Phòng XNK & TBPT sẽ mang bộ chứng từ do bên bán gửi tới địa điểm giao hàng. Tại đây cán bộ XNK của TCT sẽ trình vận đơn và toàn bộ hồ sơ nhận hàng cho người chuyên chở đồng thời làm thủ tục giám định hàng hóa và các thủ tục hải quan khác.
Sau khi tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu hoặc kho của TCT, cán bộ XNK sẽ lập biên bản về tình trạng của hàng hóa rồi cùng với các kho liên quan ký vào biên bản giao nhận.
Đối với hàng hóa thiếu hụt, thừa hoặc sai quy cách, phẩm chất, TCT phát hiện sẽ có thông báo với bên bán để hai bên có những thống nhất lại trong việc tăng hay giảm tiền hàng có kèm theo các chứng từ xác nhận (như biên bản giám định của hải quan, các chứng từ về chi phí vận chuyển v.v…) hoặc các thoả thuận bồi thường.
Toàn bộ qui trình trên có thể được tóm tắt lại như sau:
- Yêu cầu mua sắm (đã được lãnh đạo TCT duyệt).
- Vào sổ đăng ký PR.
- Kiểm tra rà soát và phân công mua sắm.
- Phân luồng thị trường (sau khi đã khảo sát, đánh giá sơ bộ và được lãnh đạo phòng
duyệt).
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Của Tổng Công Ty Trong Những Năm Gần Đây (Từ 2002 - 2008)
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Tổng Công Ty Trong Những Năm Gần Đây
- Qui Trình Thực Hiện Xuất Khẩu Trực Tiếp Tại Tổng Công Ty
- Các Yêu Cầu Được Đặt Ra Trong Công Tác Nk Để Phục Vụ Cho Công Nghệ Sản Xuất Tại Tct Giấy Việt Nam
- Những Mặt Làm Được Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Năm 2007
- Một Số Khó Khăn Khác Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Giấy Của Tổng Công Ty
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
- Đàm phán giá cả và các điều kiện thương mại, chọn nhà cung cấp, trình lãnh đạo
TCT duyệt.
- Lập hợp đồng và kí kết hợp đồng.
- Tổ chức triển khai thực hiện hợp đồng.
- Tiếp nhận hàng.
- Kiểm tra chất lượng và nhập kho.
- Giải quyết khiếu nại hoặc tranh chấp (nếu có)
Tổng giám đốc duyệt tờ trình
Lập giải trình, duyệt giá
Kiểm tra rà soát và phân công mua sắm
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện nhập khẩu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
Yêu cầu mua sắm (PR)
Đã được Tổng giám đốc duyệt
Vào sổ đăng ký PR
Phân luồng thị trường, lựa chọn Nhà cung cấp
Gọi chào hàng
Đánh giá chào hàng
Tổng giám đốc ký FPO
Lập FPO
Tổ chức triển khai thực hiện
Tiếp nhận hàng hoá
Kiểm tra hàng hoá và nhập kho
III. Thực trạng hoạt động đầu tư
1. Hình thức đầu tư
* Các hình thức đầu tư ,tùy theo góc độ đề cập mà có các hình thức khác nhau như:
- Theo tính chất của các đối tượng đầu tư : đối tượng vật chất, đối tượng tài chính, đối tượng phi vật chất
- Theo cơ cấu tái SX: đầu tư theo chiều rộng, theo chiều sâu
+ Đầu tư theo chiều sâu là loại hình đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng bộ hoá, hiện đại hoá, mở rộng các đối tượng hiện có
+ DA đầu tư mở rộng là DA đầu tư phát triển nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường của DA đầu tư hiện có.
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư (quyền kiểm soát) : đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp
+ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
+ Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Theo lĩnh vực : đầu tư thương mại, đầu tư sản xuất, đầu tư tài chính
- Theo nguồn vốn: đầu tư trong nước , đầu tư nước ngoài
+ Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư
+ Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam
* Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay chỉ có hình thức đầu tư trong nước. Và hiện nay việc đầu tư chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mở rộng các dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng suất.
1.1.Nguồn vốn
Trong đầu tư thì nguồn vốn chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định xem DA đầu tư có được thực hiện hay không. Trong các DA đầu tư của TCT thì nguồn vốn bao gồm các thành phần sau:
- Vốn để mua máy móc trang thiết bị: chủ yếu là vốn vay của nước ngoài
- Trả tiền đặt cọc và chi phí xây lắp: vay vốn dài hạn từ các ngân hàng trong nước
- Chi phí xây dựng cơ bản khác và chi phí dự phòng: vốn tự có của TCT
1.2.Đầu tư theo chiều rộng
Việc đầu tư mở rộng của TCT là việc đầu tư toàn diện từ công tác trồng rừng ( cây nguyên liệu giấy) đến đầu tư thiết bị sản xuất bột giấy, đầu tư máy xeo giấy, hệ thống kho tàng bến bãi, các xưởng chế biến thành phẩm, đóng gói, hệ thống vận tải (đường bộ, đường sắt, đường song…) nhằm phục vụ đáp ứng được mọi yêu cầu của thị trường trong nước cũng như XK.
Đồng thời chú trọng việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp (vì SX bột giấy sử dụng rất nhiều hóa chất tẩy trắng để tẩy bột, nếu không xử lý tốt chất thải thì hiểm họa môi trường sẽ không lường trước được).
1.3.Đầu tư theo chiều sâu
Chiến lược phát triển lâu dài của TCT đến năm 2010 là giai đoạn I (từ năm 1998- 2003) đầu tư chiều sâu và mở rộng SX; giai đoạn II (từ 2004-2008) đầu tư mở rộng SX bột giấy tẩy trắng lên 318.000 tấn/năm; giai đoạn 3 (sau năm 2008) đầu tư mới dây chuyền máy xeo giấy số 3 với công suất 100.000-150.000 tấn/năm và đầu tư chiều sâu, nâng cấp 2 máy xeo giấy hiện có lên 150.000 tấn/ năm.
- Trong đó TCT tập trung vào việc nghiên cứu, cải tiến qui trình công nghệ, áp dụng vào sản xuất.
- Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất của thế giới vào ngành giấy Việt Nam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.Thực trạng hoạt động đầu tư trong những năm gần đây:
Trong thời gian qua ,TCT Giấy đã cố gắng tập trung phát huy tối đa năng lực SX hiện có của các đơn vị; đầu tư có trọng điểm, dứt điểm để huy động kịp thời năng lực SX; cân đối giữa đầu tư SX giấy với đầu tư SX bột giấy, đồng thời tạo lập các vùng nguyên liệu giấy lâu dài, có năng suất và chất lượng; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên cơ sở giảm các chi phí SX, tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế khu vực. Theo đó, đầu tư xây dựng các nhà máy SX giấy và bột giấy với tổng vốn đầu tư hơn 6.221 tỉ đồng. Trong đó, ưu tiên đầu
tư nâng cấp nhằm ổn định chất lượng các mặt hàng đang giữ thị phần tuyệt đối như giấy in, giấy viết, giấy in báo, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh với hàng NK. Bên cạnh đó, TCT tập trung đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy với tổng vốn đầu tư hơn 2.599 tỉ đồng, với mục đích quy hoạch ổn định các vùng nguyên liệu ở trung tâm Bắc bộ, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lâm Đồng và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Bởi lẽ đối với ngành SX giấy, cũng như công nghệ và thiết bị, vấn đề có tính sống còn là nguyên liệu. Để đảm bảo nguyên liệu cho SX ổn định, mỗi năm TCT cần 1,5 triệu tấn. Những năm qua, TCT đã và đang phối hợp cùng các tỉnh phía tây bắc liên kết phát triển vùng cây nguyên liệu giấy với tổng diện tích 160 nghìn ha.
2.1. Đầu tư cho công tác trồng rừng nguyên liệu giấy
Trồng rừng nguyên liệu giấy là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình tổ chức kinh doanh của toàn TCT. Thực tiễn SX đã chứng minh rằng chỉ nơi nào, Cty nào chủ động và ổn định được nguồn nguyên liệu thì nơi đó, Cty đó việc kinh doanh sẽ có hiệu quả cao. Tuy nhiên việc trồng rừng và phát triển vùng nguyên liệu đang gặp phải những khó khăn về đất đai bởi sự quản lý chồng chéo của nhiều DA. Hiện tượng người dân xâm lấn, tranh chấp đất và chặt phá rừng ngày càng trở nên phức tạp. Bão lốc, sâu bệnh hại xảy ra ở nhiều nơi, nhiều đợt trong năm gây thiệt hại cho một số đơn vị, qua theo dõi và tổng hợp, năm 2007 thiệt hại gây ra cho các Cty lâm nghiệp trực thuộc TCT đã lên tới 2,3 tỷ đồng, từ các đơn vị hạch toán độc lập là 2,2 tỷ đồng. Mặc dù vậy để chủ động nguồn nguyên liệu, từ năm 2005 đến nay TCT đã chủ động trong việc trồng rừng. Năm 2005, TCT đã trồng được 6.295,5 ha rừng nguyên liệu giấy, chăm sóc rừng : 31.320,9 ha; Bảo vệ rừng : 44.066,4 ha. Đến năm 2007, TCT đã trồng được 5.624 ha rừng đạt 101,4 % kế hoạch/ năm, các Cty Lâm nghiệp phía Bắc thuộc Cty mẹ đã trồng được 4.449 ha bằng 113 % kế hoạch/năm. Chăm sóc rừng đạt 17.091 ha bằng 100,5 % kế hoạch/ năm. Chất lượng rừng trồng trên qui mô lớn
được đánh giá tốt, năng suất rừng đạt từ 80- 1000 m3/ha/ chu kỳ.
Hiện tại TCT Giấy Việt Nam là chủ đầu tư của dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.Như vậy, vùng nguyên liệu được định hình sẽ lên tới hàng trăm ngàn ha và riêng tỉnh Phú Thọ khoảng
60.000 ha trồng rừng tập trung cho cây nguyên liệu giấy. Khi đó, thị trường hàng hóa cho cây nguyên liệu giấy sẽ sôi động và kích thích cho nghề trồng rừng trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ và các tỉnh trong khu vực phát triển mạnh mẽ. Trong những năm tới, tốc độ trồng rừng sẽ được đẩy lên từ 4.500ha lên 8.000ha mỗi năm mới đáp ứng kịp cho kế hoạch trồng rừng cây nguyên liệu giấy.
Về vốn vay trồng rừng, tuy đã được Ngân hàng cho vay theo tiến độ đầu tư của dự án, song tỷ lệ được vay thấp và thực tế các Công ty lâm nghiệp chỉ được vay khoảng 43%/ tổng nhu cầu vốn vay, do đó các đơn vị đã phải vay vốn thương mại hoặc huy động vốn ngắn hạn để thanh toán khối lượng thực hiện cho người lao động, đây là khó khăn nhất và hạn chế đến kết quả sản xuất kinh doanh của các Công ty Lâm nghiệp nói riêng và TCT Giấy nói chung.
Về công tác thiết kế trồng và chăm sóc rừng, khai thác nguyên liệu giấy: Cho đến thời điểm hiện nay dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy của TCT đã thực hiện trồng mới được gần 24.000 ha rừng cây các loại như: Keo lai, keo hạt, cây bồ đề, bạch đàn, cây luồng. Đồng thời thực hiện chăm sóc khoảng 40.000 ha, bảo vệ khoảng 80.000 ha
, thiết kế khai thác khoảng 800.000 m3 gỗ. Độ che phủ của rừng trên địa bàn đạt 45% và dự
kiến đến năm 2010 độ che phủ đạt trên 50%, cao hơn độ che phủ chung của cả nước. Tuy nhiên về chất lượng thiết kế và tiến độ hoàn thành hồ sơ thiết kế gỗ chưa đạt được yêu cầu như mong muốn.
2.2.Đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư mở rộng
Trong những năm qua TCT đã tích cực đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm tăng năng lực SX giấy, bước đầu thực hiện được việc gắn kết quả đầu tư xây dựng nhà máy SX bột giấy với phát triển vùng nguyên liệu theo từng DA, đảm bảo cho nhà máy họat động ổn định có hiệu quả lâu dài. Các dự án đầu tư mà TCT đã và đang thực hiện bao gồm:
- DA đầu tư mở rộng giấy Bãi Bằng giai đoạn 1: bắt đầu từ năm 1998 và đã hoàn thành vào năm 2003. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn I mở rộng SX là 1.107 tỷ đồng, trong đó có trên 200 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống xử lý môi trường, đảm bảo các chất thải được xử lý theo quy trình hiện đại. Mục đích của DA là nâng cao công suất của nhà máy Giấy Bãi Bằng. Cụ thể:
+ Nâng công suất bột tẩy trắng từ 48.000 tấn/ năm lên 61.000 tấn/ năm.
+ Nâng công suất giấy in, giấy viết từ 55.000 tấn/năm lên 100.000 tấn/năm.
Ngoài ra đây cũng là quá trình đầu tư đồng bộ với công nghệ mới, trong đó có nhiều hạng mục lớn phục vụ xử lý chất thải giải quyết ô nhiễm một cách liên hoàn. Những công nghệ mới được đưa vào sử dụng đã xử lý, giảm thiểu ô nhiễm các loại chất thải ngay từ các phân xưởng trong quá trình SX. Số chất thải ra ngoài được thu gom và xử lý tương đối triệt để, hàng loạt biện pháp được áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm, trong đó xử lý nước thải được quan tâm đúng mức.
- DA nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hóa: Ngày 01/10/2002, theo Quyết định 868/QĐ-TTg ngày 01/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án nhà máy SX bột giấy và giấy Thanh Hoá do TCT Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư và TCT Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) làm tổng thầu với tổng mức đầu tư là 1.585 tỷ 824 triệu đồng.
Nhà máy Thanh Hoá là một DA của Cty nhà nước, TCT Giấy Việt Nam được dự toán khoảng 1.640 tỉ đồng Việt Nam (100 triệu USD) cho giai đoạn đầu từ 2003 – 2009, với phần lớn nguồn tài chính từ những khoản vay thương mại.
Trong giai đoạn đầu, thoạt tiên Nhà máy được trù tính đi vào hoạt động vào năm 2005, được trông đợi SX cho được 50.000 tấn bột và 60.000 tấn giấy trong một năm, với sản phẩm bao gồm các tông và giấy bao gói. Vào cuối giai đoạn hai, tổng công suất sẽ tăng lên 150.000 tấn bột và 150.000 tấn giấy trong một năm.Nhà máy SX giấy và bột giấy Thanh Hoá sẽ được xây dựng trên diện tích 59 ha tại xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Và hình thức triển khai thực hiện DA chuyển từ phương thức tổng thầu EPC (Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) (chìa khoá trao tay) sang phương thức đấu thầu. Hình thức quản lý DA: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý DA.
DA xây dựng Nhà máy SX giấy và bột giấy Thanh Hoá được đánh giá là DA lớn của ngành Giấy và lần đầu tiên do người Việt Nam “tự lực cánh sinh” thực hiện. Do đó, kinh nghiệm xây dựng và thực thi Dự án còn rất ít. Về phía Chủ đầu tư ( TCT Giấy Việt Nam), do chưa nghiên cứu kỹ về hiệu quả của DA đầu tư, nên việc thu xếp vốn đã gặp rất nhiều khó khăn.
Bốn năm sau lễ động thổ, Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hoá, dự án then chốt của quốc gia nhằm tiếp sinh lực cho ngành Giấy, đã chưa thể hoàn tất và bị sa lầy vì những trở ngại về tài chính và quá trình đấu thầu.
Mấu chốt của sự chậm trễ trong triển khai DA là do TCT không sắp xếp được vốn. Dẫu vậy vẫn phải thừa nhận rằng, những khó khăn về tài chính và sự thiếu kinh nghiệm của Tổng thầu MIE trong việc NK những thiết bị không SX được trong nước đã hạn chế phạm vi khảo sát các công trình nhà máy giấy nước ngoài để chọn mua thiết bị (chủ yếu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc mà chưa tới Cty thuộc các nước EU). Đây cũng là cản trở lớn trong việc thuyết phục Chủ đầu tư đồng thuận với ý tưởng cung cấp thiết bị như Tổng thầu và Nhà tư vấn HAISUM đã lựa chọn trong Hồ sơ chào thầu giai đoạn I. Hơn nữa, trong quá trình phối hợp, mặc dù vấp phải sự thiếu ủng hộ từ phía Chủ đầu tư, nhưng MIE đã tỏ ra khá thụ động, không tích cực tìm cách để Chủ đầu tư hiểu và thông cảm với mình. Được biết, trong suốt 3 năm chuẩn bị cho DA, đại diện hai bên chưa lần nào ngồi đàm phán riêng với nhau ngoài những cuộc họp do Bộ Công nghiệp chủ trì. Chính sự thụ động này của MIE đã là tác nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng không tìm thấy tiếng nói chung giữa hai bên, khiến thời gian dài cứ trôi qua mà DA vẫn chỉ nằm trên giấy. Nói một cách hình ảnh, DA xây dựng Nhà máy SX giấy và bột giấy Thanh Hoá chính là cuộc hôn nhân không
thành giữa hai đối tác chưa và không chịu tìm hiểu kỹ về nhau.
Bộ Công nghiệp cùng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quỹ hỗ trợ và phát triển, UBND tỉnh Thanh Hoá, TCT Giấy Việt Nam, TCT Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) và một số đơn vị có liên quan đã nhiều lần thảo luận một cách nghiêm túc để tìm ra nguyên nhận chậm tiến độ của DA cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Trên cơ sở những thảo luận đó, Bộ Công nghiệp đã trình Chính phủ phương án điều chính. Chính phủ đã có văn bản đồng ý phương án điều chỉnh của Bộ Công nghiệp. Theo phương án điều chỉnh của DA, tổng mức đầu tư điều chỉnh sẽ là 1.670 tỷ 502,901 triệu đồng, hiệu quả của DA (chỉ số IRR) là 8,96%. Bộ Công nghiệp đã thực hiện một cuộc “thay máu” khi điều chỉnh DA theo hướng thay đổi sản phẩm và hình thành nguồn vốn đầu tư mới. Theo đó, trên cơ sở phân tích hiệu quả DA, Chủ đầu tư đề xuất với Chính phủ phương án khả thi nhất, trong đó chú trọng các vấn đề ưu đãi vốn và hạ tầng. Tiếp theo, đối với phần máy móc và thiết bị, Bộ Công nghiệp đề xuất Thủ tướng cho phép đấu thầu quốc tế rộng rãi thay vì giao cho MIE đảm trách như trước đây.
Tính đến thời điểm hiện nay, sau một quá trình dài chậm trễ trong triển khai, DA đầu tư xây dựng Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều gói