đ) Bảo hiểm xe cơ giới;
e) Bảo hiểm cháy, nổ;
g) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
h) Bảo hiểm trách nhiệm chung;
i) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
Có thể bạn quan tâm!
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế - 1
- Giá Trị Bảo Hiểm - Số Tiền Bảo Hiểm - Phí Bảo Hiểm
- Vai Trò Của Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Biển Quốc Tế
- Thời Điểm Hiệu Lực Của Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Biển Quốc Tế
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
l) Bảo hiểm nông nghiệp;
m) Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định [4, tr. 13-14].
Theo cách phân loại trên, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ.
Trong bảo hiểm phi nhân thọ, có những nghiệp vụ bảo hiểm thuộc lĩnh vực hàng hải (bảo hiểm hàng hải) và có những nghiệp vụ bảo hiểm không thuộc lĩnh vực hàng hải (bảo hiểm phi hàng hải). So với bảo hiểm phi hàng hải, bảo hiểm hàng hải có những nét đặc thù về pháp lý riêng. Chính vì vậy, tại khoản 3 Điều 12, Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định: "3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này" [4, tr. 17].
Bảo hiểm hàng hải vận chuyển bằng đường biển quốc tế là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Do đó, hợp đồng bảo hiểm này được điều chỉnh trước hết bởi Bộ luật hàng hải.
1.1.3. Khái niệm, các loại bảo hiểm hàng hải
Ngành bảo hiểm thế giới đã có bề dày lịch sử phát triển hàng thế kỷ. Với hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất còn lưu giữ lại được cho đến ngày nay là hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trên biển Địa Trung Hải phát hành tại hải cảng Gênes - Italia vào năm 1347, các
nhà nghiên cứu lịch sử đều nhận định rằng sự ra đời bảo hiểm hàng hải mở ra trang đầu tiên cho lịch sử của ngành bảo hiểm thế giới.
Ban đầu, khái niệm bảo hiểm hàng hải chỉ bao gồm việc bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm là thân tàu biển và hàng hóa vận chuyển trên tàu biển. Rủi ro được bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên cũng chỉ bao gồm các hiểm họa của biển (perils of the sea). Tuy nhiên, sự phát triển của giao lưu thương mại quốc tế bằng đường biển đã kéo theo nhiều nhu cầu của giới thương gia cần được nhà bảo hiểm đáp ứng trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Đòi hỏi thực tiễn này đã mở rộng đối tượng và phạm vi của bảo hiểm hàng hải như ngày nay.
Trong bảo hiểm hàng hải, người bảo hiểm không chỉ nhận bảo hiểm cho tàu biển mà còn bảo hiểm cho các hoạt động hàng hải. Hoạt động hàng hải là hoạt động có liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, và các mục đích khác. Bảo hiểm hàng hải ra đời trước tiên và chủ yếu là phục vụ cho đội tàu buôn, đó là các tàu biển được sử dụng vào các mục đích kinh tế như vận chuyển hàng hóa, hành khách, thăm dò, khai thác tài nguyên biển, trục vớt, cứu hộ và các mục đích kinh tế khác.
Bảo hiểm hàng hải bao gồm ba loại bảo hiểm chủ yếu đó là: bảo hiểm thân tàu biển; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển (bảo hiểm P and I).
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bao gồm cả bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển giữa các cảng biển Việt Nam (trong phạm vi nội thủy và lãnh hải Việt Nam). Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế thực chất là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.1.4 Các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
Như đã đề cập, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế thực chất là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng
mua bán ngoại thương và hợp đồng vận chuyển. Vì vậy, ngoài hai chủ thể chủ yếu là doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển còn liên quan đến nhiều bên khác như người vận chuyển, người nhận ủy thác hàng hóa, người giao nhận kho vận, …, trong đó chủ yếu và quan trọng nhất là người vận chuyển.
Để tạo cơ sở cho các nghiên cứu ở các chương sau, trong phần này, đề tài sẽ đề cập đến khái niệm về các bên liên quan chủ yếu nhất trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
- Người bảo hiểm: Là thuật ngữ dùng để chỉ doanh nghiệp được thành lập tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển, người bảo hiểm là người chấp nhận yêu cầu bảo hiểm bằng việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, cấp cho bên mua bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất và chi phí phát sinh cho hàng hóa do những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
- Người tham gia bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân đứng ra giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Để có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm không những phải đảm bảo quy định về năng lực giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm mà còn phải đảm bảo quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể là người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy theo điều kiện thương mại áp dụng. Chẳng hạn, nếu điều kiện thương mại áp dụng trong hợp đồng mua bán là điều kiện CIF (cost insurance and freight) hoặc CIP (carriage and insurance paid to) thì người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho hàng hóa là người bán (người xuất khẩu), ngược lại nếu điều kiện thương mại áp dụng là FOB (free on board); CRF (cost and freight) hoặc FAS (free alongside ship); … thì hợp đồng bảo hiểm hàng hóa lại do người mua (người nhập khẩu) tham gia.
- Người được bảo hiểm: Theo khoản 7 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm: "Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng" [4, tr. 10].
Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người được bảo hiểm là những tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu lô hàng được bảo hiểm và là người được nhận tiền bồi thường của người bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Người được bảo hiểm thường là người nhập khẩu.
Khác với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, người được bảo hiểm không nhất thiết phải có quyền lợi bảo hiểm khi tiến hành bảo hiểm, tuy nhiên, họ phải có dự tính hợp lý về việc tiếp nhận quyền lợi ấy.
Trường hợp người xuất khẩu là người tham gia bảo hiểm, cùng với việc gửi hàng, họ phải chuyển nhượng quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm cho người nhập khẩu thông qua việc ký hậu vào đơn bảo hiểm gửi cho người nhập khẩu.
Tại khoản 3 Điều 226 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 quy định:
3. Người được bảo hiểm phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất và có thể không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Khi đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm theo điều kiện có tổn thất hoặc không có tổn thất thì người được bảo hiểm vẫn có thể được bồi thường mặc dù sau khi tổn thất xảy ra mới có quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra, còn người bảo hiểm không biết việc đó… [2, tr. 163].
- Người chuyên chở: Là những tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải là tàu biển, đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển theo yêu cầu của chủ hàng hoặc người được ủy thác.
Trong vận tải biển, người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu.
1.1.5. Đối tượng bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung, bao giờ cũng có một tài sản hoặc một vật thể dễ bị đe dọa bởi các rủi ro, tài sản hay vật thể đó được gọi là đối tượng bảo hiểm. Nói một cách khác đối tượng bảo hiểm là tài sản và những lợi ích liên quan tới tài sản bị đe dọa trước
các rủi ro. Chính vì mục đích phục hồi, an toàn và tái tạo lại đối tượng bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm được giao kết.
Trong bảo hiểm hàng hải, đối tượng bảo hiểm được quy định tại Điều 225 Bộ luật hàng hải Việt Nam, theo đó:
Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hoá, tiền cước thể vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được bảo đảm bằng tàu, hàng hóa hoặc tiền cước vận chuyển [2, tr. 162].
Như vậy, đối với một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đối tượng bảo hiểm là hàng hóa với đầy đủ các yếu tố cấu thành nên giá trị hàng tại nơi nhập khẩu bao gồm giá hàng, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và có thể bao gồm cả phần lãi ước tính của hàng hóa.
Ban đầu, người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm trên hành trình đường biển, tức là chỉ bảo hiểm khi hàng hóa được xếp lên tàu biển và kết thúc khi hàng hóa được dỡ ra khỏi tàu. Ngày nay hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được mở rộng để bảo hiểm cho hàng hóa trên cả quãng đường vận chuyển trên bộ từ kho người bán đến cảng bốc hàng và từ cảng dỡ hàng đến kho người mua. Không những thế, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển còn mở rộng để bảo hiểm cho cả những hàng hóa vận chuyển đa phương thức mà vận chuyển bằng đường biển là một trong những phương thức ấy.
Đối tượng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa phải được chỉ rõ trên đơn bảo hiểm, tính chất và phạm vi quyền lợi của người được bảo hiểm.
1.1.6 Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
Trong bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng, rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng có thể gây ra hư hỏng, thiệt hại hoặc hủy hoại đối tượng bảo hiểm.
Rủi ro có thể được bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hải trước hết là các rủi ro hàng hải. Theo khoản 1 Điều 224 Bộ luật hàng hải Việt Nam:
Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc các rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm [2].
Cần lưu ý rằng, các rủi ro hàng hải liệt kê trên đây không phải là các rủi ro mặc nhiên được bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Việc hợp đồng bảo hiểm đảm bảo cho những rủi ro nào tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bảo hiểm. Thực tế, có nhiều hợp đồng bảo hiểm hàng hải chỉ nhận bảo hiểm cho một số rủi ro trong những rủi ro có thể được bảo hiểm kể trên.
Hoạt động hàng hải là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro song rủi ro được bảo hiểm phải là những thiên tai, tai nạn bất ngờ của biển gây ra hư hại hàng hóa và phương tiện chuyên chở chứ không phải mọi rủi ro trên biển. Trong các đơn bảo hiểm hàng hải cổ xưa nhất, người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho 4 rủi ro, hiểm họa lớn là: chìm đắm; mắc cạn; cháy nổ; đâm va. Sau này, do hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển, nhu cầu về bảo hiểm của các thương nhân ngày một cao vì vậy, để thu hút khách hàng các công ty bảo hiểm ngày càng mở rộng phạm vi bảo hiểm của mình.
Các rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được chia thành 4 loại là: rủi ro thông thường; rủi ro phụ; rủi ro riêng và rủi ro loại trừ.
* Rủi ro thông thường: Là nguồn đe dọa chủ yếu và lớn nhất đối với các hành trình hàng hải, nó bao gồm hai nhóm rủi ro: nhóm rủi ro chính và nhóm rủi ro thông thường khác.
- Nhóm rủi ro chính bao gồm các rủi ro sau:
+ Mắc cạn là hiện tượng đáy tàu chạm sát với đáy biển hoặc chướng ngại vật do một sự cố bất thường gây ra làm cho tàu không chạy được nữa khiến hành trình của tàu bị gián đoạn hoặc thậm chí bị chấm dứt. Mắc cạn có thể gây ra những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho hàng hóa.
+ Đắm tàu là hiện tượng toàn bộ phần nổi của con tàu bị chìm xuống dưới nước do một sự cố bất ngờ xảy ra khi đang hành thủy hoặc neo đậu. Đắm tàu có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng cho tàu, hàng, môi trường và có thể gây ra tổn thất lớn về con người.
+ Cháy là hiện tượng ôxy hóa có tỏa nhiệt cao gây ra bởi một sự cố bất ngờ không kiểm soát được xảy ra trên tàu.
+ Đâm va là hiện tượng phương tiện vận chuyển bị va chạm với một vật thể cố định hoặc di động.
Đây là những hiểm họa của biển, thường gây ra những tổn thất lớn cho chủ hàng và
chủ tàu.
- Nhóm rủi ro thông thường khác bao gồm các rủi ro sau:
+ Tàu mất tích là hiện tượng tàu không đến cảng quy định và chủ tàu hoàn toàn
không nhận được tin tức về tàu sau một khoảng thời gian hợp lý. Tàu mất tích thì số hàng hóa chuyên chở trên tàu được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.
+ Ném bỏ xuống biển: ám chỉ hành động ném hàng hóa một phần thiết bị, dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hoặc để tránh nguy cơ nguy hiểm khác nhằm cứ tàu, hàng khi gặp nạn.
+ Nước cuốn trôi khỏi tàu là hiện tượng hàng hóa bị sóng gạt, bị đứt dây chằng buộc làm cuốn trôi xuống biển.
+ Dỡ hàng tại cảng lánh nạn: Hàng hóa bị dỡ ở cảng lánh nạn là trường hợp hàng hóa bị dỡ bắt buộc tại một cảng dọc đường trước khi tới cảng đích do tàu chở hàng gặp sự cố hoặc nguy cơ đe dọa phải ghé vào ẩn náu.
+ Phương tiện vận chuyển trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh: rủi ro này có thể xảy ra đối với hàng hóa trên quãng đường vận chuyển trên bộ từ kho người bán tới cảng bốc hàng hoặc từ cảng dỡ hàng tới kho của người mua.
+ Nước biển, sông, hồ chảy vào tàu, sà lan, container hoặc nơi chứa hàng. Đây là hiện tượng nước biển, sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, sà lan, container, xe nâng hàng, nơi chứa hàng có mái che hay ngoài trời làm hang hóa bị hư hỏng.
Ngoài những rủi ro trên, nhóm rủi ro thông thường khác còn bao gồm các rủi ro sau:
+ Động đất, núi lửa phun, sét đánh.
+ Mất cắp, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng.
+ Hành vi phi pháp của thuyền trưởng, thủy thủ.
+ Cướp biển.
* Rủi ro phụ: là những rủi ro không phải là rủi ro của biển hay rủi ro trên biển và được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A hoặc điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro trong ICC 1963, bao gồm các rủi ro sau:
- Vỡ, cong, bẹp là hiện tượng hàng hóa bị hư hại hoặc biến dạng do các tác động cơ học trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ.
- Rỉ là hiện tượng hàng kim loại bị ôxy hóa hoặc bị ăn mòn hóa học do độ ẩm cao hoặc nhiễm a xít.
- Hấp hơi là hiện tượng không khí trong hầm hàng có độ ẩm cao ngưng đọng thành nước làm hỏng hàng.
- Nóng là hiện tượng hàng hóa bị nóng do tính chất riêng của hàng, do lây từ hàng khác sang, do máy lạnh của tàu bị hỏng hoặc xếp gần buồng máy.
- Lây hại là hiện tượng hàng hóa bị hư hỏng do xếp gần hàng có hương vị trái ngược hoặc do ký sinh trùng từ hàng này lây sang hàng kia.
- Lây bẩn là hiện tượng hàng hóa bị bẩn do sơn, phẩm màu, dầu mỡ ngấm qua bao
bì.
vãi, …
- Các rủi ro phụ khác: hư hại do móc cẩu, chuột bọ côn trùng, nấm mốc, xây xát, rơi
* Rủi ro riêng: là những rủi ro chỉ được bảo hiểm khi có thỏa thuận giữa người
được bảo hiểm và người bảo hiểm theo những điều kiện riêng, bao gồm hai rủi ro sau:
Chiến tranh: rủi ro chiến tranh không chỉ là các hành động thù địch của các thế lực chính trị tham chiến ở các nước khác nhau mà còn bao gồm các biến cố như: nội chiến, cách mạng, nổi loạn, xung đột dân sự hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó. Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển, rủi ro