Định Hướng Phát Triển Và Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư Của Tổng Công Ty Giấy Việt Nam Trong Thời Gian Tới


tăng như vậy thì sẽ dẫn tới giá thành sản phẩm của TCT Giấy cũng như của các DN trong ngành sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại trên thị trường.

2.3. Thiếu vốn

Hạn chế về vốn cũng làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Giấy nói riêng , đồng thời cũng làm giảm thiểu khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường của DN trong nước. Cả ngành Giấy và từng DN, trong đó có cả TCT Giấy đến nay chưa có chiến lược huy động vốn, chủ yếu vẫn qua những kênh xoanh quanh vốn nhà nước, ngân hàng và các quỹ. Nguồn vốn quan trọng là huy động qua thị trường chứng khoán lại chưa được khai thác nhiều Kinh nghiệm của Cty cổ phần giấy Hải Phòng (Hapaco) cho thấy điều này không phải là khó. Từ một DN nhỏ, SX giấy vàng mã cấp thấp, sau 5 năm tham gia thị trường chứng khoán đến nay Hapaco đã đủ vốn mua lại nhiều nhà máy, công ty SX giấy, đầu tư mới nhà máy bột, nhà máy giấy công suất lớn, dự định xây dựng cả nhà máy lọc dầu. Nếu xét về tiềm lực, TCT Giấy có thừa khả năng tham gia thị trường chứng khoán, nhưng đến giờ này công tác cổ phần hóa vẫn chưa được triển khai.

2.4. Hệ thống luật quốc tế

Thách thức tiếp theo là tính chất phức tạp của hệ thống luật quốc tế với những đòi hỏi khắt khe với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam, một nước chậm phát triển đang trong quá trình chuyển đổi, khi tham gia vào thị trường thế giới bắt buộc phải tuân thủ theo các nguyên tắc trên để tự bảo vệ mình. Trên thực tế , chúng ta còn thiếu kiến thức và thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế ( chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý chứng nhận chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường..) cũng như về cách thức tiếp cận thị trường và các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh từ các nước NK nên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của DN trong các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Giấy nói riêng.

2.5.Sự gia nhập của các đối thủ tiềm năng

Hiện tại , tác động của giấy NK từ các nước ASEAN tới thị trường Việt Nam chưa lớn, chỉ khoảng 10% tổng lượng giấy NK. Tuy nhiên khi đã dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ theo lộ trình gia nhập WTO, thì việc các sản phẩm giấy nhập ngoại ồ ạt vào thị trường Việt Nam sẽ không còn là chuyện xa xôi nữa.Việc cắt giảm thuế quan cộng với vị trí địa lý


thuận lợi cùng với tốc độ tăng trưởng 15-20% về nhu cầu giấy khiến cho rất nhiều các DN đến từ các nền kinh tế khác đang đến đầu tư vào ngành công nghiệp Giấy Việt Nam. Các tập đoàn lớn như tập đoàn SX giấy SCG Thái Lan đã đầu tư một dây chuyền SX tại tỉnh Bình Dương với 220.000 tấn giấy mỗi năm; rồi dự án của LEE & Man công suất 350.000 tấn giấy và 150.000 tấn bột, dự án của Vina Kraft 220.000 tấn giấy/năm và dự án của Sojitz, Nhật đang nghiên cứu khả thi có công suất 600.000 tấn bột giấy ở Tây Nguyên. Khi sản phẩm của các DN này ra đời, chắc chắn sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của TCT Giấy Việt Nam. Ngoài ra rất nhiều DA có qui mô lớn của các tập đoàn khác của FAPPI ( liên đoàn công nghiệp giấy và bột giấy ASEAN) đã và đang xúc tiến tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia . Việt Nam với một thị trường hơn 80 triệu dân đang tỏ ra hấp dẫn các tập đoàn công nghiệp Giấy và có thể nói các nước có công nghiệp Giấy lớn mạnh trên đã chuẩn bị rất kỹ để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đây quả thực là một thách thức rất lớn đối với TCT Giấy trong thời gian tới.‌

Như vậy có thể nói, hội nhập bắt buộc phải tập trung vào những mặt hàng được ưu đãi lớn, ngừng SX những mặt hàng không đủ sức cạnh tranh. Những sức ép to lớn trên đòi hỏi ngành công nghiệp Giấy nước ta nói chung và TCT Giấy Việt Nam phải có những biện pháp thích hợp để có thể đuổi kịp và vượt các nước khác về mẫu mã , chất lượng , giá cả sản phẩm, nếu không sẽ bị phá sản và trao thị trường Việt Nam cho các đối thủ trong khu vực và trên thế giới.

II.Định hướng phát triển và sự cần thiết phải nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian tới

1.Định hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam

* Định hướng mục tiêu tổng quát:

Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển của TCT Giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 là khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, kết hợp hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có và đầu tư xây dựng các công trình mới. Phải có sự phối hợp giữa phát triển SX chế biến và phát triển vùng nguyên liệu, giữa nhu cầu tiêu dùng và SX, XNK .Nhờ đó tăng năng lực SX về sản lượng và chất lượng, bảo vệ môi trường, chuẩn bị tốt những tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn sau này.


* Căn cứ xác định mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát phát triển TCT đến năm 2010, tầm nhìn 2020 được xây dựng trên cơ sở các yếu tố chủ yếu sau:

- Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010: 1,2 triệu tấn ( giấy văn hóa 34%, giấy bao bì 60% và giấy khác 6%) và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) sẽ là 32 kg và 60 kg.

- Môi trường phát triển chung của nền kinh tế, chính sách kinh tế mở cửa của Nhà nước với những thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế và mức độ tăng trưởng của ngành Giấy.

- Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển ngành công nghiệp Giấy: Theo sơ đồ phân phối hệ thống các vùng nguyên liệu giấy phát triển của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì dự kiến đến năm 2020 tổng diện tích qui hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy toàn quốc là 1 triệu ha.

- Nguồn lực đầu tư phát triển của TCT: Việc đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng có thể đưa công suất của nhà máy hiện có lên 300.000 tấn/ năm (gia tăng 168.000 tấn/năm).

* Mục tiêu phát triển cụ thể của TCT Giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020:

- Xây dựng TCT giấy Việt Nam thành tập đoàn kinh tế lớn có nhà máy SX với công nghệ hiện đại, hình thành các khu vực SX giấy, bột giấy tập trung với công suất đủ lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và XK. Đến năm 2010 đáp ứng 50-55% nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh XK các mặt hàng giấy, tạo thế cạnh tranh với các thị trường trong khu vực và quốc tế.Cụ thể như sau:

+Tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2010 là : 750.000 tấn. Trong đó: Giấy văn hóa (35%) 262.500 tấn

Giấy bao bì (60%) 450.000 tấn

Giấy khác (5%) 37.500 tấn

+Tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2020 là: 950.000 tấn

- Xây dựng vùng nguyên liệu giấy tập trung nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất 393.000 tấn bột giấy vào năm 2010 và 750.000 tấn vào năm 2020, tạo điều kiện để xây dựng các nhà máy chế biến bột giấy tập trung, quy mô lớn.

- Phấn đấu đến năm 2010, DA mở rộng giai đoạn 2 sẽ triển khai xong và khi đi vào họat động thì giá trị SX công nghiệp của TCT sẽ nâng lên nhiều lần so với hiện nay, ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng mỗi năm.


- Tập trung SX bột giấy để khắc phục sự mất cân đối giữa SX bột giấy và sản xuất giấy, đồng thời góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cây nguyên liệu giấy.

- Khai thác hết năng lực SX của các nhà máy giấy hiện có để đáp ứng đủ nhu cầu giấy in, giấy viết cho tiêu dùng và XK. Đầu tư xây dựng một số nhà máy SX giấy bao bì (giấy bao bì thông thường và bao bì cao cấp), giấy công nghiệp để đáp ứng nhu cầu giấy bao bì và nguyên liệu cho SX công nghiệp.

- Huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy có quy mô đủ lớn. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2( đến năm 2010) là 8.000 tỷ đồng, trong đó dành 2.500 tỷ

đồng để đầu tư quy hoạch và phát triển 160.000 ha cây nguyên liệu giấy.

Bảng 12: Phân vùng quy hoạch đầu tư

Đơn vị : Tấn /Năm


Mặt hàng

Mục tiêu gia tăng tăng thêm đến năm 2010

Định hướng phân vùng

1. Bột giấy

800.000


Bột hóa và bán hóa

550.000

Khuyến khích mọi thành phần

Bột giấy vụn, cơ, khác

250.000


2. Giấy

700.000


Giấy viết, in

120.000

Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Giấy báo

40.000

Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Giấy bìa hộp, bao gói

440.000

Khuyến khích mọi thành phần

Giấy vệ sinh

50.000

Đầu tư có mức độ

Giấy đặc biệt

30.000

Ưu tiên TCTy Giấy Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp - 11

Nguồn: Quy hoạch phát triển của Bộ công nghiệp Việt Nam


Bảng 13: Các chỉ tiêu chính giai đoạn 2010- 2020


Hạng mục

Năm 2010

Năm 2020

I. Công suất thiết kế :



1. Bột giấy toàn ngành (Tấn/ năm)

1.062.000

2.012.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam

435.500

785.500

2. Giấy toàn ngành ( Tấn/ năm)

1.796.000

4.176.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam

385.500

985.500

II. Diện tích trồng rừng ( ha)

470.000

907.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam

171.124

408.000

III. Sản lượng sản xuất:( Tấn)



1. Sản lượng giấy toàn ngành:

1.380.000

3.600.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam

358.000

950.000

Mặt hàng:- Giấy in, viết

- Giấy in báo

- Giấy bao bì CN

Trong đó: Giấy bao bì cao cấp

- Giấy khác

Trong đó: Giấy tráng phấn

340.000

80.000

650.000

100.000

310.000

50.000

900.000

200.000

1.600.000

500.000

900.000

250.000

2. Sản lượng bột giấy toàn ngành

600.000

1.800.000

Trong đó: TCT Giấy Việt Nam

393.000

750.000

Chủng loại bột:

- Bột hóa ( từ tre, nứa, gỗ)

- Bột CTMP

- Bột bán hóa

- Bột từ các nguyên liệu khác


360.000

100.000

100.000

40.000


1.300.000

100.000

100.000

300.000

Nguồn: Bộ công nghiệp-Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020

2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian tới

Để hoàn thành những mục tiêu chung của ngành công nghiệp Giấy Việt Nam nói chung và TCT Giấy Việt Nam nói riêng thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động XNK và đầu tư tại TCT là hết sức cần thiết. Cụ thể như sau:

- Toàn bộ máy móc trang thiết bị của các đơn vị sản xuất của TCT đều là công nghệ nước ngoài (chủ yếu là Thụy Điển) đến nay đã tương đối lạc hậu, thường xuyên xảy ra hỏng hóc, cần thay thế.

- Công nghệ sản xuất giấy tại TCT là công nghệ sản xuất hoàn toàn khép kín, hoàn chỉnh và đồng bộ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu xử lý gỗ mảnh, khâu nấu bột, xeo


giấy, chế biến thành phẩm, nhập kho và cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm. Toàn bộ dây chuyền thiết bị cũng là một hệ thống khép kín, đồng bộ và hoàn chỉnh.Trong quá trình SX , toàn bộ dây chuyền phải được vận hành đồng bộ và liên tục, bất kỳ một công đoạn nào trong hệ thống dây chuyền thiết bị ngừng hoạt động đều gây khó khăn đến công việc SX giấy, thậm chí có thể làm dừng toàn bộ dây chuyền. Vì vậy việc NK máy móc, trang thiết bị vật tư kịp thời và phù hợp, đúng chủng loại yêu cầu và đảm bảo chất lượng để phục vụ cho SX là hết sức cần thiết. Hơn thế nữa, do thực trạng công nghệ như vậy nên hoạt động đầu tư tại TCT phải được tiến hành hết sức khẩn trương thì mới có thể nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm như mục tiêu đã đề ra ở trên.

- Về nguyên liệu cho ngành Giấy (bột giấy, hóa chất v.v…), thị trường trong nước chưa đáp ứng đủ và đúng kỹ thuật. Chính vì vậy mà một mặt TCT phải nâng cao hoạt động NK để đáp ứng được nhu cầu về trang thiết bị , nguyên liệu SX; Mặt khác phải tích cực đẩy mạnh công tác đầu tư mở rộng trồng rừng để có thể tiến tới chủ động được về nguồn nguyên liệu, hạn chế thấp nhất việc phải lệ thuộc vào nguồn bột giấy nhập ngoại như hiện nay.

- Nâng cao công tác NK sẽ tránh được sự chậm trễ trong việc cung ứng thiết bị nguyên liệu cho SX, đây là vấn đề vẫn thường xuyên xảy ra gây ách tắc trong SX. Thực tế cho thấy hiện nay DA mở rộng SX của TCT đang bước vào giai đoạn 2 nên nhu cầu NK trang thiết bị phục vụ cho SX là rất lớn. Chính vì thế mà công tác NK lại cần phải được chú trọng hơn lúc nào hết.

- Với hoạt động XK, trong mấy năm gần đây hoạt động XK tại TCT đã bước đầu có những khởi sắc, thế nhưng thực tế hiện nay kim ngạch đạt được là chưa tương xứng với năng lực hiện có của TCT. Mặt khác, tồn tại lớn nhất hiện nay trong hoạt động XK là công tác xác định, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm của TCT còn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà thị trường XK của TCT hiện nay vẫn còn rất ít , chủ yếu là những thị trường quen thuộc trước đây. Với hiện trạng như vậy,TCT rất dễ gặp rủi ro khi những thị trường này có biến động. Do vậy nếu TCT không có những biện pháp kịp thời để nâng cao công tác XK thì sẽ phải gánh chịu những thiệt hại không thể lường trước được.

- Với hoạt động đầu tư mở rộng SX: đây cũng là lĩnh vực then chốt cần có sự quan tâm sâu sắc của TCT , Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư của TCT liên tục gặp những sự


cố, rắc rối trong vấn đề tài chính cũng như quản lý. Điều này dẫn đến việc các DA đầu tư lớn hiện nay của TCT vẫn chưa được triển khai như dự kiến, phần lớn là rất chậm chạp và kéo dài trong nhiều năm dẫn đến tốn kém chi phí cũng như sức người nhiều. Không những thế, nhu cầu tiêu dùng giấy trong xã hội ngày càng tăng cao, yêu cầu mở rộng SX nâng cao năng xuất tại TCT hiện đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết . Chính vì vậy mà nếu TCT không có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả đầu tư thì rõ ràng vị thế đầu ngành của TCT hiện nay không có gì để đảm bảo được khi mà các DA đầu tư của các DN nước ngoài đang được triển khai nhiều tại Việt Nam‌

- Hoàn thiện công tác XNK và đầu tư đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất của TCT , thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của toàn ngành Giấy.

Trong mục tiêu phát triển toàn ngành, TCT Giấy Việt Nam đóng vai trò như một thuyền trưởng chèo lái con tàu toàn ngành Giấy đi lên phía trước.Chính vì thế mà nếu TCT không nhanh chóng cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao toàn diện các hoạt động của mình thì vị trí đứng đầu toàn ngành Giấy sẽ ngày bị mai một theo thời gian, đồng thời cũng không thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài trên sân chơi chung WTO.

II.Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại Tổng công ty giấy Việt Nam

1.Giải pháp vĩ mô


1.1. Xây dựng kế hoạch tự chủ vùng nguyên liệu

Nguyên liệu là một khó khăn đối với công nghiệp giấy. Lượng bột giấy thiếu hụt phải NK từ nước ngoài làm công nghiệp giấy nói chung và TCT Giấy nói riêng phải chịu những tác động không nhỏ khi giá bột giấy thế giới tăng. TCT có 16 lâm trường và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy phụ trách việc trồng rừng phục vụ cho ngành giấy theo quy mô công nghiệp.

Hiện nay TCT đã quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu giấy, xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu giấy với tổng diện tích bước đầu là 160.000 ha để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. TCT cũng đang triển khai mở rộng quy hoạch vùng nguyên liệu giấy đến năm 2010, trong đó vùng trung tâm Bắc Bộ dự kiến quy hoạch 135.000ha để chuẩn bị nguyên liệu cho dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2.


Hiện tại TCT cũng đã quy hoạch mở rộng thêm hơn 20.000 ha diện tích trồng nguyên liệu giấy tại tỉnh Sơn La và khoảng 50.000 ha ở tỉnh Yên Bái. Tổng diện tích vùng nguyên liệu giấy của các lâm trường , đơn vị thuộc TCT hiện đạt hơn 105.000 ha, tập trung chủ yếu ở 16 lâm trường trung tâm Bắc Bộ. Loài cây chủ yếu được trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn mô, hom, keo lai, luồng và bồ đề.

Để đảm bảo công tác xây dựng vùng cây nguyên liệu giấy cần có một số giải pháp

sau:


* Xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển nguyên liệu giấy:

- Một trong những vấn đề bức bách, quan trọng hiện nay là đẩy nhanh, đẩy mạnh

việc nghiên cứu cho vùng ( đặc biệt là những vùng đang trong quá trình quy hoạch). Trước hết, cần xúc tiến các công việc như điều tra, đánh giá kết quả những nghiên cứu đã có để chọn loại cây trồng, chọn đất trồng cho từng đối tượng. Đó là cơ sở đề xuất cây trồng trước mắt, đồng thời giải quyết vấn đề về khoa học công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp theo là thiết lập nghiên cứu cơ bản, trên cơ sở đó đề xuất loại cây và xây dựng chương trình cải thiện giống. Việc xác định trồng cây gì, trồng ở đâu, trồng như thế nào để vùng nguyên liệu giấy tồn tại và phát triển là vấn đề hết sức quan trọng. Do vậy, để định hướng cho quá trình phát triển thì nghiên cứu cần phải đi trước.

- Chính sách giá mua nguyên liệu: Giá mua nguyên liệu phải được xác định một cách mềm dẻo, phải được điều chỉnh kịp thời khi có sự biến động của thị trường và phải đảm bảo bù đắp được chi phí SX và mang lại lợi nhuận cho người SX để tránh việc người nông dân sau khi khai thác nguyên liệu đã chuyển ngay sang trồng cây khác do chu kỳ kinh doanh cây nguyên liệu dài , giá bán không bù đắp được chi phí. Đối với người nông dân, họ thường quan tâm đến giá mua cây chưa chặt hạ. Thông thường, họ không chở được cây nguyên liệu đến bán cho nhà máy, một phần vì họ thiếu phương tiện nhưng cái chính là họ không thể lo nổi các thủ tục để xin khai thác và vận chuyển. Vì vậy, cần đảm bảo cho người trồng rừng có quyền quyết định phương thức, thời gian khai thác, tự do vận chuyển mua bán và khuyến khích họ trồng rừng nguyên liệu. TCT cần chỉ đạo các nhà máy giấy ký hợp đồng nguyên tắc dài hạn với người trồng rừng.

- Giao khoán và cho thuê đất lâm nghiệp: Ngoài diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ dân tại chỗ theo hạn điền, phần đất còn lại căn cứ vào khả năng sản xuất kinh

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí