Bảo Vệ Tốt Môi Trường, Đảm Bảo Hiệu Quả Khai Thác Than

2.3 Phát triển nguồn nhân lực

Lực lượng lao động của doanh nghiệp xuất khẩu rất quan trọng và có tác động trực tiếp trong việc nâng cao hiệu kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó Tập đoàn phải đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, tư vấn, nghiên cứu và công nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề và tinh thần trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Tập đoàn trên các lĩnh vực, cụ thể:

a. Đối với công nhân kỹ thuật

Cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ kết hợp với tu nghiệp tại nước ngoài phù hợp với từng đối tượng lao động vì hiện nay Tập đoàn đã có quan hệ với các trường đại học chuyên đào tạo về mỏ tại các nước như Trường Đại học Hoa Bắc (Trung Quốc), Trường Đại học Mỏ quốc gia Matxcơva (Nga), Trường Đại học Bách khoa Slask (Ba Lan)…

Ngoài ra, Tập đoàn cũng phải tổ chức lại hệ thống trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trường dạy nghề, tích cực đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tay nghề…Đưa tin học vào quản lý, tăng cường các hoạt động giáo duc truyền thống, văn hoá doanh nghiệp.

b. Đối với cán bộ kinh doanh

Đào tạo ngắn hạn và dài hạn đối với cán bộ kinh doanh về các mảng kiến thức về tổ chức doanh nghiệp (Kinh tế vi mô, Marketing, Các phương pháp lượng trong quản trị, Cổ phần hoá trong doanh nghiệp…); các kiến thức về thị trường (Kinh tế vĩ mô, Kinh tế công cộng, Lý thuyết cạnh tranh…); các kiến thức về kinh doanh; kỹ năng sử dụng các phương pháp quản trị hiện đại; các kỹ năng giao tiếp…

c. Đối với cán bộ cao cấp

Tập đoàn cần có kế hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo các cấp, đồng thời cũng phải có kế hoạch đào tạo tầng lớp kế cận một cách thích hợp thông qua các khoá học được tổ chức trong nước tại Trung tâm phát triển nguồn nhân lực quản lý,

đồng thời kết hợp với việc cử đi học tại các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như cách tiếp cận với việc giải quyết các vấn đề lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

2.4 Bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo hiệu quả khai thác than

Thời gian vừa qua, TKV đã chú trọng chỉ đạo và có nhiều giải pháp nhằm khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường do khai thác vận chuyển, chế biến than gây ra. Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh sản lượng than khai thác trong khi các giải pháp bảo vệ môi trường, đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa tương xứng, đồng bộ đã ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường vùng mỏ. Một số doanh nghiệp của ngành than thực hiện chưa nghiêm các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và bức xúc trong dư luận. Các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tại 68 khu vực mỏ đang hoạt động thì chỉ có 38 khu vực có báo cáo đánh giá tác động môi trường, hầu hết các đơn vị đều chưa lập báo cáo bảo vệ môi trường định kỳ theo quy định. Nhiều dự án mở rộng, nâng cấp mỏ than của các đơn vị như Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo...đều chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hoạt động khai thác than và đổ thải đã tạo lên các bãi thải lớn như: Đèo Nai có độ cao khoảng 200m, Cao Sơn cao 150m, Đông Bắc Bàng Nâu cao 150m rất dễ ảnh hưởng đến các khu dân cư phía dưới khi có động đất, mưa lớn kéo dài. Các bến cảng còn phân tán, quy mô nhỏ, hạ tầng yếu kém và đại đa số đều không có công trình bảo vệ môi trường, nhiều bến bãi đã có quyết định ngừng hoạt động như bến xuất của Công ty Than Hà Tu, Xí nghiệp Chế biến tiêu thụ than Hòn Gai, Xí nghiệp Dịch vụ kinh doanh than... nhưng vẫn không chấp hành gây ô nhiễm môi trường trên tuyến đường 337. Qua quan trắc cho thấy nồng độ bụi ở khu vực Mông Dương (Cẩm Phả); Hà Trung, Hồng Hà (Hạ Long); Vàng Danh, Khe Ngát (Uông Bí) đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước thải mỏ của Công ty Than Hà Lầm có hàm lượng BOD (nhu cầu ô xy sinh hoá), COD (nhu cầu ô xy hoá học), TSS (hàm lượng cặn lơ lửng) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3,9 đến 5,7 lần; hàm lượng sunfua, TSS của Công ty Than Mông Dương cao gấp đôi mức cho phép; hàm lượng TSS trong nước thải của Công ty Than Dương Huy còn vượt đến 15,6 lần đặc biệt là

Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 11

Công ty Than Hạ Long còn không có cả hệ thống xử lý nước thải và nhiều công ty khác khi kiểm tra đều không đạt tiêu chuẩn. Để khắc phục tình trạng trên, Tập đoàn đã phối hợp với các địa phương làm tốt công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng. Bên cạnh đó Tập đoàn còn thành lập Quỹ môi trường than Việt Nam trên cơ sở tính thêm 1% vào giá thành sản xuất và trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong nước có quỹ này. Những biện pháp này phần nào đã giúp cho việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng suất của người lao động.

Một trong những mục tiêu phát triển bền vững của ngành than có tính chất sống còn là bảo vệ môi trường. Muốn vậy, giải pháp của Tập đoàn là phân vùng quy hoạch bảo vệ môi trường, gồm có: Vùng cấm các hoạt động khai thác than; Vùng hạn chế hoạt động khai thác than; Vùng bảo vệ môi trường đặc biệt; Vùng bảo vệ môi trường thông thường, các khu vực đặc biệt khác như các công trình

/khu vực khai thác cần bảo tồn hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi khai thác hết than.

Trên cơ sở các vùng quy hoạch, tập đoàn đã xác lập các giải pháp bảo vệ môi trường cụ thể theo các lĩnh vực như: Kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung; Cải tạo hệ thống thoát và xử lý nước thải; Nạo vét và xây kè sông, suối, hồ chứa nước; Đắp đê, xây kè chống xói mòn, tụt lở ở các bãi thải, khai trường; Tái trồng cây, phục hồi và cải tạo đất ở các khu vực mỏ và bãi thải; Đổi mới công nghệ, thiết bị, vật liệu, năng lượng; Tăng cường hệ thống quan trắc và phát triển công nghệ môi trường.

Tập đoàn cũng phải xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ kinh tế môi trường cho ngành than như: tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000, các chuẩn môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường…

Ngoài ra, Tập đoàn cần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho CBCN, chú trọng đào tạo chuyên gia và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh việc bảo vệ môi trường, Tập đoàn cũng phải tiến hành việc quản lý than được khai thác để đảm bảo lượng than xuất khẩu thông qua việc quy hoạch lại các kho than, cảng than, bến bãi để quản lý than được tốt hơn, đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho biết, đến năm 2010, tất cả các đơn vị sản xuất, sàng tuyển và chế biến than đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường trong ngành than.

Theo đó, TKV sẽ kiểm soát chặt chẽ tác động môi trường vùng có hoạt động khai thác than, thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường và nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác sạch hơn. TKV chú trọng tới công tác đào tạo chuyên gia và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; tranh thủ các nguồn vốn, tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho môi trường, đồng thời TKV sẽ kết hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi trường do khai thác nhiều năm để lại, đặc biệt là với môi trường cảnh quan Vịnh Hạ Long.

TKV hiện đang triển khai thực hiện một số dự án môi trường như: xử lý nước thải mỏ than Na Dương, tỉnh Lạng Sơn; xử lý ô nhiễm bụi và ngập úng ở các khu dân cư xung quanh nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng; cải tạo môi trường, cảnh quan bãi thải Nam Lộ Phong, thành phố Hạ Long; trồng rừng cải tạo môi trường khu vực Nam Khe Sim, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Quỹ môi trường Than Việt Nam được thành lập trên cơ sở sử dụng 1% chi phí tính thêm vào giá thành để giải quyết vấn đề về môi trường do hoạt động khai thác than gây ra. Những năm gần đây, TKV đã phối hợp với tỉnh Quảng Ninh cải thiện, nâng cấp các hệ thống đường giao thông và nhiều công trình bảo vệ môi trường khác như các hồ chứa nước, hệ thống sông suối...với số vốn đầu tư ngày một tăng. TKV đã xây dựng Trung tâm an toàn mỏ, lắp đặt hệ thống cảnh báo khí CH4 tự động cho Công ty Than Mạo Khê và thiết bị cảnh báo di động cho tất cả các mỏ hầm lò, hiện đại hóa Trung tâm cấp cứu mỏ của 3 khu vực, củng cố hệ thống cấp cứu mỏ

bán chuyên tại các mỏ; quy định từ năm 2005, mỗi mỏ phải có 1 phó giám đốc chuyên trách về an toàn...

Bên cạnh đó, để khắc phục hậu quả môi trường vùng mỏ đã bị suy thoái sau nhiều thập kỷ để lại, đồng thời để bảo vệ môi trường sinh thái, danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, TKV đã thực hiện chương trình tổng thể đánh giá tác động môi trường vùng than Quảng Ninh và đề ra các giải pháp và chương trình cải thiện môi trường. Kinh phí cho các công trình bảo vệ môi trường đã tăng từ 47,98 tỷ đồng năm 2003 lên 69,91 tỷ đồng năm 2004, và 208,9 tỷ đồng vào năm 2006.

Biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý than khai thác nếu được tiến hành một cách đồng bộ sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, giảm được các chi phí phát sinh do hậu quả của việc không bảo vệ tốt môi trường đem lại. Từ đó sản lượng và chất lượng than cũng tăng lên.

2.5 Tăng cường hoạt động phân phối và xúc tiến thương mại

a. Xây dựng kênh phân phối than xuất khẩu hiệu quả

Hiện nay, Tập đoàn vẫn duy trì ba kênh phân phối là: Bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua một tổ chức kinh doanh trong nước và thông qua trung gian nước ngoài. Trong đó kênh thứ ba vẫn đang được sử dụng rộng rãi nhất do Tập đoàn chưa đủ khả năng lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Điều này khiến Tập đoàn không chủ động trong cung cấp sản phẩm, tăng chi phí và giá bán, giảm lợi nhuận xuất khẩu. Như vậy Tập đoàn cần khắc phục điều này bằng cách tăng cường phối hợp hoạt động với thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan chính phủ, Phòng Thương mại để tìm hiểu hoạt động của các trung gian ở thị trường đó để lựa chọn được trung gian thực sự uy tín, hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó phải mở rộng sử dụng kênh thứ nhất tức là nghiên cứu thị trường một cách chủ động để xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường đó.

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng trong hoạt động phân phối xuất khẩu than chính là việc vận chuyển than. Than thường được xuất khẩu với khối lượng

lớn và được vận chuyển bằng tàu biển nên để đảm bảo chất lượng than trong quá trình vận chuyển thì Tập đoàn nên:

- Đảm bảo than được vận chuyển từ mỏ ra cảng theo đúng quy trình kỹ thuật đã được định sẵn để không làm ảnh hưởng đến chất lượng than xuất khẩu. Nên có nhân viên giám sát theo dõi quá trình thực hiện này.

- Thiết lập mối quan hệ mật thiết với công ty vận tải, theo dõi quá trình vận chuyển để có phản ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra.

- Nắm được những thông tin cần thiết về quá trình phân phối sản phẩm ở nước nhập khẩu, một mặt để học hỏi, một mặt để có những biện pháp thích hợp khi có biến cố xảy ra.

b. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

Các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Để khắc phục hoạt động quảng cáo cho sản phẩm than vẫn còn đơn giản và chưa để lại ấn tượng cho khách hàng, Tập đoàn nên:

- Tận dụng những ưu điểm và sự tiện lợi của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet để quảng bá hình ảnh của Tập đoàn.

- Tăng cường quảng cáo tại các hội chợ thương mại quốc tế về than, trước đó xây dựng một chương trình quảng cáo xúc tiến bán hàng một cách hiệu quả nhất.

- Tận dụng các cơ hội để tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tư đó nhận được ngay những thông tin phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm than Việt Nam.

- Tập đoàn cần tìm kiếm và đào tạo một đội ngũ marketing có trình độ giúp phát triển hoạt động xúc tiến thương mại, để sản phẩm than Việt Nam có thể đến được với những khách hàng tiềm năng nhất.

IV. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC‌

1. Giải pháp của Nhà nước nhằm hạn chế xuất khẩu than thông qua thuế xuất khẩu than

Như đã phân tích ở những phần trên, việc hạn chế xuất khẩu than là rất cần thiết, và cần có sự giúp sức của Nhà nước. Cũng như những nền kinh tế thị trường khác, ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, việc Nhà nước ta hạn chế hay khuyến khích sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản phẩm hàng hoá nào đó để đảm bảo lợi ích quốc gia là điều bình thường và cần thiết. Nhưng hạn chế hay khuyến khích bằng cách nào, với mức độ thế nào,... là điều quan trọng, bởi vì xu hướng phổ biến hiện nay là các cơ quan quản lý nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động sản xuất – kinh doanh bằng biện pháp hành chính mà Nhà nước phải dựa vào các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của mình, ở đây cụ thể là dùng công cụ thuế để điều chỉnh. Điều này xuất phát từ:

Thứ nhất, Nhà nước ta đang được xây dựng theo định hướng Nhà nước pháp quyền XHCN, do đó mọi chính sách, nhất là những chính sách kinh tế của Nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật.

Thứ hai, nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và việc hình thành thị trường than trong nước đang dần thực hiện, việc xuất khẩu than chịu ảnh hưởng của thị trường cung cầu than trong nước cũng như trên thế giới, do đó, việc Nhà nước sử dụng công cụ thuế để hạn chế xuất khẩu than là cần thiết.

Hạn chế xuất khẩu than với thuế suất xuất khẩu hợp lý để ngành than phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu than trong nước và đảm bảo Chính sách năng lượng quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X, TKV đã tập trung đầu tư sâu vào công nghệ khai thác, bốc xúc, vận chuyển và sàng tuyển than nên năng lực sản xuất than hiện nay có nhiều tiến bộ: sản lượng không ngừng tăng lên, chất lượng được nâng cao và đa dạng hoá chủng loại than tiêu thụ. Vì vậy, một số chủng loại than được sản xuất ra với số lượng khá lớn, với chất lượng và giá trị xuất khẩu

cao, thị trường ngoài nước có nhu cầu tiêu thụ, nhưng thị trường trong nước lại không sử dụng hoặc sử dụng ít, như: than cám số 6, số 7; than cục 2C, cục 3, cục xô...

Hơn nữa, trong nhiều năm qua, than sản xuất ra bán cho nhu cầu trong nước với giá thấp hơn giá thành. Từ năm 2004, giá dầu trên thế giới bắt đầu tăng cao đã góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ than ra ngoài nước, đẩy giá than xuất khẩu lên và đây là cơ hội mới mà TKV có được để đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng tiêu thụ và nâng giá bán than xuất khẩu.

Mặt khác, trong khi hàng năm, TKV vẫn phải sản xuất, đảm bảo cho nhu cầu than trong nước (năm 2006, là 15 triệu tấn than) với giá than bán thấp hơn giá thành, thì xuất khẩu than với giá như hiện nay là cứu cánh, bù lỗ cho giá bán trong nước và là giải pháp chủ yếu để hoạt động sản xuất của TKV có hiệu quả đồng thời có tích luỹ để tái đầu tư, mở rộng sản xuất cho những năm tiếp theo. Đây cũng là một trong những lý do mà hiện nay, thuế suất xuất khẩu than đang được Nhà nước áp dụng ở mức 0%.

Với tốc độ tăng sản lượng than xuất khẩu như đã nêu ở trên, hạn chế xuất khẩu than bằng việc nâng mức thuế suất xuất khẩu than là việc làm cần thiết, nhưng nên có mức thuế suất hợp lý. Và như vậy, thuế suất xuất khẩu than cần được phân làm hai loại: mức cao áp dụng cho chủng loại than khai thác được sử dụng nhiều cho nhu cầu trong nước; mức thấp áp dụng cho chủng loại than sản xuất ra ít được sử dụng hoặc trong nước không có nhu cầu sử dụng. Dự kiến, thuế suất xuất khẩu than sẽ dao động trong khoảng từ 5 - 10%.

Việc nâng thuế suất xuất khẩu than sẽ có tác động rất lớn đối với các nhà quản lý cũng như các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này.

- Đối với Nhà nước:


+ Sẽ hạn chế được việc xuất khẩu than, kéo dài thời gian chưa cần phải nhập khẩu than cho nhu cầu năng lượng trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí