Một Số Khó Khăn Khác Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Giấy Của Tổng Công Ty


* Thực hiện và đánh giá chính sách thâm nhập thị trường:

Cũng như quá trình hoạch định thị trường, công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của TCT chưa có qui trình cụ thể. Việc hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường mới chỉ dừng lại ở công tác đánh giá, khái quát các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược của TCT và lựa chọn phương thức XK phù hợp.

Cũng chính vì những nguyên nhân trên mà trong thời gian vừa qua việc XK mặt hàng giấy Tissue của TCT đang gặp rất nhiều khó khăn. Lý do là khi nghiên cứu thị trường

, biết thị trường Đài Loan không đòi hỏi chất lượng cao như ở thị trường Australia là thị trường rộng rãi, dễ tính, còn nhiều tiềm năng XK. Thế nhưng không phải vì vậy mà có thế lơ là trong việc đảm bảo chất lượng giấy. Cty Giấy Tissue Sông Đuống đã hoạch định việc SX không tốt khi mà trong quá trình nhập bột về SX có nhập lẫn bột giấy Bãi Bằng, mà trong bột đó có lẫn bột đá. Dẫn tới việc thị trường Đài Loan từ chối nhập vì họ không chấp nhận sản phẩm giấy vệ sinh có lẫn bột đá, có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Đây chính là ví dụ điển hình thể hiện việc hoạch định chiến lược tại TCT nói chung và các đơn vị thành viên chưa được chặt chẽ.

2.2.3. Về việc lựa chọn phương thức xuất khẩu

TCT hiện nay đã lựa chọn hai phương thức XK: XK trực tiếp và XK tại chỗ. Cả hai phương thức này đều có những ưu điểm riêng ( đã phân tích ở trên). Tuy vậy không phải là không có nhược điểm. Với phương thức XK trực tiếp đòi hỏi chi phí cao hơn và ràng buộc nguồn lực lớn để phát triển thị trường. Vì vậy để thực hiện phương thức XK này, đòi hỏi TCT phải bỏ ra một lượng vốn lớn nên rủi ro gặp phải là cao. Còn với phương thức XK tại chỗ với khá nhiều ưu điểm như trên và cũng là hình thức đang được Nhà nước ta khuyến khích. Tuy vậy xét một cách tổng thể thì khi dùng phương thức XK này, ta đã phải bán giấy ở dạng thành phẩm (dạng cuộn) để cho các phía đối tác gia công chế biển rồi mới XK sang Mỹ. Như vậy là giá bán của TCT sẽ không được cao vì phía đối tác còn phải bỏ ra một khoản chi phí để gia công lại sản phẩm giấy.

Mặt khác khi lựa chọn phương thức XK TCT cũng cần phải quan tâm đến tính linh hoạt trong những tình hình cụ thể, trong những thời điểm nhất định để có sự lựa chọn chính xác. Với hai phương thức XK trên, có thể nói phương thức XK của TCT chưa đa dạng. Trong thời gian tới, khi TCT mở rộng thị trường hơn nữa thì nên sử dụng thêm một số


phương thức khác như : XK theo nghị định thư, XK theo hình thức chuyển khẩu sao cho phù hợp nhất với từng thời điểm và hoàn cảnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2.2.4.Một số khó khăn khác trong hoạt động xuất khẩu giấy của Tổng công ty

Mặt hàng giấy là mặt hàng có sức cạnh tranh kém. Thêm vào đó, giấy của TCT về chất lượng chưa bằng giấy của Indonesia, Thái Lan… nên càng khó cạnh tranh hơn.

Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp - 10

Là một DN nhà nước nên công tác thị trường của TCT chưa linh hoạt, nhiều khi vẫn còn thụ động. TCT cũng chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài nên chưa tạo cho mình một hệ thống phân phối đảm bảo các yêu cầu của hoạt động giao dịch quốc tế.

Ngân sách dành cho hoạt động khuếch trương và xúc tiến bán hàng chưa đủ lớn. TCT chưa quan tâm nhiều đến việc quảng bá sản phẩm trên mạng Internet như một hình thức thương mại điện tử, điều này là rất cần thiết khi mà nước ta đã gia nhập WTO.

Ngoài ra, còn có một số hạn chế từ phía nhà nước, chính sách đầu tư cho mặt hàng giấy chưa được chú trọng. Thêm vào đó chính sách tín dụng cho vay vốn có nhiều bất cập như: vấn đề thủ tục, điều kiện thế chấp, cầm cố khi vay vốn, lãi suất cho vay.

2.3.Về hoạt động đầu tư

2.3.1.Những tồn tại hiện nay

Tồn tại lớn nhất hiện nay là các DA đẩu tư xây dựng cơ bản tuy đã được tích cực triển khai từ các đơn vị trực thuộc đến các DA thuộc tầm quản lý vĩ mô nhưng quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do những biến động về giá vật tư, nguyên liệu, nhân công…nên hầu hết các DA không đạt được kết quả như mong muốn.

- DA đầu tư xây dựng Nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều gói thầu như : thực hiện xong gói thầu xây dựng nhà UBND xã Châu Lộc, tổ chức mở gói thầu cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật, tuy nhiên do các nhà thầu đặt giá quá cao so với dự toán nên dự án không thể triển khai được .

Tuy nhiên, mấu chốt của sự chậm trễ là do Chủ đầu tư là TCT Giấy Việt Nam không sắp xếp được vốn và năng lực của tổng thầu MIE hạn chế nên đã làm chậm tiến độ đầu tư. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu đã có đánh giá sâu sắc hơn: “ Việc không thu xếp được nguồn vốn là do TCT Giấy Việt Nam nôn nóng, không tính hết các yếu tố bất lợi khác nên tính khả thi của dự án thấp, dẫn đến không được ngân hàng và quỹ hỗ trợ


phát triển cho vay. Mặt khác, tổng thầu MIE cũng chưa thể đảm trách được vai trò vì đây là dự án lớn, vượt quá khả năng ".(*)

Cần phải thừa nhận rằng, các DA mà số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng hiệu quả thu hồi vốn vừa chậm vừa thấp như DA này quả thật không hấp dẫn đối với các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng thương mại đã từ chối cho vay, Quỹ Hỗ trợ phát triển yêu cầu tính toán lại tổng mức đầu tư và tính hiệu quả của DA trước khi ký hợp đồng tín dụng. Còn TCT Giấy Việt Nam thì lúng túng trong cách giải quyết, đây chính là nguyên nhân khách quan làm chậm tiến độ DA.

Một DA nhà máy bột và giấy, thông thường phải sau 20 năm hoạt động mới có thể thu hồi vốn, trong khi lượng vốn đầu tư lại không nhỏ.Tuy nhiên, sau mấy năm khởi mà chưa động, nhà máy còn nằm trên bản vẽ thiết kế vì TCT Giấy Việt Nam luôn đối mặt khó khăn về vốn. Ðể khắc phục, TCT mới huy động được 500 tỷ đồng thông qua việc huy động cổ đông, bảo đảm nguồn vốn đối ứng để tổ chức tín dụng giải ngân. Dẫu vậy, quá trình thực thi kéo dài, thiết bị xây lắp trượt giá nên qua hai lần tổ chức đấu thầu, chủ DA vẫn chưa tìm được nhà đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất.

Trên thực tế, tại cuộc họp ngày 10/3/2006, nhiều ý kiến cho rằng, TCT Giấy Việt Nam đã bộc lộ yếu kém trong việc tính toán hệ số hoàn vốn nội tại (IRR) của DA. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra, với hiệu quả thấp như vậy thì ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển không chấp nhận giải ngân là đương nhiên. Thêm vào đó, chủ đầu tư và tổng thầu lại không hợp tác tốt với nhau (TCT Giấy nghi ngại khả năng của MIE) nên chần chừ, kéo dài thời gian DA. Do yếu tố thời gian kéo dài, cộng với tác động của mặt bằng giá nguyên liệu ngày càng tăng nên càng làm cho hiệu quả dự án xa rời với thực tế.

- Với các dự án nhóm B: cũng vẫn triển khai chậm so với tiến độ, một phần do khó khăn về vốn, một phần do năng lực nhà đầu tư chưa dự đoán và lường trước được những biến động về thị trường giá cả dẫn đến DA không triền khai được theo tiến độ, như dây chuyền sản xuất bột DIP 20.000 tấn/ năm tại Cty Giấy Tissue Sông Đuống.

Do đó năm 2007, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản mới thực hiện được 248,811 tỷ đồng, bằng 20% kế hoạch năm. Trong đó: Vốn vay tín dụng nhà nước : 8,411 tỷ đồng; vốn ngân sách: 48,175 tỷ đồng, các nguồn vốn khác : 192,225 tỷ đồng.


(*) http://vietbao.vn/Kinh-te/Nha-may-giay-van-nam-tren-giay/65048245/87/


*Còn đối với các dự án trồng rừng cũng gặp phải tình trạng tương tự: đó là vấn đề vốn. Vốn vay trồng rừng, tuy đã được Ngân hàng cho vay theo tiến độ đầu tư của dự án, song tỷ lệ được vay thấp và thực tế các Công ty lâm nghiệp chỉ được vay khoảng 43%/ tổng nhu cầu vốn vay, do đó các đơn vị đã phải vay vốn thương mại hoặc huy động vốn ngắn hạn để thanh toán khối lượng thực hiện cho người lao động, đây là khó khăn nhất và hạn chế đến kết quả sản xuất kinh doanh của các Công ty Lâm nghiệp nói riêng và TCT Giấy nói chung. 2.3.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên

Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của các DA như đã nói ở trên. Trong đó những nguyên nhân chính như sau:

- Khâu chuẩn bị vốn: trong thời gian qua, việc thu xếp nguồn vốn của TCT đã có nhiều bất cập khi TCT tỏ ra lúng túng trong việc huy động vốn ,còn với nguồn vốn tự có cũng để xảy ra tình trạng để vốn đầu tư dàn trải.

- Không có bản nghiên cứu khả thi đáng tin cậy: trong khi lập DA đầu tư, TCT Giấy giữ cương vị là chủ đầu tư, còn MIE giữ vai trò là chủ thầu. Có thể nói, cả hai phía chủ đầu tư và tổng thầu đã không hợp tác tốt với nhau. Phía TCT Giấy thì luôn nghi ngại khả năng của MIE. Còn MIE cũng tỏ ra thụ động, không tích cực tìm cách để chủ đầu tư hiểu và thông cảm với những khó khăn của mình. Chính vì vậy mà có thể nói xét về lỗi của TCT ở đây chính là không nghiên cứu kỹ và kiểm tra hoạt động của đối tác , đồng thời cũng thể hiện tinh thần hợp tác kém với đối tác.

- Kế hoạch triển khai không dựa trên thực tế, không có tính khả thi: TCT đã tỏ ra quá nôn nóng trong việc dự đoán thời gian thực hiện DA. Cụ thể trong DA nhà máy Giấy Thanh Hóa, TCT khi bản kế hoạch lên Thủ tướng chính phủ, do muốn DA nhanh chóng được duyệt đã đưa ra một số vốn bỏ ra ít hơn so với thực tế, và thời gian thực hiện ngắn. Nhưng trên thực tế khi thực hiện, với quy trình thủ tục hành chính , quy trình xét duyệt rườm rà , đồng thời tổng mức đầu tư dự tính quá thấp ,quá lâu so với thời điểm thực hiện dự án. Và lại không tính đế các yếu tố thay đổi thị trường , tỷ giá...nên thực tế số tiền phải bỏ ra là gấp ba so với mức dự tính ban đầu.

- Mặt khác ,trong quá trình triển khai DA, TCT đã phụ thuộc quá nhiều vào luật, và có thể nói là chạy theo luật mà không sử dụng , tìm hiểu và quyết định một cách "có lý" dựa trên luật.


- Cách quản lý : còn yếu kém và chậm trễ. Những người thực hiện đã không có quyền chủ động, không được cung cấp đầy đủ thông tin để có cái nhìn tổng quát. Điều này dẫn đến việc quản lý thông tin kém hiệu quả.Vẫn còn tình trạng quản lý cục bộ, nhân viên cấp dưới phải làm theo ý muốn của cấp trên, không có cơ hội để phát triển năng lực của mình. Chính vì vậy mà có sự lệch pha trong công tác điều hành hoạt động. Còn tồn tại tình trạng cán bộ quản lý chỉ làm những việc thuộc trách nhiệm của mình mà không quan tâm đến mảng khác, trong khi các hoạt động đầu tư lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy mà quá trình ra quyết định không nhanh, không sát với tình hình thực tế.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM‌‌

I.Thách thức và cơ hội cho Tổng công ty Giấy khi Việt Nam đã gia nhập WTO 1.Những cơ hội mới cho Tổng công ty

1.1. Nhu cầu về giấy tăng cao:

Theo dự báo năm 2010 tiêu dùng giấy ở Việt Nam lên đến 2,9 triệu tấn giấy và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần với tốc độ tăng trưởng là 21%. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) là 32 kg và 60 kg. ( Xem Phụ Lục số 2, số 3)

Thế nhưng năng lực SX của các DN trong ngành mới đáp ứng khoảng 59,6 % nhu cầu..

Như vậy là nhu cầu tiêu dùng giấy của toàn xã hội vẫn luôn ở mức cao, vì thế đây là điều kiện rất tốt để TCT đầu tư phát triển SX cả về số lượng lẫn chủng loại sản phẩm .

1.2.Mở rộng thị trường tiềm năng ở nước ngoài

Năm 2008, TCT Giấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng ở mức 4,1%, trong đó khu vực Châu Á vẫn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Vấn đề hiện nay chính là chúng ta đã bắt đầu hội nhập, thuế NK giấy từ các nước trong khu vực đã giảm. Một số cơ sở đã và đang lắp đặt các dây chuyền mới, môt số khác đang trong quá trình đầu tư. Có thể nói một mặt các đơn vị thành viên trong TCT sẽ phải nỗ lực vượt qua sự cạnh tranh với giấy NK từ các nước Indonesia và Thái Lan. Mặt khác, những đơn vị thành viên trong TCT SX giấy kraft, Tissue có cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN. Thị trường mà các sản phẩm giấy của TCT có thể được tiêu thụ là thị trường phía Tây Trung Quốc ( Vân Nam), đối với giấy Tissue có thị trường Newzealand gần giống với thị trường Australia. Bên cạnh đó, cũng có thể đẩy mạnh tiêu thụ giấy các loại ở thị trường Campuchia và Lào.

1.3. Cơ hội đầu tư

Hội nhập kinh tế quốc tế chính là cánh cửa mở rộng thị trường nước ta với khu vực và trên thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, có hiệu quả. Đây thực sự là cơ hội rất tốt


để TCT Giấy Việt Nam có những DA đầu tư có hiệu quả. Mặt khác đây cũng là cơ hội để TCT huy động và sử dụng vốn có hiệu quả khi mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta kèm theo đó là cả sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nếu TCT nắm bắt được những cơ hội này thì rõ ràng sẽ khắc phục được hạn chế về đổi mới công nghệ, đồng thời sẽ đủ khả năng vươn lên cạnh tranh với các đồi thủ trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay Cty Giấy Ballarpur (Ấn Độ) và hai Cty giấy Thai Martin Trading và Phượng Hoàng (Thái Lan) đang có chủ trương đầu tư vào ngành Giấy của Việt Nam. Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam cho biết, mới đây lãnh đạo của ba Cty này đã đến thăm và làm việc với với Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Hiệp hội Giấy Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam và UBND tỉnh Tuyên Quang để tìm hiểu khả năng đầu tư SX bột giấy tại các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Các nhà đầu tư Ấn Độ và Thái Lan bày tỏ mong muốn liên doanh với TCT Giấy triển khai dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 để nâng công suất nhà máy từ

250.000 tấn/năm lên 450.000 tấn/năm và sẽ cùng với TCT đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ở các tỉnh phía Bắc để cung cấp nguyên liệu cho DA. Đây thực sự là những cơ hội đầu tư rất tốt cho TCT.

1.4. Mở rộng nguồn lực

Thông qua hội nhập, chúng ta có cơ hội mở rộng giao lưu nguồn lực của nước ta với các nước khác. TCT có thể XK lao động đồng thời NK lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minh sang chế mà nước ta chưa có. Ngoài ra, TCT sẽ khắc phục được phần nào tình trạng khó khăn do thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất do có thể NK với giá rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp hơn.

2.Những thách thức mới

2.1.Chính sách thuế theo lộ trình gia nhập WTO

Trong nhiều năm qua , mặt hàng giấy trong nước vẫn được Chính phủ và Nhà nước bảo hộ mạnh bằng các biện pháp như thuế NK giấy in báo là 60 %, giấy viết là 50%. Tuy nhiên khi bước vào lộ trình cắt giảm thuế quan theo như cam kết gia nhập WTO thì các chính sách bảo hộ bằng thuế quan sẽ không còn được duy trì nữa.


Thuế NK giấy hiện nay đã giảm từ 22,3% xuống còn 15,1 %; Mặt khác, trong bối cảnh thuế NK giấy từ các nước Asean vào Việt Nam đã giảm đến một nửa, xuống còn 20% đối với giấy in, giấy viết và 15% cho loại giấy làm bao bì.

Ngành giấy Việt Nam vốn đã yếu nay lại bị cắt các khoản hỗ trợ về tín dụng đầu tư, cộng thêm việc Chính phủ phải giảm dần chính sách bảo hộ bằng thuế quan theo cam kết khi gia nhập WTO, nên khả năng tồn tại và phát triển của nhiều DN trở nên mong manh. TCT Giấy Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điều này buộc TCT phải có những biện pháp để có thể cắt giảm chi phí xuống thấp nhất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bởi khi đó các sản phẩm giấy nhập ngoại nhập về ngày càng nhiều với chất lượng và giá cả cạnh tranh, TCT nói riêng cũng như các DN trong ngành Giấy nói chung sẽ thua ngay trên sân nhà.

2.2.Thuế giá trị gia tăng

Hiện nay làn sóng tăng giá bột (tăng thêm từ 10-50 USD/tấn), tăng giá giấy trên phạm vi toàn thế giới trong hai tháng đầu năm 2008 (từ 2-8%), thậm chí có nơi (Thổ Nhĩ Kỳ) giá giấy tăng hàng ngày. Tuy giá giấy ở Việt Nam tương đối bình ổn trong hai tháng đầu năm 2008, nhưng tới đây giá giấy ở Việt Nam cũng sẽ tăng vì thị trường Việt Nam thường phản ứng chậm hơn thị trường các nước. Giá giấy tăng do giá bột NK tăng cao, giá giấy loại cũng tăng (hiện giá giấy hòm hộp các tông cũ – OCC – tại cảng Việt Nam đã lên tới 293 USD/tấn), giá xăng dầu tăng, giá than tăng, rất khó vay tiền của ngân hàng để SX, nếu vay được thì lãi suất rất cao (>1,3%/tháng)..., tiêu chuẩn mới ban hành (12/2007) về các chỉ số chất ô nhiễm trong nước thải ngành Giấy ngặt nghèo hơn trước (và khác các nước khác). Các nhà dự báo (nước ngoài và trong nước) đều cho rằng giá bột và giấy loại sẽ còn tiếp tục tăng, cũng như giá nhiên liệu, vật tư khác cũng còn tăng. Mặt khác, hiện nay mức thuế suất giá trị gia tăng đối với các sản phẩm giấy là 10%. Mức thuế này đối với các DN giấy nói chung và TCT Giấy nói riêng là quá cao vì công nghiệp Giấy nói chung hiện nay mới chỉ phát triển mạnh về SX giấy, còn SX bột giấy thì vẫn bị phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu NK. Ngay cả DN lớn như TCT Giấy cũng không nằm ngoài tình trạng này. Chính vì vậy mà dẫn tới cuối năm 2007, các sản phẩm giấy in , giấy viết Bãi Bằng đều phải điều chỉnh tăng giá bán từ 1-1,5 triệu đồng/tấn so với giá bán đầu năm .Với mức thuế giá trị gia

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí