+ Giấy khăn ăn Venus và giấy ăn Bapaco chiếm tỷ trọng 12,4% trong tổng kim ngạch XK mặt hàng giấy của Cty Giấy Tissue Sông Đuống.
+ Giấy Royo bỏ túi chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch XK của Cty Giấy Tissue Sông Đuống nhưng có xu hướng tăng trong tương lai.
Do Cty Giấy Tissue là một thành viên của TCT Giấy Việt Nam nên tính chung trong tổng kim ngạch XK của toàn TCT, kim ngạch XK các mặt hàng trên chiếm khoảng 10%.
- Mặt hàng XK thứ ba của TCT Giấy Việt Nam là sản phẩm dăm mảnh. Dăm mảnh thường được XK với khối lượng lớn nên đạt mức tỷ trọng kim ngạch XK cao, khoảng 60%
- 70% trong tổng kim ngạch XK của TCT
Hình 4: Cơ cấu sản phẩm Xuất khẩu của Tổng công ty
30%
60%
10%
Giấy in, Giấy viết Giấy Tisue
Dăm mảnh
1.2.Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 7 :Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây
Tổng giá trị xuất khẩu (USD) | |
2002 | 330.045 |
2003 | 786.610 |
2004 | 3.449.000 |
2005 | 14.679.000 |
2006 | 20.800.000 |
2007 | 35.000.000 |
3 tháng đầu năm 2008 | 10.333.498 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp - 2
- Những Nét Chính Về Tổng Công Ty Giấy Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Của Tổng Công Ty Trong Những Năm Gần Đây (Từ 2002 - 2008)
- Qui Trình Thực Hiện Xuất Khẩu Trực Tiếp Tại Tổng Công Ty
- Quy Trình Thực Hiện Nhập Khẩu Tại Tổng Công Ty Giấy Việt Nam
- Các Yêu Cầu Được Đặt Ra Trong Công Tác Nk Để Phục Vụ Cho Công Nghệ Sản Xuất Tại Tct Giấy Việt Nam
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2002-2007
Đơn vị: Triệu USD
35
20.8
14.67
3.44
0.78
35
30
25
20
15
10
5
0
2003 2004 2005 2006 2007
Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy tình hình XK những năm gần đây của Tổng TCT như sau:
Năm 2002, 2003 là hai năm khó khăn của ngành Giấy nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng khi mà các DA đầu tư mở rộng một số nhà máy mới đi vào SX, chưa chiếm lĩnh được thị trường, trong khi vẫn phải trả nợ ngân hàng, khiến giá thành sản phẩm lên cao. Bên cạnh đó giấy ngoại tràn vào liên tục.Năm 2002, lượng giấy NK vào Việt Nam đạt khoảng 340.000 tấn, bằng 85% sản lượng giấy cả nước. Mặt khác thuế NK chỉ còn một nửa, giấy trong nước SX ra gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với giấy ngoại khi mà giấy ngoại có chất lượng tốt hơn mà giá thành lại rẻ hơn.Một số DN trong ngành Giấy đã phải ngừng SX do thiếu thị trường. Ví dụ : Cty Giấy Tân Mai để máy móc 'đắp chiếu' một tháng trong quý I, chờ tiêu thụ giấy tồn kho. Dây chuyền giấy bao bì công nghiệp của Cty Giấy Việt Trì, dù mới hoạt động từ cuối năm 2002, cũng phải ngừng máy từ cuối tháng 2 vì thiếu vốn lưu động và thị trường tiêu thụ. Các DN khác thuộc TCT cũng gặp vô vàn khó khăn trong khâu tiêu thụ. Mức tồn kho tại thời điểm đó của toàn TCT Giấy là 35.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.Chính vì thế mà việc XK của TCT gần như bị chững lại,kim ngạch XK trong hai năm 2002, 2003 chỉ đạt được 330.045 USD và 780.610 USD.
Năm 2004, việc đầu tư mở rộng giai đoạn 1 hoàn thành, Cty Giấy Bãi Bằng trước đây( TCT Giấy ngày nay) mới bắt đầu nâng sản lượng SX lên 85.326 tấn giấy, doanh thu 847 tỷ đồng và đặc biệt là SX, kinh doanh bước đầu phục hồi và có lãi. Kim ngạch XK cũng tăng lên được 3.449.000 USD.
Năm 2005, sản lượng giấy đã đạt trên 92.000 tấn giấy, bằng 92% công suất thiết kế và bằng 108% kế hoạch cả năm. Lượng giấy tiêu thụ hơn 98.000 tấn, bằng 103% kế hoạch năm, trong đó XK gần 6.000 tấn sang thị trường Malaixia, Indonesia, Iran, Philippin. Lượng giấy Tissue sản xuất tại nhà máy gỗ Cầu Đuống cũng XK được 4.333 tấn cùng với 71.072 tấn dăm mảnh XK đã mang lại lượng kim ngạch XK khá lớn cho TCT là 14.679.000 USD, gấp gần 5 lần so với năm 2004.
Trước những thách thức mới khi Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định sắp xếp lại mô hình tổ chức và hoạt động của toàn TCT Giấy Việt Nam theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Cty Giấy Bãi Bằng được sáp nhập với văn phòng TCT để trở thành TCT Giấy Việt Nam. Quyết định chuyển TCT Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con có từ ngày 01/2/2005, nhưng đến ngày 20/3/2006, Điều lệ tổ chức và hoạt động chính thức được ban hành và sau đó TCT mới ổn định tổ chức với 26 đơn vị đầu mối bao gồm: các Cty, các lâm trường, các xí nghiệp, viện nghiên cứu cây nguyên liệu, trường đào tạo và các đơn vị phụ thuộc khác. Cty Giấy Bãi Bằng hoàn thành sứ mệnh và lùi vào quá khứ, những tên tuổi khác lại được khai sinh: Cty Giấy Tissue Sông Đuống, Cty Vận tải và Chế biến lâm sản, Cty Chế biến và Xuất khẩu Dăm mảnh Quảng Ninh… Từ đây hoạt động SX kinh doanh tiếp tục gặt hái những thành công mới, trong năm 2006 TCT đã XK được 115.580 tấn dăm mảnh, 9.439 tấn giấy in, giấy viết và 2.884 tấn giấy Tissue ,đạt được mức kim ngạch XK khá cao là 20,8 triệu USD.
Đến năm 2007, sẵn có nền tảng của Cty Giấy Bãi Bằng, TCT Giấy Việt Nam tiếp tục phát huy kết quả của chương trình đầu tư mở rộng giai đoạn 1. Từ đây việc SX ngày càng đi vào ổn định chất lượng các loại giấy in giấy viết ngày càng được nâng cao, được khách hàng và thị trường chấp nhận và chiếm sản lượng khá lớn. Bên cạnh đó, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp, giấy Tissue... ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường. Có thể nói, Cty mẹ (Cty Giấy Bãi Bằng trước đây) đã giữ được vai trò chủ đạo và là động lực để thúc đẩy, lôi kéo toàn TCT vươn lên trước xu thế phát triển mới. Riêng sản phẩm giấy Bãi Bằng vẫn chiếm ưu thế cả về sản lượng lẫn chất lượng và ngày càng thâm nhập vào thị trường XK. Năm 2007, toàn TCT đã XK được 25.131 tấn giấy in,139.141 tấn dăm mảnh và 3.156 tấn giấy Tissue, đưa mức kim ngạch XK tăng lên cao nhất trong những năm qua : 35 triệu USD.
Đến năm 2008, toàn TCT phấn đấu nâng sản lượng XK giấy in lên 30.000 tấn, dăm mảnh XK đạt 150.000 tấn và giấy Tissue đạt 5.556 tấn , đạt mức kim ngạch XK là 40.000 USD.
1.3. Thị trường xuất khẩu
Như đã phân tích ở trên, TCT Giấy Việt Nam có ba mặt hàng XK chính nên tương ứng với mỗi mặt hàng lại có thị trường XK khác nhau
* Thứ nhất là mặt hàng giấy in, giấy viết:
Bảng 8 : Lượng giấy in, giấy viết xuất khẩu vào các thị trường
Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 | 4 tháng đầu năm 2008 | |
Mỹ | 5.500 | 18.300 | 9.700 | |
Malaysia | 3.000 | 3.500 | 4.000 | 300 |
Singapore | 300 | 439 | 2.831 | |
Iran | 2.400 | |||
Phillipin | 190 | |||
Tổng | 5.890 | 9.439 | 25.131 | 10.000 |
Đơn vị : Tấn
Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh- Tổng công ty Giấy Việt Nam
Từ năm 2005, Cty Giấy Bãi Bằng trước đây ( TCT Giấy Việt Nam) ngày nay mới bắt đầu khôi phục lại thị trường XK của mình sang một số nước Châu Á như Singapore, Malaysia, Philippin, Iran...sau một thời gian dài gián đoạn để nâng cấp dây chuyền SX giấy có chất lượng cao hơn và do tình hình thị trường trong khu vực có một số biến động. Năm 2004, việc đầu tư mở rộng giai đoạn 1 hoàn thành. Từ đây đã tạo tiền đề bứt phá cho TCT những năm tiếp theo.Năm 2005, sản lượng giất đạt trên 92.000 tấn, bằng 92% công suất thiết kế và đạt 100% kế hoạch cả năm, nâng sản lượng giấy của TCT lên 255.855 tấn.Đáng chú ý là ngoài nguyên liệu cung ứng cho sản xuất, TCT đã XK gần 6000 tấn giấy sang các thị trường Malayxia, Inđônêxia, Iran, Philippin.
Năm 2006, ổn định SX vào năm thứ hai sau khi hoàn thành DA mở rộng, nhà máy Giấy Bãi Bằng hiện đã đạt 100% công suất, chất lượng đảm bảo. Giấy Bãi Bằng không chỉ chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được đông đảo bạn hàng quốc tế biết đến, trong đó riêng thị trường Mỹ chiếm tới 40 đến 50% sản lượng giấy XK của TCT. Bắt đầu từ năm 2006, lượng giấy XK sang thị trường Mỹ luôn chiếm một tỷ trọng lớn.
Đặt biệt năm 2007, TCT đã XK được 18.300 tấn giấy sang Mỹ, chiếm 72% sản lượng XK cả năm của TCT. Có thể nói hiện nay Mỹ là thị trường XK giấy in, giấy viết chủ yếu của TCT.
Lượng giấy còn lại phần lớn được XK sang các nước Châu Á như Malaysia, Singapore, tuy sản lượng XK vẫn còn khiêm tốn nhưng đây là các thị trường tiềm năng cho TCT khai thác trong thời gian tới.
* Thứ hai là mặt hàng giấy Tissue:
Mặt hàng giấy Tissue được SX tại Cty Giấy Tissue Sông Đuống, thành viên của TCT Giấy Việt Nam, và đã tạo nên thương hiệu riêng cho TCT không chỉ ở với thị thường trong nước mà cả với đối tác nước ngoài. Sản phẩm giấy Tissue được SX trên dây chuyền xeo giấy công suất 10.000 tấn /năm, hiện đại bậc nhất Việt Nam, công nghệ Kimberly Clark (Mỹ), nhà chế tạo lắp đặt Kyoung Yong (Hàn Quốc). Sản phẩm giấy Tissue của Công ty đã được XK đi nhiều nước như: Đài Loan, Australia, Hàn Quốc,... và được rất nhiều nhà SX trong nước chấp nhận sử dụng thay thế hàng NK. Trong những năm qua thị trường XK chủ yếu của TCT là thị trường Australia và thị trường Đài Loan:
+ Thị trường Australia: Đây là thị trường lớn có quan hệ mật thiết lâu năm với Cty , mà khi vào thị trường này lại không cần đòi hỏi hạn ngạch nên rất thuận lợi cho Cty .Tuy nhiên đây lại là thị trường đòi hỏi giấy Tissue có chất lượng cao. Qua việc nghiên cứu thị trường Australia, Cty đã có những biện pháp chiến lược và bước đầu đã đạt kết quả khả quan. Năm 2003 kim ngạch XK vào thị trường này đạt 18% tỷ trọng XK, đến năm 2007 đã đạt 32% tỷ trọng XK .Mặc dù vậy trong thời gian tới Cty phải giữ vững mối quan hệ với khách hàng và ổn định thị trường này để đảm bảo được kim ngạch XK vào thị trường này ngày càng tăng.
+ Thị trường Đài Loan: Khác với thị trường Australia, thị trường Đài Loan NK giấy Tissue nhưng không đòi hỏi chất lượng cao như thị trường Australia và đây cũng là thị trường quen thuộc của Cty .Cty luôn tìm kiếm cơ hội để khai thác sâu hơn thị trường này vì thị trường này còn rất tiềm năng mà lại dễ tính.Do vậy nếu khai thác thị trường này thì tổng kim ngạch XK của công ty sẽ tăng lên đáng kể.
Sau đây là bảng số liệu phản ánh kết quả tình hình XK mặt hàng này vào thị trường Australia và Đài Loan
Bảng 9: Tình hình xuất khẩu giấy Tissue vào thị trường Australia, Đài Loan của công ty Giấy Tissue Sông Đuống
Kim ngạch | % tăng | Tỷ trọng | ||||
Australia | Đài Loan | Australia | Đài Loan | Australia | Đài Loan | |
2003 | 2.009 | 4.614,2 | 69 | 65 | 18 | 58,9 |
2004 | 1.676,5 | 11.246,0 | -16,6 | 143 | 21 | 69,7 |
2005 | 3.241,8 | 9.300,0 | 93 | -17 | 19,4 | 63,5 |
2006 | 3.301 | 13.616,0 | 1,8 | 46 | 22,5 | 53,1 |
2007 | 8.205 | 9.322,9 | 148 | -31 | 32 | 53,7 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của công ty Giấy Tissue Sông Đuống
* Thứ ba là mặt hàng dăm mảnh: do công ty Chế biến và XNK dăm mảnh tại Quảng Ninh của TCT sản xuất.
Đối với ngành SX giấy, cũng như công nghệ và thiết bị, vấn đề có tính sống còn là nguyên liệu. Để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất ổn định, mỗi năm Cty cần 1,5 triệu tấn. Những năm qua, TCT đã và đang phối hợp cùng các tỉnh phía tây bắc liên kết phát triển vùng cây nguyên liệu giấy với tổng diện tích 160 nghìn ha (trong đó riêng Phú Thọ 60 nghìn ha). Trước mắt, để giúp người trồng nguyên lệu giấy tiêu thụ sản phẩm và đưa giống mới vào SX, TCT đã đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến dăm mảnh tại cảng Cái Lân- Quảng Ninh, hàng năm đảm bảo XK từ 150- 200 nghìn tấn mảnh nguyên liệu giấy. Trong những năm qua, sản phẩm dăm mảnh của Cty được xuất chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản. Năm 2006, kim ngạch XK đạt 11,2 triệu USD.Trong tháng 1 năm 2008, Cty đã XK dăm mảnh sang thị trường Nhật Bản, thu về kim ngạch XK là 2.442.000 USD.
2.Các phương thức xuất khẩu và qui trình thực hiện xuất khẩu của Tổng công ty 2.1.Các phương thức xuất khẩu của Tổng công ty
Việc lựa chọn phương thức XK nào có ý nghĩa rất quan trọng với việc kinh doanh của các Cty kinh doanh quốc tế. XK có thể được tổ chức theo các cách thức khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa, số lượng và các loại hình trung gian thương mại.
Hiện nay tại TCT Giấy Việt Nam, do đặc thù của TCT là có ba mặt hàng XK chính khác nhau nên mỗi mặt hàng lại có những phương thức XK khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đối với mặt hàng giấy in, giấy viết được SX tại nhà máy Giấy Bãi Bằng: TCT sử dụng phương thức XK tại chỗ. Đây là hình thức XK mới và đang được phổ biến rộng rãi. XK tại chỗ là hình thức XK mà hàng hoá SX tại Việt nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho DN khác tại Việt nam theo chỉ định của thương nhân nước. Thị trường XK mặt hàng này của TCT phần lớn là Mỹ và Malaysia.
- Đối với mặt hàng dăm mảnh XK: Công ty Chế biến và XNK dăm mảnh là thành viên của TCT Giấy Việt Nam, đã sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp. Cty sau khi nhập các sản phẩm gỗ từ các khu trồng rừng nguyên liệu về đã chế biến và XK trực tiếp sang thị trường Nhật Bản.
- Đối với sản phẩm giấy Tissue: TCT sử dụng phương thức XK trực tiếp sang thị trường Australia, Đài Loan. Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ phía đối tác nước ngoài, TCT sẽ chỉ đạo Cty Giấy Tissue Sông Đuống thực hiện việc cung cấp hàng hóa, sau đó sẽ tiến tới ký kết hợp đồng XK.
2.2.Qui trình thực hiện xuất khẩu tại Tổng công ty
Hiện nay tất cả công việc có liên quan tới XNK đều do Phòng Xuất nhập khẩu và Thiết bị phụ tùng ( Phòng XNK & TBPT) của TCT phụ trách.
* Đối với mặt hàng giấy Tissue, dăm mảnh: Như trên đã phân tích, TCT sử dụng phương thức XK trực tiếp. Trong phương thức này Phòng XNK & TBPT chính là đơn vị đảm nhiệm tất cả các chức năng XK, từ việc xác định thị trường tiềm năng, phân đoạn thị trường, cho đến việc xác định giá ,thu xếp thủ tục, chứng từ XK, vận tải. Qui trình thực hiện như sau:
- Tìm kiếm thị trường XK: Phòng XNK & TBPT kết hợp với các đơn vị tìm kiếm và phát triển các thị trường XK thuận lợi cho các sản phẩm của mình.
- Chào hàng: Sau khi đã tìm kiếm được các đối tác XK phù hợp cho mình, Phòng XNK & TBPT sẽ tiến hành chào hàng với các đối tác này. Việc chào hàng này có thể do phía ta thấy bên đối tác có nhu cầu thì chủ động đưa ra đơn chào hàng hoặc trên cơ sở hỏi hàng của bên mua, ta chào hàng để đáp lại thư hỏi hàng của họ.
- Đàm phán: Sau khi phía đối tác nhận được chào hàng, nếu có nhu cầu họ sẽ tiến hành đàm phán với phía TCT về các điều khoản của hợp đồng. Lúc này Phòng XNK & TBPT sẽ thực hiện tư vấn cho Tổng giám đốc trong quá trình đàm phán để có thể đạt được
kết quả tốt nhất. Nếu việc đàm phán đi đến ký kết hợp đồng giữa hai bên thì Phòng XNK & TBPT sẽ dự thảo hợp đồng để Tổng giám đốc tiến hành việc ký kết hợp đồng với đối tác.
- Lên yêu cầu sản xuất: Phòng XNK &TBPT lên yêu cầu SX theo hợp đồng ngoại thương chuyển cho các đơn vị liên quan (ở đây sẽ là Cty Giấy Tissue Sông Đuống và Cty chế biến và XNK dăm mảnh) để có kế hoạch SX. Đồng thời cũng trình bày kế hoạch SX XK mặt hàng này cho ban lãnh đạo TCT duyệt.
- Đồng thời lãnh đạo phòng XNK & TBPT cũng phải kiểm tra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, đảm bảo việc SX hàng XK theo đúng tiến độ của hợp đồng XK.
- Lập bộ chứng từ XK: Tiếp theo các cán bộ của Phòng XNK & TBPT tiến hành lập bộ chứng từ XK đầy đủ và làm mọi thủ tục cần thiết liên quan đến việc việc XK ( như bản liệt kê hàng hóa, liệt kê đóng gói, C/O, C/Q, thông báo dự kiến thời gian tàu rời bến) phù hợp với các điều khoản có nội dung đã nêu trong hợp đồng ngoại thương.
- Theo dõi và đôn đốc việc giao hàng: Cán bộ phòng XNK & TBPT có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa, giải quyết tranh chấp với khách hàng, nhà chuyên chở...(khi có tổn thất do lỗi của đối tác). Trường hợp hàng XK gặp rủi ro hoặc hàng bị khách hàng khiếu nại, phòng XNK & TNPT cùng các bên có hàng XK (TCT hoặc các đơn vị thành viên thuộc TCT) nhanh chóng tiến hành những công việc cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Việc vận tải, giao nhận hàng XK : Phòng XNK & TBPT sẽ cung cấp cho đơn vị có sản phẩm XK những thông tin cần thiết và kịp thời về lịch bốc xếp hàng tại cảng qui định XK để họ chuẩn bị và tập kết hàng đúng tiến độ bốc hàng.
+ Cán bộ của phòng ký hợp đồng bốc xếp, giao nhận với các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu chỉ định theo hợp đồng. Yêu cầu đơn vị vận tải bố trí phương tiện nâng hạ, vận chuyển, bốc hàng lên tàu từ địa điểm tập kết hàng hàng sao cho phù hợp với từng lô hàng.
+ Làm đầu mối ký hợp đồng thuê tàu cho từng lô hàng nếu bán CIF hoặc C&F. Đồng thời chuẩn bị tài liệu để hải quan kiểm tra hàng hóa trước khi bốc hàng lên tàu và đưa hàng ra khỏi kho cửa khẩu. Ngoài ra còn phải chỉ đạo công việc bốc xếp hàng lên tàu.
Với mặt hàng giấy Tissue thì thường được giao tại cảng Hải Phòng hoặc cảng Hà Nội. Còn với mặt hàng dăm mảnh XK thường do Cty Chế biến và XK dăm mảnh thực hiện việc vận chuyển, bốc dỡ, cào san và giao tại cảng Cái Lân của Quảng Ninh.