Đảm Bảo Tính Phù Hợp, Thống Nhất Với Hệ Thống Pháp Luật Bảo Hiểm Việt

hội. Thực tiễn cuộc sống luôn phức tạp và vận động không ngừng, chính vì vậy cái đúng của ngày hôm nay chưa chắc đã đúng ở ngày mai. Triết lý này đã tạo nên tính lịch sử của pháp luật.

Trong bối cảnh hiện nay, trước thềm của việc Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mọi chính sách và luật pháp đã ban hành trước đây đều phải rà soát lại, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng. Năm năm gần đây đã chứng kiến hàng loạt thay đổi lớn trong lĩnh vực luật pháp của Việt Nam. Những thay đổi này đều xuất phát từ đòi hỏi của việc minh bạch hóa và tạo nên một sự công bằng cho tất cả chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không phân biệt yếu tố trong nước, ngoài nước, không phân biệt thành phần kinh tế đặt ra trong quá trình hội nhập. Suy cho cùng, mọi sự thay đổi nói trên đều hướng tới việc phù hợp hơn với các quy luật của kinh tế thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài không thể vượt ra ngoài mục tiêu đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải và ngành bảo hiểm Việt Nam.

3.2.1.3. Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt

Nam


Trong một quốc gia, hệ thống các quy phạm pháp luật bao gồm rất nhiều văn bản

pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau. Chính đòi hỏi của tính phù hợp, tính thống nhất trong hệ thống các quy phạm pháp luật đã tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa Hiến pháp với các bộ luật và các văn bản dưới luật. Trong mỗi ngành luật, tính phù hợp, tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật cũng là một đòi hỏi chính đáng của thực tiễn.

Hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải, Luật thương mại, Luật hàng không, … và các văn bản dưới luật khác. Các quy phạm pháp luật này có nội dung điều chỉnh những mối quan hệ pháp luật nảy sinh từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng chịu sự điều chỉnh trước hết bởi Bộ luật hàng hải Việt Nam. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là tạo nên tính phù hợp giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam và các quy tắc, điều khoản,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

quy định trong bảo hiểm hàng hải với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam có ý nghĩa quan trọng.

3.2.1.4. Phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế - 10

Hoạt động hàng hải không chỉ làm phát sinh các mối quan hệ pháp luật giữa các chủ thể trong một quốc gia mà còn phát sinh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể của nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, hoạt động hàng hải là một trong các hoạt động mang tính quốc tế sâu rộng.

Tính quốc tế của hoạt động hàng hải quyết định tính quốc tế của hoạt động bảo hiểm hàng hải. Trong bảo hiểm hàng hải, một hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồm nhiều chủ thể thuộc các nước khác nhau. Do đó, một sự khác biệt trong pháp luật bảo hiểm của một nước có thể kéo theo những xung đột pháp luật trong quá trình xác lập, giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

Tính quốc tế của hoạt động bảo hiểm hàng hải, ngoài việc bị chi phối bởi tính quốc tế của hoạt động hàng hải, còn bị chi phối bởi chính đặc thù của hoạt động phân tán rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm. Phương pháp phân tán rủi ro chủ yếu và đặc thù nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm là Tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm. Chính hoạt động tái bảo hiểm đã tạo nên sự gắn kết các nhà bảo hiểm trên toàn cầu.

Sự bất trắc trong các hành trình hàng hải đã dạy cho các nhà bảo hiểm sử dụng tái bảo hiểm như một biện pháp phân tán rủi ro, đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh. Trong quan hệ tái bảo hiểm, một hợp đồng bảo hiểm gốc được ký kết cần phải có những điều khoản phù hợp với hợp đồng tái bảo hiểm. Sự phù hợp trước tiên là phải ở các điều khoản quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, cách tính và thanh toán bồi thường, …

Xuất phát từ những lý do trên, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa pháp luật bảo hiểm của mỗi nước với pháp luật và thông lệ

hàng hải quốc tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo hiểm ở mỗi quốc gia phải tính tới sự phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo hiểm hàng hải ở quốc gia đó.

Những phân tích trên đây cho thấy việc tuân thủ nguyên tắc phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam là yêu cầu cho mọi nghiên cứu nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.

3.2.1.5. Bảo đảm tính dự liệu trước của pháp luật bảo hiểm hàng hải tại Việt

Nam


Không phủ nhận rằng pháp luật ra đời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống.

Tuy nhiên, cuộc sống không đứng yên mà luôn vận động, thay đổi. Do đó, để đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được ban hành có giá trị sử dụng lâu dài thì việc đảm bảo tính dự liệu trước của pháp luật có ý nghĩa quyết định. Trên thế giới, không ít những bộ luật có giá trị sử dụng hàng thế kỷ. ở Việt Nam, tính lỗi thời nhanh chóng của nhiều văn bản quy phạm pháp luật một phần do yêu cầu của việc xây dựng luật là quán triệt và thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ, một phần là do tính dự liệu trước trong quá trình xây dựng luật còn hạn chế.

Thực tiễn này cho thấy việc đảm bảo tính dự liệu trước của pháp luật bảo hiểm hàng hải Việt Nam là yêu cầu đặt ra cho mọi nghiên cứu trong lĩnh vực này.

3.2.1.6. Đảm bảo tính dễ hiểu, dễ vận dụng của pháp luật bảo hiểm hàng hải


Dễ hiểu, dễ vận dụng (tính đại chúng) là yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng bất kỳ một văn bản luật nào. Trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng, việc đảm bảo yêu cầu này có ý nghĩa quan trọng. Sở dĩ như vậy bởi lẽ một sự không rõ ràng trong các quy định của luật hàng hải và các quy tắc, điều khoản bảo hiểm đều có nguy cơ dẫn đến những tranh chấp không đáng có trong quá trình vận dụng.

Đặc điểm của pháp luật bảo hiểm hàng hải là trong luật có sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Hơn thế nữa, việc kế thừa các nguồn luật có tính quốc tế đều vấp phải vấn đề khó khăn về ngôn ngữ. Trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, nhiều quy tắc, điều khoản bảo hiểm được dịch từ các văn bản tiếng Anh nên ít nhiều gây ra những sự khó hiểu, khó vận dụng. Những khó khăn trong việc chuyển tải ngữ nghĩa trong

quá trình Việt hóa các văn bản này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hiểu lầm và ngộ nhận trong quá trình thống nhất ý chí, xác lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

Từ những lý do trên mà yêu cầu đặt ra đối với pháp luật bảo hiểm nói chung và pháp luật về bảo hiểm hàng hải nói riêng là hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp có thể nảy sinh từ tính không rõ ràng và không đại chúng trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải.


3.2.2. Một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

3.2.2.1. Tạo ra tính thống nhất giữa Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải Việt Nam trong quy định về bảo hiểm trùng

Vấn đề bảo hiểm trùng được quy định trong Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm như

sau:


1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản [4].

Trong khi đó, tại Điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam lại quy định:


1. Trường hợp có hai hoặc nhiều đơn bảo hiểm do người được bảo hiểm, người đại diện của người được bảo hiểm giao kết về cùng đối tượng bảo hiểm và cùng một rủi ro hàng hải mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì người được bảo hiểm được coi là đã bảo hiểm vượt quá giá trị bằng cách bảo hiểm trùng

2. Trong trường hợp bảo hiểm trùng quy định tại khoản 1 điều này thì tất cả những người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi giá trị bảo hiểm và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm [2].

Nghiên cứu quy định về bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải Việt Nam đặt ra ba vấn đề cần được giải quyết:

Vấn đề thứ nhất: Sự khiếm khuyết và sơ hở trong quy định bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm.

Thật vậy, theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, để được gọi là bảo hiểm trùng chỉ cần có đủ ba dấu hiệu, đó là:

- Cùng một đối tượng bảo hiểm;

- Đối tượng được bảo hiểm bởi hai hợp đồng bảo hiểm trở lên;

- Các hợp đồng bảo hiểm có cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

Theo định nghĩa bảo hiểm trùng trong Bộ luật hàng hải, để được gọi là bảo hiểm trùng cần có đủ bốn dấu hiệu, đó là:

- Cùng một đối tượng bảo hiểm;

- Đối tượng được bảo hiểm bởi hai hợp đồng bảo hiểm trở lên;

- Các hợp đồng bảo hiểm có cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm;

- Tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng vượt quá giá trị bảo hiểm.

Như vậy, so sánh với định nghĩa về bảo hiểm trùng trong Bộ luật hàng hải, định nghĩa bảo hiểm trùng trong luật kinh doanh bảo hiểm còn thiếu quy định về tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng phải lớn hơn giá trị bảo hiểm.

Sự khiếm khuyết trong định nghĩa bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ nảy sinh một vấn đề trong thực tiễn là không có một ranh giới nào để phân biệt bảo hiểm trùng với đồng bảo hiểm và bảo hiểm giá trị gia tăng và dẫn tới một sơ hở trong luật. Để làm rõ điều này, xin đưa ra một ví dụ minh họa. Chẳng hạn, một người có một tài sản trị giá 100 triệu đồng, được bảo hiểm đồng thời bằng hai hợp đồng bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo

hiểm A và doanh nghiệp bảo hiểm B với số tiền bảo hiểm lần lượt là 20 triệu đồng và 30 triệu đồng. Giả sử xảy ra một tổn thất 50 triệu đồng thuộc trách nhiệm bồi thường của cả hai doanh nghiệp bảo hiểm. Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm thì rõ ràng đây là bảo hiểm trùng và như vậy, theo khoản 2 điều này thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải bồi thường như sau:

- Doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường = 50 tr x (20 tr: 50 tr) = 20 triệu đồng

- Doanh nghiệp bảo hiểm B bồi thường = 50 tr x (30 tr: 50 tr) = 30 triệu đồng

Tổng số tiền bồi thường của hai doanh nghiệp bảo hiểm là 50 triệu đồng. Sự sơ hở trong luật được thể hiện trong ví dụ trên là ở chỗ người được bảo hiểm nhận được tổng số tiền bồi thường là 50 triệu đồng trong khi lẽ ra họ chỉ được nhận số tiền bồi thường là 25 triệu đồng với cách tính toán bồi thường theo quy tắc tỷ lệ đối với các hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị tương ứng là:

- Doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường = 50 tr x (20tr: 100 tr) = 10 triệu đồng.

- Doanh nghiệp bảo hiểm B bồi thường = 50 tr x (30tr: 100 tr) = 15 triệu đồng.

Vấn đề thứ hai: Sự không rõ ràng trong điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam về cách giải quyết bồi thường trong trường hợp bảo hiểm trùng.

Quy định tại khoản 2 Điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam, mỗi người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm trùng là thiếu rõ ràng. Điều này sẽ dẫn tới khó khăn trong việc vận dụng của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.

Vấn đề thứ ba: Trong thực tế, nhiều trường hợp bảo hiểm trùng xảy ra do bên mua bảo hiểm có chủ ý từ trước với mong muốn trục lợi trong quan hệ bảo hiểm. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm và thức tế họ đã tốn không ít công sức, tiền bạc vào việc phát hiện và hạn chế hành vi trục lợi kiểu này. Tuy nhiên, cố gắng của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng không thể đủ để làm lành mạnh hóa quan hệ giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm nếu thiếu sự hậu thuẫn của Nhà nước bằng công cụ luật pháp. Với góc độ như vậy, thiết nghĩ các quy định của pháp luật bảo hiểm Việt Nam trong Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật hàng hải còn thiếu một khoản quy định về chế tài sử dụng trong trường

hợp các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ bằng chứng chứng minh rằng việc tham gia bảo hiểm trùng xuất phát từ ý đồ trục lợi của bên mua bảo hiểm.

Từ ba vấn đề đặt ra trên đây, chúng tôi xin đưa ra các kiến nghị sau:


Thứ nhất: Sửa đổi khoản 1 điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm theo hướng bổ sung thêm một dấu hiệu nữa của bảo hiểm trùng là tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm phải lớn hơn giá trị bảo hiểm. Điều này không những tạo ra sự thống nhất giữa Luật kinh doanh bảo hiểm với Bộ luật hàng hải, tạo ra sự chặt chẽ trong định nghĩa bảo hiểm trùng trong Luật kinh doanh bảo hiểm mà còn giúp phân biệt rõ ràng giữa bảo hiểm trùng với đồng bảo hiểm và bảo hiểm giá trị gia tăng.

Thứ hai: Sửa đổi khoản 2 Điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam theo cách quy định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trong bảo hiểm trùng là xác định số tiền bồi thường của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm của từng đơn bảo hiểm và tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các đơn bảo hiểm. Sửa đổi này giúp cho việc vận dụng trong thực tiễn được thuận lợi hơn và tránh tranh chấp có thể xảy ra giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

Thứ ba: Bổ sung thêm khoản 3 trong Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều 234 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định về việc các doanh nghiệp bảo hiểm được phép từ chối bồi thường trong trường hợp chứng minh được ý đồ man trá, trục lợi của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm trùng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với pháp luật bảo hiểm của các nước phát triển và có tác dụng ngăn ngừa, răn đe các hành vi trục lợi bảo hiểm thông qua việc cố ý tham gia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm của người mua bảo hiểm.

3.2.2.2. Sửa đổi quy định tại Điều 12 Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hiện hành cho phù hợp với Bộ luật hàng hải Việt Nam

Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hiện đang được các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam áp dụng dựa trên nền tảng của Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển do Bộ Tài chính ban hành năm 1990 (QTC 1990). Tại Điều 12 QTC 1990 quy định:

Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết khi đã xảy ra tổn thất trong phạm vi trách nhiệm của hợp đồng thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị, nếu người được

bảo hiểm không hay biết gì về tổn thất đó. Nhưng nếu người được bảo hiểm đã biết có tổn thất rồi thì người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm [5].

Như vậy, theo quy định tại điều này, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được giao kết khi hàng hóa đã bị tổn thất thì người bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu tổn thất đó thuộc phạm vi bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ có quyền từ chối bồi thường khi đã chứng minh được tại thời điểm giao kết hợp đồng, người được bảo hiểm đã biết thông tin về tổn thất hàng hóa. Thực tế, việc chứng minh này là vô cùng khó khăn với người bảo hiểm bởi họ luôn là người bị động. Do đó, gần như trong các trường hợp tương tự, người bảo hiểm đều phải chịu bất lợi trong tranh chấp với người được bảo hiểm và người được bảo hiểm hoàn toàn có thể đưa người bảo hiểm vào tình thế buộc phải bồi thường khi đã đặt bút ký vào hợp đồng bảo hiểm.

Có thể thấy rằng, quy định này đưa ra trong điều kiện việc chuyển tải thông tin từ người vận chuyển đến người được bảo hiểm về hành trình của hàng hóa trên biển khi xảy ra sự cố thường đến chậm do công nghệ thông tin lạc hậu là phù hợp. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong lĩnh vực hàng hải cho phép việc tiếp nhận thông tin của người được bảo hiểm về tổn thất xảy ra cho hàng hóa của họ một cách nhanh chóng thì quy định này đã trở nên lỗi thời. Không những thế, nó còn tạo ra cơ hội cho những âm mưu đen tối nhằm rút tiền của bảo hiểm bằng việc tham gia bảo hiểm khi biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra của những người có hành vi bất chính.

Vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần bảo hiểm Xăng dầu (PJICO) năm 2005 là một ví dụ điển hình minh chứng cho tác hại của Điều 12 QTC 1990. Khi cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện lệnh bắt Trần Nghĩa Vinh - nguyên tổng giám đốc PJICO và cấp phó Hồ Mạnh Quân ngày 14/5/2005 vì bị cáo buộc về hành vi nhận hối lộ 1,9 tỷ đồng (bằng 50% số tiền được duyệt bồi thường) trong việc giải quyết bồi thường tổn thất của một lô hàng đã tham gia bảo hiểm từ năm 2002, mọi tình tiết của vụ việc mới được báo chí làm sáng tỏ. Theo kết luận điều tra, thực chất vụ này là hành vi cán bộ bảo hiểm câu kết với khách hàng mua bảo hiểm (bà Phan Hồng Thu - giám đốc Công ty Việt Thái Phong), để nhận bảo hiểm và bồi thường cho một lô hàng tôm đông lạnh đã bị tổn thất từ trước để rút tiền bảo hiểm. Trong quá trình tranh chấp, sau nhiều lần thương lượng, do PJICO không có căn cứ để chứng minh

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí