm cho từng phần quyền lợi bảo hiểm, tổng số tiền bảo
hiểm từ các hợp đồng không bao giờ vượt quá giá trị thực tế cuả tài sản bảo hiểm, do không có sự trùng lặp về quyền lợi đuợc bảo hiểm.
Mặc dù, qui định về bảo hiểm trùng ở mỗi nước có thể khác nhau, nhưng nhìn chung các nước đều thống nhất ở việc chỉ ra dấu hiệu đặc trưng của bảo hiểm trùng, đó là nhiều Hợp đồng bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một quyền lợi bảo hiểm. Tham khảo qui định một số nước về bảo hiểm trùng cho phép khẳng định rõ hơn vấn đề này:
+ Cộng hoà Pháp: Luật bảo hiểm của Pháp tại Điều L 124-4 (trích)" Bảo hiểm trùng: Người được bảo hiểm bởi nhiều người bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng cho cùng một lợi ích đối với cùng một rủi ro, cần phải cung cấp ngay lập tức các thông tin cho những nhà bảo hiểm khác. Khi đó người bảo hiểm phải thông báo tên của nhà bảo hiểm mà một hợp đồng khác đã được ký kết và chỉ rõ số tiền bảo hiểm" [28, trang 19].
+ Philippinne: Luật bảo hiểm Philippine Điều 93 qui định " một bảo hiểm trùng tồn tại khi cùng một người được bảo hiểm bởi nhiều người bảo hiểm khác nhau cho cùng đối tượng và cùng quyền lợi" [23, tr 121].
+ Trung quốc: Luật bảo hiểm Trung quốc, Điều 40 qui định " ...Bảo hiểm trùng là việc người yêu cầu bảo hiểm ký kết Hợp đồng bảo hiểm với hai hay nhiều người bảo hiểm trên cùng một đối tượng bảo hiểm, cùng một quyền lợi có thể được bảo hiểm và cùng một sự kiện bảo hiểm "[18].
Như vậy, dấu hiệu nhiều Hợp đồng bảo hiểm cho "cùng một quyền lợi" là
dấu hiệu đặc trưng của bảo hiểm trùng đã không được ghi nhận trong nội dung
Điều 44 Luật KDBH. Vì vậy, đã không phân biệt được đặc trưng pháp lý cơ bản giữa "bảo hiểm trùng" và " đồng bảo hiểm".
Kiến nghị: nội dung định nghĩa về bảo hiểm trùng theo Điều 44 Luật KDBH cần được nghiên cứu, sửa đổi lại cho phù hợp với nguyên lý kỹ thuật bảo hiểm.
3.2.8. Qui định về quyền thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong bảo hiểm tài sản, khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra do lỗi của người thứ ba gây thiệt hại cho đối tượng tài sản bảo hiểm, thì Doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã giải quyết bồi thường theo Hợp đồng bảo hiểm được phép thế quyền
người được bảo hiểm tiến hành truy đòi người thứ ba gây thiệt hại để đòi bồi hoàn lại khoản tiền mà doanh nghiệp đã giải quyết bồi thường.
Theo quy định của Điều 49 Luật KDBH thì " 1. Trong trường người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho Doanh nghiệp bảo hiểm ". Và Khoản 2 Điều 49 Luật KDBH cho phép Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường trong những trường hợp " người được baỏ hiểm từ chối không chuyển quyền; không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền khiếu nại người thứ ba gây thiệt hại. Như vậy, theo qui định này việc thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm truy đòi người thứ ba gây thiệt hại chỉ được thực hiện sau khi Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường, và quyền khấu trừ số tiền bồi thường của Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh và được thực hiện khi đã trả đủ tiền bồi thường.
Vậy, vấn đề đặt ra là Luật có cho phép Doanh nghiệp bảo hiểm khấu trừ toàn bộ số tiền bồi thường không? Có là hợp lý không khi luật qui định quyền thể khấu trừ bồi thường của Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sau khi trả đủ tiền bồi thường, trong khi thực tế thì Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể thực hiện có hiệu quả quyền khÊu trõ này khi Doanh nghiệp bảo hiểm chưa trả tiền bồi thường? Ngoài ra, còn vấn đề quyền lợi của Doanh nghiệp bảo hiểm được đảm bảo như thế nào nếu sau khi đã chuyển tiền bồi thường mà người được baỏ hiểm mới từ chối không chuyển quyền; không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền khiếu nại người thứ ba gây thiệt hại?
Để có thể giải quyết các vấn đề này thì cần phải xem xét lại cách qui định trong trong Luật KDBH. Cụ thể là : Việc chuyển quyền yêu cầu đòi người thứ ba bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm cho Doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trước khi trả tiền bồi thường hay sau khi đã trả tiền bồi thường mới là hợp lý?
- Liên quan đến vấn để này, chúng tôi nhận thấy: Mặc dù, theo qui định của Luật KDBH, thì việc chuyển quyền yêu cầu bên thứ ba của người được bảo hiểm chỉ được thực hiện trên cơ sở (và sau khi) Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường, nhưng trong thực tế, vấn để này phải được xác định và đảm bảo
thực hiện trước khi Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển tiền bồi thường. Như vậy mới
đủ cơ sở pháp lý để Doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, cũng như có thể
áp dụng các biện pháp chế tài (khấu trừ tiền bồi thường) trong trường hợp người
được bảo hiểm không thực hiện tốt nghĩa vụ này.
- Thực tế, khi xem xét Khoản 2 Điều 49 Luật KDBH thì quyền khấu bồi thường của Doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng trong trường hợp người được bảo hiểm " từ chối chuyển quyền yêu cầu cho Doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường" tuỳ theo mức độ lỗi của ngưòi đựơc bảo hiểm. Tuy nhiên, có thể khấu trừ 100% số tiền bồi thuờng
được không, thì qui định này chưa rõ ràng và rất khó áp dụng ở chỗ: Sự vi phạm của người được bảo hiểm theo cách diễn đạt của điều luật này là tuyệt đối. Vì kể từ thời điểm người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền yêu cầu bên thứ ba phải bồi thường thiệt hại, thì theo qui định tại Khoản 3 Điều 380 BLDS, người thứ ba gây thiệt hại được hiểu là bên có nghĩa vụ được coi là chấm dứt nghĩa vụ bồi thường khi "bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ". Như vậy, trong trường hợp này, quyền thế quyền hợp pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn không được
đảm bảo, Doanh nghiệp bảo hiểm không có tư cách gì để tiến hành truy đòi người thứ ba gây thiệt hại bồi hoàn lại khoản tiền mà doanh nghiệp đã giải quyết bồi thường ( Luật KDBH qui định quyền truy đòi của Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh trên có sở một sự chuyển yêu cầu đòi bồi thường từ phía người được bảo hiểm). Vì vậy, về nguyên tắc Doanh nghiệp bảo hiểm đã mất hoàn toàn quyền lợi truy đòi người thứ ba, do đó, một cách công bằng và hợp lý, thì Doanh nghiệp bảo hiểm phải có quyền khấu trừ 100% số tiền bồi thường, và để có hiệu lực pháp lý thì vấn đề này phải được qui định rõ trong Luật KDBH.
- Liên quan đến vấn đề quyền lợi của Doanh nghiệp bảo hiểm được đảm bảo như thế nào nếu sau khi Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường mà người được bảo hiểm mới vi phạm nghĩa vụ chuyển quyền yêu cầu? Doanh nghiệp bảo hiểm có thể đòi lại số tiền đã trả, hoặc tiến hành khấu trừ tiền bồi thường được không? Thực tế, Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện có hiệu quả quyền khấu trừ bồi thường nếu Doanh nghiệp bảo hiểm chưa trả tiền bồi thường. Trường hợp đã trả tiền bồi thường rồi, thì Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn ở vào thế bất lợi, họ chỉ có thể đòi lại số tiền đã bồi thường bằng việc theo đuổi thủ