Những Mặt Làm Được Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Năm 2007


giấy. Các sản phẩm giấy in, giấy viết của TCT phần nào đã đáp ứng được yêu cầu về độ trắng, độ nhẵn ,độ đục ...của họ để họ có thể gia công thành các sản phẩm khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của mình. Có thể nói để có thể XK giấy sang thị trường Mỹ dù mới chỉ ở dạng cuộn lớn và họ phải gia công lại nhưng đây cũng là thành công lớn đối với TCT trong việc thâm nhập được vào thị trường kỹ tính này.

- Thị trường Australia : đây là thị trường XK giấy Tissue lớn có quan hệ mật thiết lâu năm với TCT, hơn nữa khi vào thị trường này lại không cần phải đòi hỏi hạn ngạch nên rất thuận lợi cho TCT. Đây là thị trường đòi hỏi giấy Tissue có chất lượng cao và hơn nữa do yếu tố văn hóa –xã hội nên thị trường Australia thích giấy không có mùi thơm và dai vì theo họ khi ăn mùi thơm của giấy lẫn vào thức ăn làm giảm mùi thơm, ngon đặc trưng của món ăn. Qua nghiên cứu thị trường Australia, TCT đã có những biện pháp chiến lược và bước đầu đã đạt kết quả khả quan khi mà kim ngạch XK vào thị trường có mức tăng trong những năm qua.

- Thị trường Đài Loan: khác với thị trường Australia, thị trường Đài Loan NK giấy Tissue nhưng không đòi hỏi chất lượng cao như ở thị trường Australia và đây cũng là thị trường quen thuộc của TCT. TCT trong những năm qua đã rất tích cực tìm kiếm cơ hội khai thác sâu hơn thị trường này vì thị trường này còn rất rộng rãi và dễ tính.

Một điều có thể nhận thấy nữa là trong việc tìm kiếm , định vị thị trường XK TCT cũng đã có sự xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng đến hệ thống chính trị pháp luật của nước XK bởi vì nếu không xem xét lỹ lưỡng trước khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế thì sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Việc lựa chọn hai thị trường XK chính giấy Tissue là Australia và Đài Loan của TCT là rất sáng suốt vì nhìn chung hệ thống chính trị của hai nước này khá ổn định, hạn ngạch đặt ra không quá cao, điều này tạo điều kiện cho TCT mở rộng hơn nữa vào hai thị trường này.

Có thể thấy việc lựa chọn phương thức XK cho các thị trường mục tiêu được TCT thực hiện khá hiệu quả. Với những hiểu biết về các ưu, nhược điểm của các phương thức XK, TCT đã có những quyết định đúng đắn và tạo được uy tín của mình trên thị trường XK.


1.2.4.Những mặt làm được trong hoạt động xuất khẩu năm 2007

Năm 2007 là một năm đầy trắc trở. Tình hình kinh tế thế giới liên tục có những biến động phức tạp và đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam gia nhập WTO lại phải đối mặt với những thách thức khó khăn, trong nước hạn hán kéo dài, thiên tai dịch họa liên tiếp xảy ra, chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,6

%;biến động về giá các loại vật tư cũng luôn tăng. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và phát triển của của nhiều ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành công nghiệp Giấy Việt Nam. Mặt khác, nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều có nhu cầu về thay đổi NK ,thị trường biến đổi liên tục và khó lường , cạnh tranh gay gắt. Một số thị trường truyền thống của TCT bắt đầu có dấu hiệu bất hợp tác, nảy sinh những khó khăn mới...Trong bối cảnh đó, phát huy uy tín vốn được xây dựng nhiều năm, TCT thực hiện nhiều đối sách linh hoạt, có trước có sau, đảm bảo được lợi ích của đôi bên trên cơ sở duy trì và củng cố mối quan hệ. Đồng thời, tăng cường giao dịch để tìm kiếm thêm những đối tác mới, mở rộng thị trường (Lào, Campuchia, Newzealand...).Nhờ vậy, các hợp đồng đã ký đều được thực hiện, khối lượng giấy do TCT trực tiếp sản xuất đã vượt kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tiếp thu chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, TCT đã rà soát , sắp xếp lại tổ chức, nghiên cứu bố trí cán bộ để phát huy hiệu quả của các bộ phận kinh doanh và các đại lý trực thuộc, đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi nhiệm vụ SX kinh doanh trong giai đoạn mới. Đã chấn chỉnh lại một cách cơ bản hệ thống các cửa hàng, hệ thống phân phối sản phẩm để thực hiện tốt nhất chiến lược thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT.

Nhờ những việc làm trên mà cuối năm 2007, trong số liệu báo cáo tình hình XK của TCT, số đơn đặt hàng từ các đối tác đã vượt quá khả năng SX của TCT. Khối lượng giấy đặt hàng lên tới 150.000 tấn trong khi năng lực sản xuất của TCT chỉ có 100.000 tấn /năm. 1.3.Về hoạt động đầu tư

Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp - 9

Có thể nói trong điều kiện nước ta đã hội nhập WTO, nếu TCT không tiến hành đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả thì sẽ không thể nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường nội địa với ngày càng nhiều Cty Giấy nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như trên thị trường thế giới. Vì vậy các hoạch định đầu tư trong những năm qua và các DA đầu tư của TCT về cơ bản là đúng hướng. Cụ thể có thể thấy những mặt đã làm được như sau:


-Thứ nhất : DA đầu tư mở rộng SX giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư

1.107 tỷ đồng, trong đó hơn 200 tỷ dành cho đầu tư hệ thống xử lý môi trường, đảm bảo các chất thải được xử lý theo quy trình hiện đại, đưa năng lực sản xuất bột giấy lên 68.000 tấn/năm và năng lực sản xuất giấy lên 100.000 tấn/ năm với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2004, việc đầu tư mở rộng giai đoạn 1 hoàn thành. Và ngay trong năm đó, Cty đã SX được hơn 85.000 tấn giấy, vượt 4% so với kế hoạch với doanh thu 858 tỷ đồng, lợi nhuận đạt được hơn 4 tỷ.

Từ đó Cty Giấy Bãi Bằng ( TCT Giấy ngày nay) liên tục có sự bứt phá.

Năm 2005, sản lượng giấy đạt trên 92.000 tấn, bằng 92% công suất thiết kế và đạt 100% kế hoạch cả năm. Lượng giấy tiêu thụ hơn 98.000, tăng 40% so với năm 2004. Đáng chú ý là ngoài nguyên liệu cung ứng cho sản xuất, Bãi Bằng còn XK 100.000 tấn giấy thành phẩm sang các thị trường Malayxia, Inđônêxia, Iran, Philippin với tổng kim ngạch 20 triệu USD, đưa tổng doanh thu cả năm 2005 của Công ty đạt trên 1.500 tỷ, nộp ngân sách 60 tỷ và lợi nhuận 22,27 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp kể từ sau khi đầu tư, Giấy Bãi Bằng đã phát huy tối đa hiệu quả sản xuất.

Sau đó lợi nhuận những năm sau của TCT liên tục tăng . Năm 2006 là 67,55 tỷ đồng; năm 2007 là 78,25 tỷ đồng. Điều đó đã chứng minh được hiệu quả của DA đầu tư giai đoạn 1.

-Thứ hai : TCT đã tích cực đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm tăng năng lực SX giấy, bước đầu thực hiện được việc gắn kết quả đầu tư xây dựng nhà máy SX bột giấy với phát triển vùng nguyên liệu theo từng dự án, đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định có hiệu quả lâu dài.

Hiện tại TCT giấy Việt Nam là chủ đầu tư của dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc

Cho đến thời điểm hiện nay dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy đã thực hiện trồng mới được gần 24.000 ha rừng cây các loại như: Keo lai, keo hạt, cây bồ đề, bạch đàn, cây luồng. Đồng thời thực hiện chăm sóc khoảng 70.000 ha, bảo vệ khoảng

80.000 ha. Độ che phủ của rừng trên địa bàn đạt 45% và dự kiến đến năm 2010 độ che phủ đạt trên 50%, cao hơn độ che phủ chung của cả nước. Với công suất dự kiến của giai đoạn 2 là 250.000 tấn bột giấy/năm của nhà máy Giấy Bãi Bằng thì toàn TCT (bao gồm cả địa bàn


Tuyên Quang và Hà Giang) hàng năm phải trồng mới được khoảng 7.000 ha rừng, chăm sóc khoảng 14.000 ha và bảo vệ khoảng 18.000 ha thì mới đáp ứng đủ nguyên liệu đầu vào cho TCT. DA trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc do Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Phú Thọ thực hiện cho vay vốn từ 1996 đến nay đã phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn. Đây là một mắt xích quan trọng trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm về giấy của TCT giấy Việt Nam. Với diện tích trồng mới được gần 24.000 ha rừng các loại, sau chu kỳ 8 năm với năng suất bình quân

khoảng 85m3/ha thì thu hoạch khoảng trên 2.000.000m3 gỗ nguyên liệu, giải quyết việc

làm thường xuyên ổn định cho khoảng 1.500 lao động lâm nghiệp và hàng ngàn lao động nông nhàn tại địa phương trong vùng dự án với thu nhập ổn định, tăng thu cho ngân sách hàng năm từ các loại thuế.

Trên đây là những hiệu quả bước đầu của hoạt động đầu tư trong những năm qua của TCT Giấy Việt Nam trong cả lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư trồng rừng ngyên liệu.

2. Một số vấn đề còn tồn tại

2.1. Trong hoạt động nhập khẩu

2.1.1. Từ phía thị trường

- Hiện tại TCT vẫn đang phải nhập phần lớn máy móc, trang thiết bị phục vụ trong ngành Giấy từ các thị trường chủ yếu là Châu Âu với giá thành khá cao do các cơ sở SX trong nước chưa đủ năng lực SX để đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên có một số mặt hàng phụ tùng (dao chặt, cơ khí v.v…) mà một số cơ sở gia công trong nước do đã được đầu tư, nâng cao năng lực SXcó thể đáp ứng được thì TCT lại chưa mạnh dạn chuyển đổi các mặt hàng phải NK sang chế tạo trong nước.

- Do năng lực SX bột giấy của TCT chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên hàng năm vẫn phải NK thêm khoảng 30% lượng bột giấy nữa. Hơn nữa giá bột giấy tăng liên tục trong 5 năm qua, từ 465 USD lên 780 USD (cùng thời điểm tháng 6), tức tăng 67,74% (trong khi giá giấy chỉ tăng khoảng 55%). Chính vì thế mà riêng kim ngạch NK bột giấy là rất lớn, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch NK.


2.1.2. Những tồn tại mang tính khách quan

- Hiện nay công tác NK thường gặp phải một số khó khăn từ phía Nhà nước do các chính sách, phương hướng và quan điểm phát triển. Nhà nước khuyến khích NK để phát huy vai trò của ngành Giấy trong nền kinh tế quốc dân, nhưng đó chỉ là những mặt hàng thiết yếu được kiểm soát chặt chẽ.

- Mặt khác trong lộ trình chúng ta gia nhập WTO, hàng rào thuế quan dần bị dỡ bỏ, thuế suất đối với giấy NK ngày càng giảm và Nhà nước cũng không còn bảo hộ cho ngành Giấy nữa. Chính vì thế mà liên tiếp trong thời gian qua, giấy ngoại đã nhập vào khá nhiều gây khó khăn cho toàn ngành Giấy nước ta bởi chất lượng giấy NK được đánh giá là tốt hơn và giá lại rẻ hơn giấy nội. Bản thân TCT đã có lúc rơi vào tình trạng kinh doanh có lợi nhuận thấp (năm 2003, 2004). Điều này gây ra hai khó khăn cho hoạt động NK của TCT: thứ nhất là muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, phải đầu tư thêm vào trang thiết bị máy móc, như vậy kim ngạch NK sẽ tăng lên. Thứ hai là trong khi kết quả kinh doanh chưa cao trong một số năm như 2003, 2004 khiến TCT phải đi vay thêm vốn mới có thể NK thêm máy móc v.v…

- Một số cơ quan như Bộ chủ quản, Bộ tài chính cho rằng đầu tư vào ngành Giấy mang lại hiệu quả kinh tế thấp hơn so với các ngành khác nên không nên đầu tư “mạo hiểm” bằng nguồn vốn Nhà nước, thậm chí có ý kiến còn cho rằng với việc hội nhập AFTA, WTO thì việc NK sẽ thay thế SX trong nước. Hiện nay, đối với ngành Giấy Nhà nước chỉ ưu đãi duy nhất là vốn vay trồng rừng nguyên liệu, được vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. Các nguồn vốn còn lại DN phải tự vận động, Nhà nước sẽ bớt dần phần chi phối vào các ngành không phải trọng điểm. Do vậy, các DN sản xuất kinh doanh phải tìm cách kêu gọi đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế khác. Nhà nước cũng sẽ giảm bớt việc đứng ra bảo lãnh vốn vay cho các DN. Điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với toàn ngành Giấy nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng.

- Về cơ chế XNK: Còn nhiều rườm rà, phiền phức mà TCT cũng chỉ là một trong số nhiều đối tượng gặp phải, các chính sách thay đổi thường xuyên dẫn đến việc hoàn tất các thủ tục hành chính gặp nhiều khó khăn.

2.1.3. Những tồn tại mang tính chủ quan

* Một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà TCT gặp phải khi NK vật tư


thiết bị là khâu hải quan.

- Thứ nhất: Mở tờ khai

+ Nhiều đơn hàng lẻ, lắt nhắt

+ Dịch thuật khó chuẩn

+ Đơn vị tính không rõ ràng gây khó khăn cho việc giải trình

+ Luôn thay đổi phương thức trong việc vận chuyển do yêu cầu của SX ( Cùng một đơn hàng, phần thì chuyển đường không, phần khác lại chuyển theo đường biển).

+ Về đơn hàng nếu mua trực tiếp của nhà SX thì giá và đơn vị tính ít thay đổi so với OA (Xác nhận đơn hàng - Order Acknowledgment) hoặc đơn hàng ban đầu. Nhưng do mua qua các Cty nên có những đơn hàng thay đổi về lượng và giá trị so với xác nhận sau cùng của nhà cung cấp như hóa đơn không khớp với đơn hàng ban đầu dẫn đến việc phải sửa lại đơn hàng.

+ Những vấn đề khác có liên quan như thay đổi phương thức thanh toán, phương thức giao nhận hàng, thời gian giao nhận.

- Thứ hai: Khâu kiểm hóa

+ Trước đây kiểm tra xác suất, nay kiểm hóa mở kiện 100%. Như vậy nếu mở tờ khai cho một container với vài trăm hạng mục mà phải kiểm hóa thì rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

+ Hàng hóa nhập khẩu của TCT không được kiểm hóa kho riêng

+ Thường những hàng linh kiện thì đơn hàng lẻ, lắt nhắt, khi kiểm hóa thì hải quan phải đối chiếu khá mất công do có nhiều hạng mục của đơn hàng này lại nằm trong hạng mục của đơn hàng khác.

- Thứ ba: Khâu giám định

Khâu này cũng gây nhiều ách tắc cho tiến độ thực hiện hợp đồng. So với qui định thì hàng hóa của TCT NK phải được giám định 100%, vì vậy nếu thời gian giám định quá dài sẽ gây tổn thất kho bãi và bảo quản.

- Thứ tư: Phạt hải quan

Đôi khi hàng về của TCT bị phạt hải quan là vì: do dịch thuật về số lượng , giá trị và đơn vị tính. Ngoài ra, hàng NK phần lớn đóng trong Container nên nếu một Container chứa khoảng 50 đơn hàng thì thời gian kiểm hóa rất lâu nên phải chờ đợi bốc xếp kiện dẫn đến


thời gian bị phạt lưu kho bãi.

- Thứ năm, do hàng về theo đường hàng không nên không thể tránh khỏi những phiền phức như: chứng từ tài liệu gửi về hầu như không kịp so với thời gian về đến cửa khẩu; hàng rời nên khó bảo quản, dễ mất mát.

- Thứ sáu: Khâu thanh toán

Do việc thanh toán của TCT thường chậm nên nhà cung cấp thường yêu cầu thanh toán trước nên gây khó khăn cho việc NK. Thường thì TCT phải thanh toán theo các cách sau:

+ Thanh toán 30 ngày sau khi giao hàng.

+ Thanh toán đặt cọc từ 30% đến 50% giá trị đơn hàng (rủi ro cao)

+ Thanh toán 100% trước giá trị đơn hàng (rủi ro càng cao).

Ngoài ra tại TCT phương thức thanh toán phần nhiều là TTR chứ chưa phải là L/C. Còn nếu như điều kiện giao hàng là theo phương thức vận chuyển bằng đường hàng không (ví dụ CIP) và bên bán yêu cầu mở L/C thì TCT hay có yêu cầu kèm theo Performance Bond (bảo lãnh thực hiện hợp đồng).

* Một điều có thể nhận thấy nữa là hiện nay việc huy động vốn ngắn hạn chỉ nằm trong sách lược ngắn hạn của TCT vì nhà nước không còn cấp vốn từ ngân sách vào nguồn vốn lưu động cho TCT như trước nữa. Chính vì thế mà khi lượng NK ngày một tăng thì nguồn vốn này không đủ điều kiện đáp ứng, gây khó khăn cho hoạt động NK.

* Hoạt động kinh doanh của TCT còn có nhiều chỗ chưa được hợp lý trong các vấn đề tính toán chi phí để tiết kiệm nguồn ngoại tệ. Một số chi phí lớn nhưng chưa hiệu quả gây lãng phí: chi phí vận chuyển các lô hàng rời v.v… Ngoại tệ nhiều khi còn dùng để mở rộng thị trường chứ không phải chỉ NK nên cần phải tiết kiệm.

* Việc sáp nhập giữa phòng XNK và Phòng thiết bị phụ tùng của TCT mới diễn ra vào tháng 8/2006 nên việc phối hợp hoạt động giữa hai bộ phận nhiều khi chưa được khớp nhau. Hơn nữa tuy các cán bộ mua sắm đã được đào tạo về nghiệp vụ song chưa chuyên môn hóa triệt để nên vẫn còn có những thiếu sót, lúng túng trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài.


2.2. Trong hoạt động xuất khẩu

2.2.1. Về thị trường xuất khẩu

Có thể thấy hiện nay thị trường XK của TCT còn nhỏ mà lại bị phụ thuộc. Các thị trường này phần lớn là những thị trường quen thuộc qua nhiều năm của TCT. Sự lệ thuộc vào một số ít thị trường này dẫn đến nguy cơ rủi ro cao đối với TCT khi thị trường có biến động xấu. Ví dụ như trong năm 2006 có lúc tình hình XK dăm mảnh của TCT bị đình trệ dẫn đến lượng tồn kho lớn do Công ty APP đảo Hải Nam Trung Quốc là đơn vị NK dăm mảnh lớn nhất từ Việt Nam tạm ngừng nhập nguyên liệu. Việc phụ thuộc vào một số ít thị trường như vậy khiến cho TCT rất bị động và phải gánh chịu rủi ro khi có biến động xấu từ những thị trường này.

2.2.2.Việc hình thành, thực hiện, đánh giá chính sách thâm nhập thị trường Xuất khẩu

Từ phân tích môi trường, xác định mục tiêu để hình thành nên chiến lược kinh doanh XK là việc rất quan trọng góp phần quyết định thành công hay thất bại của chiến lược. Nếu đưa ra chiến lược đúng đắn phù hợp sẽ thành công, nếu đưa ra chiến lược không phù hợp sẽ dẫn đến tốn kém sức lực và tiền của trong việc thực hiện chiến lược.

* Thực hiện chiến lược và đánh giá chính sách thâm nhập thị trường Xuất khẩu tại TCT:

Tại TCT, quá trình hoạch định chính sách thị trường hay chiến lược thị trường mục tiêu mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu, tìm kiếm thị trường nhưng thực tế quá trình này diễn ra vẫn chưa được chặt chẽ .

-Thứ nhất: Công tác nghiên cứu thị trường ở TCT vẫn còn có những hạn chế do chưa có đầy đủ các nguồn lực để thực hiện chúng. Cụ thể là đội ngũ nghiên cứu thị trường của TCT vẫn chưa thực sự được chuyên nghiệp hóa, chưa đầu tư kinh phí thỏa đáng cho hoạt động này. Công tác thu thập thông tin thị trường của TCT mới chỉ dừng lại ở các thông tin như báo, đài, các báo cáo thị trường hàng tháng và thông qua thông tin trên Internet. Do vậy, việc xác định các cơ hội chiến lược chưa mang tính chính xác và chưa mang tính thời điểm.

-Thứ hai: Công tác xác định mục tiêu và bố trí các nguồn lực cho chiến lược của TCT mới chỉ cơ bản thực hiện được việc xác định mục tiêu còn việc bố trí các nguồn lực lại là vấn đề nan giải. TCT bố trí các nguồn lực chưa được hợp lý và chưa đáp ứng tốt nhất nhu cẩu tối đa hóa hiệu quả các nguồn lực của mình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022