Qui Trình Thực Hiện Xuất Khẩu Trực Tiếp Tại Tổng Công Ty


-Theo dõi việc thanh toán XK: Cán bộ Phòng XNK & TBPT làm các thủ tục liên quan đến thanh toán cho hợp đồng XK. Kiểm tra các L/C của các nhà NK hoặc các phương thức thanh toán khác của hợp đồng XK ta đã ký kết, có ý kiến điều chỉnh khi cần. Đồng thời cũng liên hệ với Phòng Tài chính kế toán của TCT, theo dõi đôn đốc việc thanh quyết toán của khách hàng.

Có thể tóm tắt lại qui trình trên như sau:

Sơ đồ 1: Qui trình thực hiện xuất khẩu trực tiếp tại Tổng công ty

Đơn vị lập kế hoạch và đơn vị sản xuất hàng XK

- Kế hoạch đã được lãnh đạo Tổng công ty duyệt


Lãnh đạo Phòng XNK & TBPT

- Kiểm tra và chỉ đạo thực hiện


- Lập hợp đồng xuất khẩu

- Lập bộ chứng từ xuất khẩu

Cán bộ theo dõi thanh toán

Cán bộ xuất khẩu

- Theo dõi và đôn đốc giao hàng

- Làm các thủ tục thông quan,thuế

- Giải quyết tranh chấp

Vận tải, giao nhận tại cửa khẩu

- Lập đầu mối thuê tàu, lập B/L

- Tập kết hàng và bốc hàng lên tàu


- Kiểm tra L/C hoặc các hình thức thanh toán của hợp đồng xuất khẩu

- Làm các thủ tục liên quan đến thanh toán cho các hợp đồng XK

- Theo dõi, đôn đốc việc thanh toán

* Với mặt hàng giấy in, giấy viết: Như đã nói ở trên, TCT sử dụng phương thức XK tại chỗ là chủ yếu và thị trường XK chính của TCT là thị trường Mỹ và Malaysia.Qui trình thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ: TCT Giấy Việt Nam


- Thương nhân nước ngoài: Thường là các Cty đại diện cho phía Mỹ. Đó là những Cty sau: Cty Godi (Trung Quốc), Cty Tisuu (Đài Loan),tập đoàn Sunshine International Group (Hồng Kông), Koji (Trung Quốc), Wanli( Trung Quốc), Cty Tan Eng Hong (Malaysia). Các Cty này thường đã ký hợp đồng mua bán ngoại thương với phía Mỹ hoặc là các Cty đa quốc gia mà có văn phòng đại diện tại Mỹ Sau đó họ tìm đối tác có SX giấy tại Việt Nam, ở đây là TCT Giấy Việt Nam. TCT Giấy Việt Nam và các Cty trên sau khi đã thỏa thuận xong về các điểu khoản của hợp đồng tiến tới ký hợp đồng XK. TCT Giấy Việt Nam sẽ giao hàng cho một DN khác tại Việt Nam theo chỉ định của các Cty trên, rồi sau đó các Cty trên lại thực hiện việc gia công, chế biến lại các sản phẩm đó cho phù hợp với yêu cầu của phía Mỹ (vì mặt hàng giấy in,giấy viết của TCT thường được sản xuất và XK dưới dạng cuộn lớn) , từ đó họ lại XK sang thị trường Mỹ.

Ví dụ như Cty Sunshine International Group sau khi ký hợp đồng với TCT, họ lại ký một hợp đồng gia công sản phẩm với Cty Development Economic Joint stock Company for Viet namese Young Talents, có chi nhánh tại Đông Anh, Hà Nội. Sau đó TCT sẽ phải giao hàng cho Cty trên tại địa điểm mà Cty Sunshine International Group yêu cầu.

Còn các Cty khác họ đặt xưởng chế biến tại Việt Nam trước khi chuyển hàng ra nước ngoài.

* Qui trình thực hiện:

Trình tự thực hiện việc XK giống như đã phân tích ở phương thức XK trực tiếp trên nhưng ngoài ra có những điểm khác như sau:

Do giao hàng tại Việt Nam nên phía TCT sẽ chỉ phải giao tại địa điểm mà phía đối tác yêu cầu ( giao hàng tại địa điểm của người mua) .Và điều kiện giao hàng thường là FCA hoặc Ex work.

- Khi chuẩn bị hồ sơ XK để khai với cơ quan hải quan thường phía TCT sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

+ Hồ sơ phải nộp: Tờ khai hải quan, hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, hóa đơn trị giá gia tăng, văn bản cho phép XNK

+ Hồ sơ xuất trình: Giấy chứng nhận mã số XNK, hóa đơn giá trị gia tăng


- Sau đó làm thủ tục hải quan: Trên cơ sở hợp đồng đã ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, cán bộ XK của TCT sẽ kê khai đầy đủ tiêu chí tại tờ khai hải quan (4 liên), ký tên đóng dấu DN XK và giao hàng kèm theo tờ khai.‌

+ Tiếp theo nhận hồ sơ đã làm thủ tục chuyển cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất để đăng ký làm thủ tục XK tại chỗ.

- Chi cục hải quan làm thủ tục XK: Tiếp nhận hồ sơ đã khai làm thủ tục NK tại chỗ để đăng ký tờ khai XK tại chỗ, tính thuế (nếu có), xác nhận đã làm thủ tục, giao cho TCT và lưu trữ hồ sơ tờ khai theo qui định.

Với phương thức XK này các cán bộ Phòng XNK & TBPT của TCT sẽ không phải lo việc vận chuyển hay giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu như phương thức XK trực tiếp. Từ đó cắt giảm được chi phí kho bãi, vận chuyển, đồng thời thủ tục XK cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu

1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây

1.1. Những mặt hàng nhập khẩu chính

Tuy XNK được coi là một hoạt động, nhưng với điều kiện và tình hình thực tế hiện nay của TCT thì NK vẫn là lĩnh vực chủ yếu.

Có thể thấy rằng hoạt động NK của TCT gặp nhiều khó khăn do chịu tác động trực tiếp của những biến động trong ngành Giấy Việt Nam.

Trong những năm vừa qua, ngành Giấy nước ta gặp nhiều biến động do bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và khu vực. Ví dụ như khủng hoảng thừa của thị trường bột giấy, SX bị đình trệ v.v..đã tác động nhiều tới hoạt động SX kinh doanh của TCT. Chính vì vậy mà mục đích hoạt động NK tại TCT không phải là mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận mà chỉ là nhập nguyên liệu, trang thiết bị, vật tư, hóa chất phục vụ cho quá trình SX giấy.

Các mặt hàng NK chính:

- Bột giấy: chiếm khoảng 50% trong giá trị NK

- Giấy các loại và giấy loại chiếm khoảng 7%.

- Trang thiết bị phụ tùng cho công nghiệp giấy (hệ thống bơm bột, hệ thống sàn nghiền, các phụ tùng và thiết bị công nghệ v.v…) chiếm khoảng 30% v.v… Ngoài những


hệ thống mới 100% còn có những thiết bị phụ tùng bảo dưỡng thay thế nhằm nâng cấp trang thiết bị sẵn có.

- Các thiết bị phụ (như chăn xeo, lưới Inox & lưới đồng, dao chặt mảnh v.v…) chiếm khoảng 5%.

- Hóa chất dùng trong SX giấy chiếm khoảng 5%.

- Các loại phụ tùng ô tô, thiết bị chuyên dùng cho vận tải chiếm khoảng 3%.

Hình 5: Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu tại Tổng công ty


Bột giấy Giấy các loại Thiết bị Thiết bị phụ Hóa chất

Thiết bị vận tải

5% 5% 3%




30%

50%

7%


1.2. Kim ngạch nhập khẩu

Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2002 - 2007

(Đơn vị: Triệu USD)


68

35.8

31.2

24.5

21.2

16.6

70


60


50


40


30


20


10


0

2002 2003 2004 2005 2006 2007


Bảng 10: Kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty (từ năm 2002 đến 3 tháng đầu năm 2008)

Năm

Tổng kim ngạch nhập khẩu (USD)

2002

16.620.942

2003

68.080.402

2004

24.547.880

2005

21.154.000

2006

35.870.000

2007

31.284.441

3 tháng đầu năm 2008

7.579.376

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp - 6

Nguồn: Báo cáo của Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổng công ty Giấy Việt Nam


Từ bảng trên có thể thấy rằng tổng kim ngạch NK của TCT trong 5 năm vừa qua có thay đổi khá nhiều. Nếu như vào năm 2002 kim ngạch NK chỉ là 16.620.942 USD thì đến năm 2003 lại có sự tăng vọt lên đến 68.080.402 USD. Sở dĩ như vậy là vì năm 2003, TCT có đầu tư vào DA cải tạo nâng cấp nhà máy Giấy Bãi Bằng giai đoạn I với số vốn đầu tư là

1.107 tỷ đồng.

Đến năm 2004, tổng kim ngạch NK của TCT giảm xuống còn 24.547.880 USD. Trong năm 2004, Cty Giấy Bãi Bằng đã hoàn thiện việc nâng cấp và mở rộng SX lên

100.000 tấn giấy/năm và 61.000 tấn bột giấy/năm làm giảm đáng kể lượng bột giấy mà TCT phải nhập về, giúp cho tổng kim ngạch NK giảm xuống.

Đến năm 2005: đến hết tháng 12/2005 lượng bột giấy NK trên cả nước là 142.000 tấn, lượng giấy NK khoảng 545.000 tấn, bằng 118,4% lượng giấy nhập năm 2004. Riêng TCT Giấy Việt Nam đã thực hiện giá trị NK là 21,154 triệu USD. Trong đó, nhập bột giấy: 14,994 triệu USD; nhập vật tư, hóa chất, phụ tùng: 6,160 triệu USD. Tổng kim ngạch NK năm 2004 của TCT cũng thấp hơn năm trước là do các dây chuyền SX của các DA đầu tư mở rộng đã dần đi vào ổn định, góp phần tăng sản lượng giấy và tăng doanh thu.

Năm 2006, do có sự mất cân đối giữa SX giấy và bột, nên TCT phải nhập 85.000 tấn bột để phục vụ SX. Giá cả vật tư, nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng, điển hình là bột giấy NK tăng khoảng 12-18%, giấy loại OCC NK tăng 12% v.v… so với năm 2005 nên kim ngạch NK của TCT tăng lên đến 35,87 triệu USD.

Năm 2007, lượng giấy NK trên cả nước là khoảng 123.000 tấn, trong đó TCT NK


25.000 tấn , như vậy là giảm hơn 1/3 so với năm 2006. Nguyên nhân là năm nay khi khối lượng gỗ nguyên liệu khai thác được nhiều hơn so với năm 2006 ( 400.000 m3 so với

262.160 m3 trong năm 2006 ) nên TCT đã phần nào chủ động được nguyên liệu đầu vào, không phải phụ thuộc quá nhiều vào lượng bột nhập ngoại nên kim ngạch NK bột giấy giảm đáng kể. Ngoài ra do nhiều loại vật tư, phụ tùng có mức thuế suất giảm theo lộ trình mà Việt Nam đã ký kết khi gia nhập WTO và một số mặt hàng NK vẫn giữ nguyên giá cũ của vài năm trước đây (như hóa chất cho sản xuất bột giấy v.v…), đồng thời do lượng bột giấy NK năm 2006 còn tồn nhiều nên giá trị hàng hóa NK năm 2007 là 31.284.441 USD.

Ba tháng đầu năm 2008, kim ngạch NK tại TCT ở mức 7.579.376 USD. Mặc dù trên thị trường Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2008 lượng giấy NK tăng mạnh nhưng tình hình hoạt động SX của TCT vẫn diễn ra bình thường và do tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào nên TCT không bị lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại, do vậy lượng kim ngạch NK cũng không quá lớn. Trong đó: lượng bột giấy NK các loại là 7.643 tấn ;trị giá 6, 3 triệu USD; Giấy Tissue loại nhập cho Cty Giấy Tisue Sông Đuống là 703,12 tấn , trị giá 376.390 USD. Hóa chất nhập về là 161.200 kg, trị giá 273.673 USD. Thiết bị phụ tùng nhập về trị giá 542.147 USD.Còn lại là nhập hạt giống cho lâm nghiệp hết 77.495 USD.

1.3. Thị trường nhập khẩu

Hiện nay, với điều kiện nước ta chưa thể đáp ứng được đầy đủ được các nguyên liệu và các trang thiết bị phụ tùng cho SX giấy nên ta phải nhập phần lớn từ nước ngoài về. Đối với TCT Giấy Việt Nam, NK các mặt hàng chủ yếu ở các thị trường sau:

- Thị trường trong nước: NK nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ ở các vùng nguyên liệu đã được quy hoạch, các Cty hóa chất trong cả nước và các tỉnh có nguồn nguyên liệu phong phú.

- Thị trường nước ngoài: TCT NK từ các nước như Đức, Nhật Bản, Indonesia, Thụy Điển, EU, Phần Lan v.v…

+ Giấy các loại chủ yếu nhập từ Phần Lan, giấy loại chủ yếu nhập từ Nhật, Newzealand, Anh v.v…

+ Với các trang thiết bị phụ tùng cho công nghiệp giấy, thị trường NK của TCT chủ yếu từ các quốc gia Châu Âu (Thụy Điển, Đức, Phần Lan v.v…)

+ Hóa chất được NK chủ yếu từ Đức, Anh , Hàn Quốc v.v…


+ Bột giấy chủ yếu nhập từ Thụy Điển, Indonesia. Newzealand v.v…

+ Các phụ tùng, phương tiện vận tải như xe ô tô, xe nâng hàng v.v… nhập từ Thụy Điển, Nhật Bản v.v…

Bảng 11: Báo cáo nhập khẩu của Tổng công ty Giấy Việt Nam

(Đơn vị tính : USD)


Stt

Chỉ tiêu

Năm 2001

Năm 2004

1

Đài Loan

881.247

94.805

2

Đức

4.446.301

1.455.314

3

Singapore

2.320.899

337.013

4

Indonesia

4.536

9.424.510

5

Newzealand

10.737.948

2.257.152

6

EU

0

3.105.444

7

Nhật Bản

102.102

1.435.268

8

Anh

1.007.230

235.592

9

Thụy Điển

927.418

2.030.968

10

Malaysia

218.200

0

11

Trung Quốc

579.024

125.068

12

Hàn Quốc

19.203

798.455

13

Brazin

6.041.138

581.132

14

Úc

2.441.078

430.851

15

Phần Lan

0

164.492

16

Italia

0

19.721

17

Ai Cập

0

4.590

18

Mỹ

0

927.682

19

Na Uy

94.474

16.147

20

Canada

698.341

582.662

21

Pháp

0

72.170

22

Thái Lan

0

377.971

23

Ấn Độ

0

70.875

24

KCX Tân Thuận

79.000

0

25

Nga

2.569.625

0

26

Bỉ

2.170

0

27

Tây Ban Nha

47.415

0


Tổng giá trị nhập

33.217.367

24.547.882

Nguồn : Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổng công ty Giấy Việt Nam


Có thể xem thêm để biết cụ thể về từng mặt hàng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường của TCT Giấy Việt Nam ở phụ lục 6 (số liệu năm 2004).

2. Các hình thức nhập khẩu và qui trình nhập khẩu của Tổng công ty Giấy Việt Nam

2.1. Các hình thức nhập khẩu của Tổng công ty

Hoạt động NK của TCT Giấy Việt Nam chủ yếu là để bù đắp những hàng hóa, vật tư, nguyên liệu mà trong nước không có, hoặc SX chưa đủ và kém hiệu quả để phục vụ cho quá trình SX.

Hoạt động NK ở TCT hiện nay được tiến hành dưới hình thức nhập khẩu trực tiếp.


Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động NK phải có đăng ký mã số kinh doanh XNK hàng hóa theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của mình, đơn vị này trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán với nước ngoài, trực tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các DN tiến hành NK trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ chính sách quản lý của nhà nước.

Hiện nay hoạt động NK tại TCT do Phòng XNK & TBPT của TCT đảm nhiệm.

2.2. Qui trình thực hiện nhập khẩu tại Tổng công ty

- Phòng XNK & TBPT dựa trên cơ sở các yêu cầu mua sắm do các đơn vị gửi đến, tiến hành vào sổ đăng kí PR và lập phương án thực hiện trình lên Tổng giám đốc.

- Sau đó căn cứ nhu cầu NK, lãnh đạo Phòng XNK & TBPT sẽ phân công cán bộ phụ trách mua sắm cho từng PR

- Các cán bộ mua sắm sẽ khảo sát thị trường, tìm kiếm nguồn hàng. Nếu hàng hóa có số lượng, giá trị lớn sẽ tổ chức đấu thầu. Nếu hàng hóa có số lượng, giá trị nhỏ thì xem xét chào hàng của các nhà cung cấp để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp rồi trình lãnh đạo duyệt để đi đến đàm phán ký kết hợp đồng thương mại.

- Hợp đồng XNK được ký kết theo đúng nguyên tắc, qui định của pháp luật hiện hành. Hợp đồng được ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các nội dung mà hai bên đã thống nhất cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, có đầy đủ chữ kí của đại diện hợp pháp hai bên.

Sau khi kí hợp đồng ngoại, trên cơ sở điều khoản thanh toán đã được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, phòng Tài chính kế toán tiến hành các thủ tục thanh toán theo qui định. Hình thức thanh toán có thể là TTR - chuyển tiền trực tiếp bằng điện hoặc L/C - thư tín dụng (trả ngay hoặc trả chậm), hoặc thanh toán trả chậm sau khi giao hàng.

Thủ tục mở L/C như sau:

+ Trước khi mở L/C, TCT tiến hành cân đối nguồn vốn hiện có của mình, trên cơ sở đó xác định xem nguồn vốn đó có đủ khả năng NK hay phải vay ngân hàng.

+ Đại diện của TCT đến ngân hàng làm thủ tục mở L/C. Trên cơ sở đơn xin mở L/C, phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng tiến hành mở L/C cho bên bán hưởng. L/C được mở thường là “L/C at sight” vì nó đảm bảo cho quyền lợi của cả hai bên. Đồng thời TCT tiến hành chuyển tiền của mình vào tài khoản ký quỹ.

+ Ngân hàng tiến hành gửi cho bên bán thông qua ngân hàng của bên bán 01 bản L/C và gửi cho TCT 01 bản. Hai bên tiến hành kiểm tra, xem xét nếu thấy điều khoản nào chưa hợp lý thì sẽ báo lại cho ngân hàng biết và cùng nhau thỏa thuận, sửa đổi.

+ Bên bán sau khi nhận được L/C gửi đến nếu chấp nhận nội dung L/C thì tiến hành giao hàng cho người vận tải, lấy vận đơn lập bộ chứng từ và gửi cho bên mua.

Khi chấp nhận bộ chứng từ thanh toán do bên bán gửi qua ngân hàng, TCT phải làm lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng để ngân hàng chuyển tiền cho bên bán đồng thời ngân hàng chuyển cho công ty sổ phụ.

- Khi nhận được giấy báo hàng về địa điểm giao hàng, bộ phận nghiệp vụ NK của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022