1
𝑀𝐼 = +
∗ 𝐼𝐹𝐼 +
∗ 𝐸𝑆 +
3
∗ 𝑅𝐸𝑆 (1.1)
2
Có thể bạn quan tâm!
- Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam 1674801841 - 1
- Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam 1674801841 - 2
- Lãi Suất Ngắn Hạn Và Dài Hạn Việt Nam Giai Đoạn 2009 - 2019
- Các Thành Phần Của Dòng Chảy Tài Chính Quốc Tế
- Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam 1674801841 - 6
- Chiến Lược Của Ngân Hàng Trung Ương
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Trong đó, MI, IFI, ES, RES lần lượt là các biến độc lập chính sách tiền tệ, hội nhập tài chính, ổn định tỷ giá, và dự trữ ngoại hối. Tác động của hội nhập tài chính đến độc
1
lập chính sách tiền tệ được xác định thông qua dấu và độ lớn của hệ số
. Phương
trình (1.1) cũng đồng thời cho biết tác động của ổn định tỷ giá và dự trữ ngoại hối đến độc lập chính sách tiền tệ Việt Nam lần lượt qua hệ số 2 và 3.
Phương pháp tính toán các biến trong mô hình tương tự Aizenman & ctg (2008), trong đó độc lập CSTT được đo bằng chỉ số tương quan giữa lãi suất qua đêm hàng ngày trên thị trường liên ngân hàng của Việt Nam với lãi suất Mỹ, ổn định tỷ giá được tính bằng sai số chuẩn hàng quý của tỷ giá song phương hàng ngày giữa VND và USD, dự trữ ngoại hối được tính tỷ lệ phần trăm trên GDP. Riêng đối với mức độ HNTC, nghiên cứu đo lường theo phương pháp thực được phát triển bởi Lane & Milesti-Frerreti (2006), tính bằng tổng tích lũy tài sản và nợ phải trả của ba thành phần vốn FDI, FPI và vốn đầu tư khác, tỷ lệ phần trăm trên GDP. Giai đoạn nghiên cứu từ 2009Q1 – 2019Q2 nhằm tránh gãy cấu trúc trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ hai, luận án sử dụng phương pháp định lượng với mô hình véc tơ tự hồi quy dạng cấu trúc (Structural Vectơ Autoregression – SVAR) để đo lường phản ứng của lãi suất dài hạn Việt Nam đối với nhân tố bên ngoài là lãi suất dài hạn Mỹ và rủi ro toàn cầu (được đo lường bằng chỉ số biến động giá quyền chọn trên Sở giao dịch quyền chọn Chicago, Volatility index - VIX), cùng với các nhân tố khác trong nước, bao gồm lãi suất ngắn hạn, tăng trưởng sản lượng, lạm phát.
Tương tự Filardo & ctg (2016) và Jain – Chandra & Unsal (2014), mô hình nghiên cứu được thể hiện với hai nhóm biến bao gồm nhóm các nhân tố trong nước với vai trò là các biến nội sinh và nhóm các nhân tố tác động từ bên ngoài với vai trò là các biến ngoại sinh, kí hiệu như sau:
𝑌𝑡 = 𝑓(𝑌1,𝑡, 𝑌2,𝑡) (1.2)
Các nhân tố được biểu diễn trong hai nhóm như sau:
𝑌1,𝑡 = 𝑓(I_VN_ON, I_VN_10Y, IP, IF) và 𝑌2,𝑡 = 𝑓(I_US_10Y, VIX) (1.3)
Trong đó Y1,t và Y2,t lần lượt tương ứng đại diện cho nhóm các nhân tố trong nước và nhóm các nhân tố bên ngoài. Nhóm các nhân tố trong nước bao gồm I_VN_ON, I_VN_10Y, IP, IF lần lượt là lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn, thay đổi tăng trưởng sản lượng và thay đổi lạm phát Việt Nam. Nhóm các nhân tố bên ngoài bao gồm I_US_10Y, VIX lần lượt là lãi suất dài hạn Mỹ và rủi ro toàn cầu.
Kết quả đo lường được xác định thông qua xem xét hàm phản ứng và kết quả phân rã phương sai của biến lãi suất dài hạn Việt Nam theo cú sốc của các biến trong nước và các biến bên ngoài.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ ba, luận án sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để lựa chọn giải pháp phù hợp cho tiến trình hội nhập tài chính và điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính gia tăng như một xu thế tất yếu.
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được lấy theo tần suất quý cho nội dung nghiên cứu tương ứng với mục tiêu thứ nhất trong giai đoạn 2009Q1 – 2019Q2 và tần suất tháng nhằm đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai trong giai đoạn 2009M1 – 2019M8. Đối với dữ liệu về lãi suất và tỷ giá, tần suất của dữ liệu được lấy theo ngày để tính tương quan và độ lệch chuẩn theo quý.
Dữ liệu được lấy từ các nguồn đáng tin cậy của thế giới, bao gồm Thống kê Tài chính quốc tế (International Financial Statistics – IFS) của Quỹ tiền tệ thế giới (International Monetary Fund – IMF), Quan sát Kinh tế Toàn cầu (Global Economic Monitor – GEM) của Ngân hàng thế giới (Worldbank - WB), Trung tâm hội nhập khu vực châu Á (Asia Regional Integration Center – ARIC) của Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB), nguồn dữ liệu Datastream của Thompson Reuters, Sở
giao dịch quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange); và trong nước, bao gồm Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
1.7 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về mặt học thuật
Thứ nhất, luận án tổng hợp các thước đo hội nhập tài chính và làm rõ thước đo dựa trên kết quả thực - đo lường dựa trên lượng, từ đó làm cơ sở để đánh giá mức độ hội nhập tài chính thực của Việt Nam. Các nghiên cứu về hội nhập tài chính của Việt Nam đến hiện tại chủ yếu sử dụng thước đo hội nhập tài chính dựa trên quy định pháp lý, ít nghiên cứu đo lường dựa trên kết quả thực, đồng thời cũng chưa quan tâm đánh giá sự khác biệt giữa các thước đo để lựa chọn và cho kết quả chi tiết đối với nền kinh tế Việt Nam.
Thứ hai, luận án tổng hợp và làm rõ lý thuyết về tác động của hội nhập tài chính đến độc lập chính sách tiền tệ, từ mô hình tổng quát thể hiện sự cân bằng trên hai thị trường hàng hoá và tiền tệ trong nền kinh tế đóng - mô hình IS-LM đến trường hợp đặc biệt sự cân bằng đạt được khi dòng vốn quốc tế được tự do di chuyển – mô hình Mundell – Fleming và chi tiết hơn khi xem xét với các cơ chế tỷ giá cụ thể - lý thuyết Bộ ba bất khả thi. Bên cạnh đó, qua xem xét hai giai đoạn truyền dẫn chính sách tiền tệ, luận án làm rõ ảnh hưởng của hội nhập tài chính đến quá trình truyền dẫn ở giai đoạn đầu. Cùng với sự gia tăng mức độ hội nhập tài chính thực, dòng vốn vào lớn dẫn dắt những thay đổi từ chính sách tiền tệ và rủi ro từ bên ngoài ảnh hưởng đến trung gian truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nước, từ đó ảnh hưởng đến kết quả điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia.
Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án bổ sung kết quả đo lường mức độ hội nhập tài chính Việt Nam dựa trên kết quả thực, cập nhật đến hết năm 2019. Như khảo lược nghiên cứu trước cũng chưa tìm thấy nghiên cứu tính toán chỉ số này cho Việt Nam được cập nhật đến giai đoạn hiện tại. Bên cạnh đó, luận án còn so sánh để cho thấy sự khác biệt khi đo lường hội nhập tài chính dựa trên kết quả thực cho thấy sự gia tăng và thay đổi liên tục qua
các năm trong khi hội nhập tài chính đo lương dựa trên quy định pháp lý (chỉ số KAOPEN) giữ nguyên trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
Thứ hai, luận án bổ sung bằng chứng thực nghiệm về tác động của hội nhập tài chính đến độc lập chính sách tiền tệ Việt Nam. Khảo lược nghiên cứu trước tại Việt Nam chưa tìm thấy nghiên cứu làm rõ tác động này. Kết quả nghiên cứu của luận án nhận thấy hội nhập tài chính tác động ngược chiều đến độc lập chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Bằng chứng thực nghiệm này sẽ giúp đánh giá được tác động của hội nhập tài chính cũng như có được hướng điều hành chính sách tiền tệ phù hợp trong bối cảnh gia tăng toàn cầu hoá tài chính.
Thứ ba, luận án làm rõ vai trò của các nhân tố bên ngoài trong truyền dẫn chính sách tiền tệ Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính. Trong đó, luận án đánh giá chi tiết chiều hướng và mức độ giải thích của nhân tố bên ngoài bao gồm lãi suất dài hạn Mỹ và một nhân tố chưa thấy được nhắc đến trong nghiên cứu cho truyền dẫn chính sách tiền tệ Việt Nam là rủi ro toàn cầu (VIX). Kết quả thực nghiệm cho thấy nhân tố bên ngoài đang tăng dần vai trò đối với những thay đổi của lãi suất dài hạn Việt Nam trong khi vai trò của nhân tố trong nước giảm dần. Bằng chứng này là cơ sở cho quá trình điều hành chính sách tiền tệ nhằm tăng hiệu quả đạt được mục tiêu cuối cùng trong bối cảnh toàn cầu hoá tài chính.
Thứ tư, giai đoạn nghiên cứu được cập nhật từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 -2009 nên có thể tránh được gãy cấu trúc ảnh hưởng đến độ chính xác của các hệ số đo lường.
1.8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1 nêu rõ lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp, dữ liệu, những đóng góp chính và cấu trúc của luận án.
Chương 2 trình bày khung lý thuyết về hội nhập tài chính, chính sách tiền tệ, tác động và những ảnh hưởng của hội nhập tài chính đến chính sách tiền tệ trong điều kiện hôi nhập tài chính. Đồng thời, qua lược khảo các nghiên cứu trước về đo lường tác động của hội nhập tài chính đến độc lập chính sách tiền tệ, các nhân tố bên ngoài
ảnh hưởng đến truyền dẫn chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra khoảng trống làm cơ sở lựa chọn mô hình, phương pháp và thực hiện nghiên cứu.
Chương 3 trình bày chi tiết về quy trình thực hiện, mô hình nghiên cứu, lựa chọn phương pháp ước lượng và quy trình xử lý dữ liệu, trên cơ sở đó tiến hành thực nghiệm và trình bày kết quả ở chương tiếp theo. Cách thức tính toán các biến và nguồn dữ liệu cũng được làm rõ trong chương này.
Chương 4 trình bày kết quả đo lường mức độ hội nhập tài chính thực của Việt Nam, tác động của hội nhập tài chính đến độc lập chính sách tiền tệ Việt Nam, vai trò của các nhân tố bên ngoài trong truyền dẫn chính sách tiền tệ Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính. Qua xem xét quá trình hội nhập tài chính và điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước có liên quan, thảo luận về kết quả nghiên cứu sẽ được đề cập ở cuối chương.
Chương 5 tóm tắt lại vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng được tóm lược lại để làm cơ sở gợi ý giải pháp cho tiến trình hội nhập tài chính và điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính gia tăng như một xu thế tất yếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận án đã giới thiệu khái quát về lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và tóm tắt đóng góp của nghiên cứu. Ngoài ra, cấu trúc của luận án cũng được trình bày sơ lược trong chương này.
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM
Chương 2 sẽ trình bày khung lý thuyết về hội nhập tài chính, chính sách tiền tệ, tác động của hội nhập tài chính đến độc lập chính sách tiền tệ, truyền dẫn chính sách tiền tệ trong điều kiện hội nhập tài chính. Đồng thời, qua lược khảo các nghiên cứu trước về đo lường tác động của hội nhập tài chính đến độc lập chính sách tiền tệ, truyền dẫn chính sách tiền tệ trong điều kiện hội nhập tài chính tại các quốc gia và Việt Nam, luận án chỉ ra khoảng trống làm cơ sở lựa chọn mô hình, phương pháp và thực hiện nghiên cứu ở chương tiếp theo.
2.1 HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
2.1.1 Khái niệm hội nhập tài chính
Hội nhập tài chính (HNTC) và toàn cầu hóa tài chính là những khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Toàn cầu hóa tài chính là khái niệm tổng quát nói đến sự gia tăng mối liên kết toàn cầu thông qua dòng chảy tài chính giữa các quốc gia. Trong khi đó, HNTC nói đến mối liên kết của một quốc gia cụ thể với thị trường vốn quốc tế. Để thúc đẩy toàn cầu hóa tất yếu cần có sự gia tăng HNTC ở các quốc gia trên thế giới (Prasad & ctg 2003). Chi tiết hơn, Brouwer (2005) cho rằng, HNTC là quá trình qua đó thị trường tài chính trong một nền kinh tế có sự liên kết với thị trường tài chính ở những nền kinh tế khác hay với thị trường thế giới. Điều này cũng được hiểu như sự gia tăng dòng vốn quốc tế và xu hướng cân bằng về giá và thu nhập của các tài sản tài chính được giao dịch ở những quốc gia khác nhau. Tương tự, theo Pongsaparn & Unteroberdoerster (2011), HNTC bao gồm sự mở cửa thị trường tài chính trong nước, sự di chuyển vốn tự do qua biên giới và hội nhập các dịch vụ tài chính. HNTC quốc tế có thể được hiểu như việc mở cửa hệ thống tài chính trong nước như thị trường tài chính, các định chế tài chính và hệ thống ngân hàng với thế giới và quốc tế hoá các tài sản tài chính và nợ phải trả của quốc gia (Mougani 2012).
Trong luận án này, khái niệm HNTC hay HNTC quốc tế và toàn cầu hóa tài chính được sử dụng thay thế lẫn nhau tương tự như Prasad & ctg (2003), Brouwer (2005), Pongsaparn & Unteroberdoerster (2011) và Mougani (2012). Theo đó, HNTC nói đến mối liên kết của một quốc gia với thị trường tài chính quốc tế, qua đó làm gia tăng dòng chảy tài chính giữa các quốc gia và quy mô tài sản tài chính/ nợ phải trả của quốc gia đó.
Theo quan điểm ủng hộ HNTC thì quá trình này là bước đi tất yếu trên con đường phát triển của quốc gia và do đó phải được chấp nhận. Với quan điểm này, Fischer (1998) cho rằng sự lưu chuyển vốn tự do sẽ khuyến khích việc phân bổ nguồn tiết kiệm toàn cầu một cách hợp lý và giúp sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên trên thế giới, do đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội ở các quốc gia. Đặc biệt, HNTC có thể giúp các nước đang phát triển tiếp cận tốt hơn với thị trường tài chính thế giới, tăng cường sự hiểu biết và áp dụng kỹ thuật tiên tiến từ các quốc gia khác qua hình thức chuyển giao công nghệ, phát triển khu vực tài chính trong nước với sự tham gia của ngân hàng nước ngoài, tạo động lực cải tiến hoạt động giám sát, tăng cường kỷ luật thị trường và sự nhất quán của chính sách kinh tế vĩ mô (Prasad & ctg 2003).
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lý thuyết nhận thấy thị trường tài chính được toàn cầu hóa dễ rơi vào trạng thái hỗn loạn, dễ bị ảnh hưởng lây lan các tác động tiêu cực từ bên ngoài do mối liên kết chặt chẽ và những chu kỳ tăng trưởng nóng dẫn đến đổ vỡ (Davidson 2002 và Rodrik 1998). Mặt khác, nghiên cứu thực nghiệm cũng không tìm thấy chứng cứ vững chắc cho mối quan hệ giữa HNTC và tăng trưởng kinh tế trong khi mối quan hệ với khủng hoảng là khá rõ ràng. Do đó, mặc dù HNTC về nguyên tắc là cần thiết đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhưng không phải tất cả các quốc gia đang phát triển luôn có được đầy đủ những lợi ích tiềm năng này. Trong nhiều trường hợp, HNTC còn được đồng hành bởi những biến động gia tăng và có thể dẫn đến khủng hoảng. Dòng vốn tự do di chuyển trong các quốc gia đang phát triển có thể làm hại sự phát triển hệ thống tài chính trong nước như biến động kinh tế vĩ mô do tác động của dòng vốn từ bên ngoài vốn có tính chu kỳ (Stiglitz 2000) và