Người Đại Diện Giao Kết Và Cách Thức Ký Kết Hợp Đồng:

thực tiễn xét xử liên quan đến pháp luật chung về hợp đồng, dẫn đến các trường hợp áp dụng luật theo ý chí chủ quan của người có thẩm quyền khi xem xét vụ việc

Kiến nghị: Các qui định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và Hợp đồng bảo hiểm chỉ có thể được hoàn thiện trên cơ sở sự hoàn thiện chung của pháp luật về hợp đồng. Pháp luật cần có tiêu chí thống nhất, liên quan đến việc phân định tính chất kinh tế hay dân sự của Hợp đồng bảo hiểm nên căn cứ vào các tiêu chí

đặc trưng về chủ thể, đối tượng bảo hiểm và mục đích tham gia bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm. Xu hướng trong việc hoàn thiện pháp luật là không nên cứng nhắc phân biệt giữa HĐKT và HĐDS và nên thống nhất một Toà án xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Hoặc pháp luật có những qui định riêng, xuất phát từ đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

3.2.2. Người đại diện giao kết và cách thức ký kết hợp đồng:

Khi một Hợp đồng bảo hiểm mang bản chất là một HĐKT, nó chịu sự

điều chỉnh của các qui định pháp luật chung về HĐKT. Theo qui định tại Điều 7 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh HĐKT, thì HĐKT có thể được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch. Hợp đồng ký kết bằng văn bản là hợp đồng do hai bên cùng ký hoặc một bên ký trước, bên khác ký sau nhưng cùng ký trên một văn bản; nếu Hợp đồng được ký kết bằng tài liệu giao dịch, thì hình thức ký kết thông qua những loại tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Theo qui định, đối với những HĐKT được ký bằng tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, và những loại HĐKT mà pháp luật đã quy định phải đăng ký thì không được áp dụng cách ký kết theo chế định uỷ quyền, tức là phải do người đại diện đương nhiên trực tiếp ký. Nếu vi phạm qui định này, thì hợp đồng đó có thể bị coi là vô hiệu toàn bộ do Người ký HĐKT không đúng thẩm quyền ( Khoản 1.c Điều 8 Pháp lệnh HĐKT).

Nếu áp dụng qui định trên vào thực tiễn giao kết Hợp đồng bảo hiểm hiện nay, thì hầu hết các Hợp đồng bảo hiểm (có bản chất là HĐKT) đều vi phạm qui

định này, do tính chất đặc thù, mà việc ký kết Hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết bằng các tài liệu giao dịch, thông qua cơ chế uỷ quyền.

- Thực tế, xuất phát từ đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm, mà các nội dung chủ yếu và đầy đủ của hợp đồng thường được soạn thảo với nội dung theo mẫu, thể hiện là các Qui tắc, điều khoản, điều kiện bảo hiểm hay Đơn bảo hiểm. Vì vậy, hình thức của Hợp đồng bảo hiểm khác với các hình thức hợp đồng trong các lĩnh vực kinh tế, dân sự khác. Hình thức Hợp đồng bảo hiểm thường không

đựơc thể hiện bằng một văn bản hợp đồng, qui định đầy đủ các nội dung cam kết cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên, mà thông thường nó là một bộ Hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

đồng, với các bộ phận cấu thành tạo lên một bộ Hợp đồng bảo hiểm hoàn chỉnh, có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên, bao gồm: Giấy yêu cầu bảo hiểm; Giấy chứng nhận bảo hiểm; Đơn bảo hiểm hoặc Qui tắc, Điều khoản,

điều kiện bảo hiểm; Phụ lục của Hợp đồng bảo hiểm; các sửa đổi bổ sung..

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 12

- Do đó, một đặc trưng cơ bản của cách thức giao kết Hợp đồng bảo hiểm là hầu hết việc giao kết và chấp nhận bảo hiểm giữa các bên không đồng nghĩa với việc các bên cùng đồng ý ký vào văn bản hợp đồng như những HĐKT, dân sự thông dụng khác. Đại đa số trường hợp, Hợp đồng bảo hiểm được giao kết trên cơ sở Bên mua bảo hiểm kê khai rủi ro và ký xác nhận vào mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm, trên cơ sở đó, Doanh nghiệp bảo hiểm khi chấp nhận bảo hiểm, thì chỉ cần

đơn phương ký, đóng dấu vào văn bản chấp nhận bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm.. .cấp cho Bên mua bảo hiểm. Kể từ thời điểm đó, Hợp đồng bảo hiểm có thể coi là đã được giao kết. Việc giao kết hợp đồng đòi hỏi được thực hiện rất nhanh chóng, thuận tiện, với số lượng Hợp đồng bảo hiểm cấp ra rất lớn đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người tham gia bảo hiểm, thực hiện trong một phạm vi địa bàn rất rộng lớn, vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm (và không loại trừ khả năng cả Bên mua bảo hiểm) đều thực hiện việc giao kết Hợp đồng bảo hiểm thông qua cơ chế uỷ quyền cho người đại diện ký giấy yêu cầu bảo hiểm, cũng như ký và cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm.

Vì vậy, do tính chất đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, mà giao kết Hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết bằng các tài liệu giao dịch, thông qua cơ chế uỷ quyền. Nếu áp dụng các qui định đã viện dẫn ở trên thì hầu hết các Hợp đồng bảo hiểm (với bản chất là HĐKT) đều có thể bị coi là vô hiệu toàn bộ do người ký kết Hợp đồng bảo hiểm không đúng thẩm quyền (do không phải là

đại diện đương nhiên ký) theo qui định tại Khoản 1.c Điều 8 Pháp lệnh HĐKT.

Vấn đề này đã được Toà án kinh tế đề cập đến khi thụ lý giải quyết tranh chấp Hợp đồng bảo hiểm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm đã cấp số 166/HN- TPHCM/96 ngày 01/11/1996 giữa Công ty bảo hiểm PJICO và công ty GILIMEX. Thực tế nội dung tranh chấp của các bên liên quan đến việc PJICO từ chối bồi thường lô hàng kính bị vỡ trị giá 59.340 USD và 6.000.000 VNĐ chi phí giám định, và chỉ chấp nhận bồi thường 6.603,94 USD theo các chứng thư giám định của Vinacontrol, với nguyên nhân do lô hàng không được đóng gói

đúng qui cách tiêu chuẩn JC/T513-93 và GB 4871-95 của Trung quốc là nước xuất xứ lô hàng. Việc giải quyết của Toà án đã kết thúc giai đoạn phúc thẩm. Tuy nhiên, sau đó bản án bị kháng nghị Giám đốc thẩm xem xét vụ việc theo hướng coi Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết là vô hiệu toàn bộ. Do Hợp đồng bảo hiểm giữa các bên được ký kết bằng hình thức văn bản tài liệu giao dịch (Giấy yêu cầu bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm), và các bên đã thực hiện việc ký kết theo cơ chế uỷ quyền, cụ thể là Giấy yêu cầu bảo hiểm không phải do người

đại diên đương nhiên của pháp nhân GILIMEX ký kết mà lại do Ông Trương Vĩnh Tôn, trưởng phòng kinh doanh ký, vì vậy, người thực hiện ký kết không

đúng thẩm quyền, Hợp đồng bảo hiểm phải bị coi là vô hiệu toàn bộ theo qui

đinh tại Khoản 1.c Pháp lệnh HĐKT.

Như vậy, vấn đề đặt ra là có nên áp dụng cứng nhắc các qui định này vào các đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm để xem xét và coi hầu hết các Hợp đồng bảo hiểm là vô hiệu toàn bộ? Trong khi vấn đề này không chỉ là thực tiễn giao kết Hợp đồng bảo hiểm ở Việt nam xuất phát từ đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, mà nó còn là tập quán kinh doanh bảo hiểm và thông lệ chung trên thế giới. Hình thức giao kết này càng thêm phong phú và phát triển khi Luật KDBH

đã qui định nhiều hình thức văn bản, tài liệu giao dịch mới được coi là bằng chứng giao kết Hợp đồng bảo hiểm, như điện báo, fax, telex.. .

Vì vậy, tác giả kiến nghị pháp luật cần có qui định cụ thể điều chỉnh và thừa nhận vấn đề này, phù hợp với thực tiễn và đặc thù của việc giao kết Hợp

đồng bảo hiểm, nhằm tạo thuận lợi và sự linh hoạt, chủ động cho các bên trong giao kết hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia quan hệ Hợp đồng bảo hiểm.

3.2.3. Bằng chứng giao kết hợp đồng, bằng chứng chấp nhận bảo hiểm.

Ngoài các qui định truyền thống của BLDS và BLHH về các bằng chứng giao kết Hợp đồng bảo hiểm là Giấy chứng nhận bảo hiểm (GCNBH), Đơn bảo hiểm thì Điều 14 Luật KDBH đã qui định các hình thức mới thể hiện bằng chứng giao kết hợp đồng đó là điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật qui định. Như vậy, với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, xu hướng trong việc giao lưu quốc tế, pháp luật không loại trừ khả năng các bên giao kết hợp đồng bằng hình thức thư điện tử, tuy nhiên, vấn đề này chưa được pháp luật qui định cụ thể, đặc biệt là vấn đề chữ ký điện tử được công nhận và quản lý như thế nào?

Theo qui định của Điều 15 Luật KDBH, thì Hợp đồng bảo hiểm đã được coi là giao kết, khi: có "bằng chứng giao kết hợp đồng" (Doanh nghiệp bảo hiểm

đã cấp Giấy chứng nhận baỏ hiểm, Đơn bảo hiểm, điện báo, telex và các hình thức khác do pháp luật quy định); Hoặc khi có "bằng chứng Doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm". Như vậy, bên cạnh các bằng chứng giao kết hợp

đồng thì pháp luật còn qui định hình thức khác là bằng chứng chấp nhận bảo hiểm, tuy nhiên pháp luật chưa quy định rõ thế nào là "Bằng chứng chấp nhận", nó phải thể hiện bằng văn bản nào và gồm những nội dung gì?

Thực tiễn kinh doanh bảo hiểm cho thấy nhiều khi doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể cấp ngay Đơn bảo hiểm hay GCNBH chính thức cho Bên mua bảo hiểm. Vì vậy, có thể sử dụng việc cấp một Giấy CNBH tạm thời để đảm bảo thời điểm hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, có thể coi đó là một hình thức Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo qui định trên được không?. Liên quan

đến vấn đề này, pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều có quy định khi Doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể cấp chính thức một Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm, thì có thể cấp "Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời" (Cover Note) và có giá trị trong khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm trước khi có thể cấp ra một Giấy chứng nhận bảo hiểm chính thức, nhằm đảm bảo quyền lợi của Bên mua bảo hiểm [22; Tr107].

Vì vậy, các vấn đề về bằng chứng giao kết hợp đồng, bằng chứng chấp nhận bảo hiểm trong Luật KDBH cần phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện

và kịp thời có hướng dẫn và qui định cụ thể, đảm bảo tính thống nhất và giá trị pháp lý của cam kết Hợp đồng bảo hiểm.

3.2.4. Thời điểm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm

Một Hợp đồng bảo hiểm sẽ có hiệu lực kề từ thời điểm giao kết. Theo

Điều 15 Luật KDBH , Hợp đồng bảo hiểm sẽ có hiệu lực khi Hợp đồng bảo hiểm

đã được giao kết, thể hiện là các "bằng chứng giao kết hợp đồng" đã được cấp cho Bên mua bảo hiểm; hoặc có bằng chứng là Doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và Bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong Hợp đồng bảo hiểm.

Về nguyên tắc, Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi Bên mua bảo hiểm

đã đóng phí bảo hiểm. Tuy nhiên, pháp luật lại cho phép các bên có thể thoả thuận việc đóng phí, phương thức trả phí và khoản phí bảo hiểm đầu tiên phải

đóng khi giao kết để đảm bảo Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực hay không thì pháp luật Việt Nam chưa qui định cụ thể . Như vậy, có thể hiểu, trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc nợ phí và đóng phí sau thời điểm Hợp đồng bảo hiểm được giao kết thì Hợp đồng bảo hiểm đó vẫn có hiệu lực. Đây là thực tiễn thường xảy ra trong bảo hiểm tài sản, Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chấp nhận bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm trên cơ sở Bên mua bảo hiểm vẫn nợ toàn bộ số phí bảo hiểm, nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra trong thời gian cho nợ phí bảo hiểm, thì Hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực, Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bồi thường/ trả tiền bảo hiểm.

Liên quan đến vấn đề này, pháp luật của nhiều nước không cho phép nợ phí bảo hiểm và thường qui định qui định Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, có thể là khoản phí bảo hiểm đầu tiên để Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Chẳng hạn Điều 77 Luật bảo hiểm của Philippine quy định rõ (đã dẫn) "... Bất kể có thoả thuận gì trong hợp đồng, không hợp đồng hoặc đơn bảo hiểm nàocó hiệu lực trừ khi và đến khi phí bảo hiểm đã được trả, loại trừ trong Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có áp dụng thời gian gia hạn nộp phí". Hay, Điều 38 Luật Hợp đồng bảo hiểm Đức qui định " 1. Nếu người sở hữu đơn bảo hiểm không nộpphí bảo hiểm lần đầu hay phí bảo hiểm thu một lần đúng hạn, thì chừng nào phí chưa được nộp, người bảo hiểm có quyền đình chỉ hợp đồng...2. Vào thời điểm

xảy ra sự kiện bảo hiểm mà chưa nộp phí bảo hiểm, thì người bảo hiểm đượcmiễn trách nhiệm bồi thường" [21; tr 338].

Như vậy, khác với qui định của các nước trên, ở Việt nam - Luật KDBH

đã giành sự chủ động, linh hoạt cho các bên trong việc giao kết Hợp đồng bảo hiểm, đó là việc cho phép các bên có thể thoả thuận nộp phí sau thời điểm giao kết hợp đồng và nếu tổn thất thuộc phạm vi rủi ro được bảo hiểm xảy ra trong thời gian chờ nộp phí này thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có trách nhiệm giải quyết bồi thường. Tuy nhiên, pháp luật lại không khống chế thời gian các bên

được phép thoả thuận vấn đề này tối đa là bao nhiêu ngày, dễ tạo kẽ hở cho việc vi phạm các qui định quản lý tài chính của Nhà nước trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quĩ bảo hiểm thương mại. Thực tế, tình trạng cho nợ phí rất lớn và không truy thu được tồn tại ở hầu hết các Doanh nghiệp bảo hiểm, ngoài ra qui định không chặt chẽ vấn đề này dễ dẫn đến trường hợp tiêu cực hoặc vì quan hệ khách hàng mà Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bồi thường sai vơí các nguyên tắc tài chính của Nhà nước, tổn thất rồi mới đi mua bảo hiểm và được hợp thức hoá bằng các thoả thuận cho nợ phí bảo hiểm.

Vì vậy, để hạn chế vấn đề này, cũng như có sự áp dụng thống nhất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thì Nhà nước cần có qui định về thời gian tối đa các bên được phép thoả thuận việc cho nợ phí.

Ngoài ra, liên quan đến Điều khoản qui định về thời điểm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm trong Luật KDBH cho thấy: Luật KDBH đặt tên

Điều 15 là " Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm", theo chúng tôi, cách

đặt tên điều khoản như vậy là không chính xác. Do bản chất của nội dung Điều này là pháp luật qui định về thời điểm Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực rằng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, nhưng nghĩa của cụm từ "thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm " cho phép hiểu Điều luật này chỉ qui định về trách nhiệm của một chủ thể trong quan hệ Hợp đồng bảo hiểm - đó là Doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khi đó, bản chất của quan hệ Hợp đồng bảo hiểm thì trách nhiệm bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm thực tế có phát sinh hay không (bằng việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm) lại phụ thuộc vào các điều kiện và sự kiện bảo hiểm qui định trong hợp đồng. Việc qui định về trách nhiệm bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh từ thời điểm Hợp đồng bảo hiểm

đã được giao kết chỉ là việc xác định về mặt hình thức. Cách đặt tên điều không chính xác như vậy nên đã không bao hàm nghĩa xác định được thời điểm Hợp

đồng bảo hiểm phát sinh hiệu lực đối với các trách nhiệm của Bên mua bảohiÓm, trong khi Luật KDBH không có thêm điều khoản nào khác qui định về vấn

đề này.

Vì vậy, Điều này cần được sửa lại tên cho phù hợp, đúng bản chất của nội dung qui định về " Thời điểm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm".

3.2.5. Nội dung đặc thù của hợp đồng liên quan đến "điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm" theo qui định của Điều 16 Luật KDBH.

Theo qui đinh tại Khoản 1 Điều 16 Luật KDBH thì "Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm".

Qui định này cho thấy, Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không phải được áp dụng để loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp đối tượng bị tổn thất có nguyên nhân do các rủi ro không được bảo hiểm gây ra (khôngthuộc phạm vi bảo hiểm), mà tổn thất này xảy ra do chính những rủi ro được bảo hiểm gây ra ( thuộc phạm vi rủi ro bảo hiểm) nhưng vẫn bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Như vậy, Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không phải là

điều khoản quy định về phạm vi các rủi ro không được bảo hiểm, mà là điều khoản quy định về những trường hợp tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng bị " loại trừ trách nhiệm bảo hiểm'', thể hiện là việc Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường cho những tổn thất này, khi Bên mua bảo hiểm vi phạm các qui

định hay các thoả thuận trong Hợp đồng bảo hiểm. Có nghĩa là, trong Hợp đồng bảo hiểm thường qui định một số trường hợp và điều kiện khác mà khi Bên mua bảo hiểm nếu vi phạm các qui định và điều kiện này, mặc dù việc vi phạm đó không trực tiếp là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm (vì đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất là do những rủi ro được bảo hiểm gây ra, đã xảy ra sự kiện bảo hiểm), thì Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn không phải bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm. Thực tế, trong một Hợp đồng bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm được phát sinh chủ yếu căn cứ vào 3 loại điều khoản chính trong nội dung hợp đồng, qui định về:

- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm (các" rủi ro được bảo hiểm") bao gồm các sự kiện rủi ro khách quan mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ, không biết trước được gắn với một đối tượng bảo hiểm cụ thể, như rủi ro lũ lụt, cháy nổ, sét

đánh, đâm va, chìm đắm ...xảy ra với đối tượng bảo hiểm là tài sản ( hay rủi ro ốm đau, tai nạn xảy ra đối với con người; và các rủi ro gắn với trách nhiệm dân sự của một người là các rủi ro như lỗi vô ý, sơ suất của người được bảo hiểm). Các tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra gọi là các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Các "rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm" quy định các nguyên nhân/ trường hợp gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm không thuộc phạm vi bảo hiểm, có thể là do: Rủi ro gây ra tổn thất quá lớn như chiến tranh; hành động quân sự, phóng xạ hạt nhân; Rủi ro vì hành động cố ý, hoặc quá bất cẩn của người được bảo hiểm; Tổn thất xảy ra bởi hành động/lệnh của Nhà nước, trưng thu, trưng dụng..; Tổn thất do bản chất vốn có của đối tượng tài sản bảo hiểm...; hay, những tổn thất khác không thuộc phạm vi bảo hiểm. Chẳng hạn Điều 227 BLHH quy định "Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong Hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự với bất kỳ tính chất nào và hậu quả của nó; bị cưỡng đoạt, gây rối, đình công hoặc những tổn thất xảy ra do hành động tịch thu, trưng dụng, bắt giữ, phá hủy tàu hoặc hàng hóa theo mệnh lệnh quân sự hoặc lệnh của chính quyền quân sự".

- Điều khoản "loại trừ trách nhiệm bảo hiểm" được áp dụng để Doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường, hoặc chế tài bồi thường đối với một tổn thất bảo hiểm. Tham khảo nội dung các Qui tắc, Điều khoản bảo hiểm hiện hành cho thấy qui định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường đối với các trường hợp như: tàu không đủ khả năng đi biển, Thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng lái theo qui định [49; Điều 6], hay trường hợp xe không đảm bảo

điều kiện an toàn kỹ thuật; xe đi vào đường cấm; xe đi đêm không có đèn; lái xe không có bằng lái; xe chở quá trọng tải; hoặc Bên mua bảo hiểm chậm thông báo về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; không bảo lưu quyền truy đòi người thứ ba gây thiệt hại cho Doanh nghiệp bảo hiểm [47].

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 13/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí