Tổn thất toàn bộ do thiên tai, tai nạn bất ngờ và dỡ hàng ở cảng lánh nạn.
Tổn thất bộ phận vì 4 rủi ro chính.
Mất nguyên đai, nguyên kiện trong khi xếp dỡ, chuyển tải.
Các chi phí được bảo hiểm phát sinh từ các tổn thất trên.
+ Bảo hiểm tổn thất riêng WA (With average) 1/1/1963
Ngoài những trách nhiệm như điều kiện bảo hiểm FPA, theo điều kiện này, người bảo hiểm còn chịu trách nhiệm thêm về tổn thất bộ phận do thiên tai gây ra ngoài 4 rủi ro chính. Có một đặc điểm là điều kiện bảo hiểm này luôn đi kèm với việc áp dụng quy tắc miễn thường. Tùy từng trường hợp cụ thể mà miễn thường áp dụng là có khấu trừ hay không khấu trừ.
+ Bảo hiểm mọi rủi ro AR (All Risk) 1/1/1963
Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm rộng nhất trong số các điều kiện bảo hiểm thuộc ICC 1963. Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hóa được bảo hiểm trừ khi do những rủi ro loại trừ gây ra. Như vậy, người bảo hiểm không những chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa như điều kiện bảo hiểm WA mà còn chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do các rủi ro phụ gây nên. Khác với điều kiện bảo hiểm FPA và WA, trách nhiệm chứng minh tổn thất theo điều kiện AR thuộc về người bảo hiểm. Điều đó nghĩa là muốn từ chối bồi thường những khiếu nại của người được bảo hiểm, người bảo hiểm phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất đó không thuộc phạm vi bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Biển Quốc Tế
- Thời Điểm Hiệu Lực Của Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Biển Quốc Tế
- Các Nguồn Luật Quy Định Nghĩa Vụ Của Người Vận Chuyển
- Khiếu Nại Đòi Bồi Thường Tổn Thất Trong Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Biển Quốc Tế
- Hiện Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Biển Quốc Tế Ở Việt Nam Và Một Số Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra
- Đảm Bảo Tính Phù Hợp, Thống Nhất Với Hệ Thống Pháp Luật Bảo Hiểm Việt
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
- Các điều kiện bảo hiểm theo ICC 1982
Để phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế và sửa đổi những hạn chế của ICC 1963, Học hội bảo hiểm London đã ban hành bộ điều khoản mới. Bộ điều khoản này đợc áp dụng từ 1/1/1982 (ICC1982). ICC 1982 bao gồm 5 điều kiện bảo hiểm là: điều kiện bảo hiểm A; điều kiện bảo hiểm B; điều kiện bảo hiểm C; điều kiện bảo hiểm chiến tranh và điều kiện bảo hiểm đình công.
+ Điều kiện bảo hiểm A:
Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hóa được bảo hiểm trừ khi do những rủi ro loại trừ gây ra. Những rủi ro loại trừ trong điều kiện bảo hiểm A bao gồm loại trừ chung (như đã đề cập trong chương 1) và loại trừ riêng bao gồm hai rủi ro chiến tranh và đình công.
+ Điều kiện bảo hiểm B:
Với điều kiện loại trừ bảo hiểm như điều kiện bảo hiểm A, người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:
• Những mất mát hư hỏng xảy ra cho đối tượng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân:
1. Cháy hoặc nổ;
2. Tàu hay sà lan bị mắc cạn, chìm đắm hoặc lật úp;
3. Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước;
4. Phương tiện vận chuyển trên bộ bị đổ hoặc trật bánh;
5. Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm;
6. Động đất, núi lửa phun, sét đánh.
Những mất mát hư hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm do các nguyên nhân:
1. Hy sinh tổn thất chung;
2. Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi khỏi tàu;
3. Nước biển, nước sông, hồ xâm nhập vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.
• Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi ra khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hoặc dỡ hàng ra khỏi tàu hay sà lan.
+ Điều kiện bảo hiểm C:
Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm hẹp nhất. Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm chỉ chịu tách nhiệm đối với:
• Những mất mát hư hỏng xảy ra cho đối tượng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân:
1. Cháy hoặc nổ;
2. Tàu hay sà lan bị mắc cạn, chìm đắm hoặc lật úp;
3. Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước;
4. Phương tiện vận chuyển trên bộ bị đổ hoặc trật bánh;
5. Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm.
• Những mất mát hư hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm do các nguyên nhân:
1. Hy sinh tổn thất chung;
2. Ném hàng xuống biển.
Ngoài những quy định về phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm kể trên, các điều kiện bảo hiểm A, B, C còn đề cập đến các điều khoản tổn thất chung, điều khoản đâm va hai bên cùng có lỗi, điều khoản bảo hiểm vận chuyển, điều khoản kết thúc hợp đồng vận chuyển...
- Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (QTC 1990) do Bộ Tài chính Việt Nam soạn thảo trên cơ sở vận dụng ICC 1982 của Học hội bảo hiểm London. Nội dung của quy tắc này bao gồm những điểm chính sau:
+ Phạm vi bảo hiểm: Người mua bảo hiểm có thể lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm A, B, C để bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm A tương tự như ICC 1982, riêng điều kiện bảo hiểm B, C trách nhiệm của người bảo hiểm cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu bị mất tích.
+ Loại trừ bảo hiểm: Tương tự như trong ICC 1982.
Như vậy, có thể thấy về cơ bản phạm vi bảo hiểm của QTC 1990 do Bộ Tài chính Việt Nam soạn thảo không khác biệt lớn so với ICC 1982.
2.3.3. Điều khoản về giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được xác định dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa do người được bảo hiểm khai báo. Người được bảo hiểm có thể kê khai theo giá trị hàng hóa tại nơi đến để tham gia bảo hiểm. Về cơ bản, số tiền bảo hiểm của hàng hóa bằng giá hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm tức là bằng trị giá CIF của hàng hóa. Để tính trị giá CIF, người bảo hiểm dùng công thức sau:
C + F CIF =
1 - R
Trong đó: C: Tiền hàng
F: Cước phí vận chuyển R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
Người được bảo hiểm có thể tính gộp tiền lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm, tuy nhiên tiền lãi này không được vượt quá 10% trị giá CIF. Như vậy, số tiền bảo hiểm của hàng hóa được giới hạn trong 110% trị giá CIF. Mọi trường hợp số tiền bảo hiểm vượt quá giới hạn này đều được coi là bảo hiểm trên giá trị và phần vượt quá đó sẽ không được thừa nhận [13, tr. 63-64].
2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
2.3.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo hiểm
(1) Quyền của bên được bảo hiểm
Khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, bên được bảo hiểm được pháp luật thừa nhận các quyền sau:
- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm khi các rủi ro làm cơ sở tính phí bảo hiểm giảm;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm khiến hàng hóa bị tổn thất hoặc phát sinh chi phí;
- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật [4, tr. 21].
(2) Nghĩa vụ của bên được bảo hiểm
Đối với hợp đồng bảo hiểm nói chung, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển nói riêng, người được bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình kể từ khi xác lập, thực hiện hợp đồng bảo hiểm đến khi chấm dứt hợp đồng.
a) Nghĩa vụ của bên được bảo hiểm trước và sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm
Khi có nhu cầu tham gia bảo hiểm cho một lô hàng nào đó, chủ hàng phải cung cấp những thông tin cần thiết cho người bảo hiểm để người bảo hiểm có thể đánh giá rủi ro. Việc cung cấp thông tin phải đảm bảo nguyên tắc "Trung thực tối đa". Khác với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, đối tượng được yêu cầu bảo hiểm có thể ở cách xa người bảo hiểm và người được bảo hiểm cả ngàn dặm vào thời điểm đàm phán và ký kết hợp đồng, do đó việc giám định đối tượng trước khi nhận bảo hiểm là không thể thực hiện được. Vì vậy, người được bảo hiểm phải khai báo tất cả các thông tin mà người bảo hiểm đòi hỏi trước khi ký kết hợp đồng một cách trung thực nhất. Nếu người được bảo hiểm không trung thực trong việc khai báo rủi ro thì người bảo hiểm có quyền coi như hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Điều này đã được thể hiện rõ trong MIA 1906 từ Điều 17 đến Điều 20 và tại Điều 229 Bộ luật hàng hải Việt Nam đã quy định:
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo cho người bảo hiểm biết tất cả các thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết
định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết [2].
Nghĩa vụ này được áp dụng đối với cả người đại diện của người được bảo hiểm (thường là người môi giới bảo hiểm). Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng cách chủ hàng làm giấy yêu cầu bảo hiểm để gửi cho người bảo hiểm. Thông thường, giấy yêu cầu bảo hiểm bao gồm những nội dung sau:
+ Tên người được bảo hiểm;
+ Tên hàng hóa cần được bảo hiểm;
+ Loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa;
+ Trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần được bảo hiểm;
+ Tên tàu biển và loại phương tiện vận chuyển;
+ Cách thức xếp hàng xuống tàu;
+ Nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải và nơi nhận hàng;
+ Ngày tháng phương tiện chở hàng bắt đầu rời bến;
+ Giá trị hàng hóa cần bảo hiểm;
+ Điều kiện bảo hiểm;
+ Nơi thanh toán bồi thường;
+ Những thông tin cần thiết khác.
Trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm, người bảo hiểm đánh giá rủi ro và quyết định chấp nhận bảo hiểm hay không và thỏa thuận về mức phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm coi như đã ký kết khi người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm bằng văn bản. Căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm, người bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Nếu không có thỏa thuận gì khác, người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi nhận được đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Điều 240 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định: "Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác" [2].
Trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã được xác lập với thỏa thuận về thời hạn nộp phí và người tham gia bảo hiểm không nộp phí khi đã kết thúc thời hạn đó, sẽ không phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm. Quyền khởi kiện người tham gia bảo hiểm đòi phí bảo hiểm sẽ được người bảo hiểm sử dụng trong một số trường hợp. Nghĩa vụ này của người được bảo hiểm, được tuân thủ theo quy định trên là do xuất phát từ đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Việc chia sẻ rủi ro trong bảo hiểm chỉ được tiến hành trên cơ sở có nguồn tài chính đủ lớn từ việc thu phí của số đông người tham gia bảo hiểm. Phí bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được tính bằng tích của số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm. Trường hợp có chuyển tải hoặc hàng hóa được chuyên chở trên tàu già, ng- ười mua bảo hiểm phải thanh toán thêm phần phụ phí chuyển tải hoặc phụ phí tàu già.
b) Nghĩa vụ của bên được bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Nghĩa vụ cung cấp thông tin về đối tượng bảo hiểm của người được bảo hiểm, không những chỉ được thực hiện trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, mà còn được duy trì trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Điều 241 Bộ luật hàng hải Việt Nam có quy định: "Sau khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết mà có bất kỳ thay đổi nào về rủi ro được bảo hiểm làm tăng mức độ rủi ro thì người được bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm về sự thay đổi đó ngay khi họ biết" [2], nếu người được bảo hiểm vi phạm vào quy định này thì người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc từ bỏ hợp đồng bảo hiểm. Quy định về cung cấp thông tin theo Bộ Luật hàng hải Việt Nam không có gì khác biệt lớn so với Luật hàng hải Anh. Điều 19 MIA quy định: "Người tham gia bảo hiểm và người môi giới phải thông báo mọi sự kiện cần thiết đã biết và được coi như đã biết cho người bảo hiểm. Vi phạm nghĩa vụ này người bảo hiểm có thể hủy bỏ hợp đồng" [3].
Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm đề phòng, hạn chế tổn thất. Có thể nói, phần lớn các tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển là do sự cẩu thả trong quá trình chuyên chở, việc bốc dỡ không đúng quy định, cách đóng gói không phù hợp... Nếu các tổn thất đó được giảm thiểu thì người bảo hiểm không những hạn chế được tỷ lệ tổn thất mà còn bảo quản được số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu cho tiêu dùng xã hội nói chung. Hàng hóa trong quá trình
vận chuyển từ nguyên liệu tho cho đến những máy móc tinh xảo, dù được chuyên chở bằng các phương tiện khác nhau đều luôn bị đe dọa bởi rủi ro, điều quan trọng được ghi nhận là các rủi ro có thể được giảm thiểu hoặc tránh được tổn thất bằng việc sử dụng một cách có hiệu quả biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất. Điều 78.4-MIA 1906 quy định rõ nghĩa vụ của người được bảo hiểm và những người đại lý của họ trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất "Trong mọi trường hợp người được bảo hiểm và đại lý của họ phải áp dụng mọi biện pháp hợp lý nhằm tránh hoặc giảm bớt tổn thất". Nghĩa vụ này cũng được quy định rõ trong các điều kiện bảo hiểm hàng hóa và tàu biển. Điều 16-ICC1982 - điều khoản trách nhiệm của người được bảo hiểm có quy định trách nhiệm của người được bảo hiểm, những người làm công và đại lý của họ đối với tổn thất thuộc phạm vi bồi thường bảo hiểm là: "Phải áp dụng những biện pháp có thể coi là hợp lý nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn thất…". Như vậy, so với MIA 1906, ICC1982 đưa ra thuật ngữ "người được bảo hiểm, những người làm công và đại lý của họ" rộng hơn đối tượng đơn thuần là người được bảo hiểm và đại lý. Sự thêm vào thuật ngữ "những người làm công cho họ" của ICC chính là từ và để chống lại phán quyết của quan tòa Mocatta trong vụ The Gold Sky (Astrovlanis Compania Naviera kiện Linard năm 1972) khi ông phát biểu "Thuyền trưởng về căn bản là người làm công cho chủ của họ…". Ngoài ICC không có một sự sửa đổi nào so với Điều 78.4-MIA 1906 và nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm vẫn mặc nhiên được coi là nghĩa vụ luật định. Vi phạm nghĩa vụ này, người bảo hiểm có quyền khiếu nại người được bảo hiểm và từ chối toàn bộ, hoặc một phần số tiền lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm. Quyền này đã được tòa án Anh mặc nhiên thừa nhận theo án lệ The Gold Sky [12, tr. 359-360].
Điều 18.2.đ Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam có quy định: "Người được bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và của pháp luật có liên quan" [4]. Đồng thời Điều 242 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định về nghĩa vụ này: "Trong trường hợp xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất…" và "người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm quá cẩu thả hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ quy định tại điều này" [2]. Các quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và các pháp luật liên quan khác về