Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 12

lượng quốc gia. Tuy nhiên, Nhà nước cần sớm hình thành thị trường than trong nước bằng các quy định pháp luật, đảm bảo cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bán than cho các hộ tiêu dùng than trong nước theo giá thị trường.

+ Có được nguồn thu không nhỏ, bổ sung vào Ngân sách nhà nước, đáp ứng những nhu cầu bức thiết khác của nền kinh tế. Khi cần thiết, có thể dùng nguồn thu này đầu tư lại để phát triển ngành Than.

- Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam:


+ Cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành than xuất khẩu hoặc giảm lượng than xuất khẩu.

+ Đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa sản phẩm trên nên sản xuất than để khi không còn than xuất khẩu, Tập đoàn vẫn đảm bảo phát triển bền vững.

2. Các biện pháp và chính sách khác của Nhà nước

Để phát triển ổn định và bảo đảm môi trường bền vững cho ngành than cũng như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Nhà nước cần đưa ra những biện pháp và chính sách trong giai đoạn tới như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo điều kiện để ổn định thị trường than trong nước thông qua việc chuẩn xác tiến độ và mối quan hệ ràng buộc giữa các ngành năng lượng với nhau, giữa ngành than và các hộ tiêu thụ khác. Cho phép ngành than được xây dựng một số nhà máy nhiệt điện chạy than trên cơ sở cân bằng năng lượng giữa dầu, khí và thuỷ điện. Phát triển các tổ hợp công nghiệp vùng để phá thế độc canh chỉ thiên về công nghiệp than ở Quảng Ninh, tạo công ăn việc làm ổn định cho vùng mỏ.

Thứ hai, về chính sách giá bán than trong nước: Cần điều tiết kịp thời giá than phù hợp với giá tiêu thụ của các hộ lớn như điện, xi măng, phân bón...và phù hợp với giá thành sản xuất và giá nhập khẩu than - hiện nay giá bán chỉ bằng 65% giá nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Trong giai đoạn chưa hình thành thị trường than cạnh tranh, giá than bán cho các hộ tiêu thụ lớn trong nước do Nhà nước quản lý trên cơ sở đảm bảo đủ bù đắp chi phí và mức lợi nhuận hợp lý của ngành than. Cùng với quá trình tổ chức lại ngành than theo hướng thị trường cạnh tranh, giá than tiến tới thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhà nước sử dụng công cụ thuế (thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu...) để điều tiết công bằng giữa đơn vị sản xuất than, điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu than.

Chính phủ đã có công văn chấp thuận kiến nghị tăng giá bán than đối với 3 hộ tiêu thụ lớn gồm giấy, phân bón, xi măng. Mức tăng do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tự tính theo cung cầu thị trường, chứ không tăng theo lộ trình và mức mà liên bộ Tài chính - Công nghiệp trình trước đó. Riêng đối với ngành điện, các mức tăng được tính toán dựa trên giá thành bán điện nhằm tránh ảnh hưởng đến đời sống của người tiêu dùng.

Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 12

Theo yêu cầu của Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cùng với 4 hộ tiêu thụ lớn trên chủ động áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chú trọng giảm chi phí sản xuất. Từ đó hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo sức cạnh tranh.

Theo phương án mà Liên bộ Tài chính - Công nghiệp kiến nghị hồi giữa tháng 11/2006, giá bán than được điều chỉnh thành 2 giai đoạn nhằm hạn chế tác động tiêu cục đến giá cả hàng hóa vì than là đầu vào của nhiều ngành. Giai đoạn 1 từ ngày 1/1/2007, sẽ áp dụng mức tăng 20% cho 3 hộ tiêu dùng lớn gồm giấy, xi măng và phân bón. Giai đoạn 2 từ quý 3/2007 sẽ áp dụng mức tăng theo cung cầu của thị trường. Lộ trình trên để thực hiện chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ là trong năm 2007 là sẽ hạn chế xuất khẩu và không bù lỗ giá than (trừ giá than cung cấp cho phát điện). Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh, việc mất cân bằng năng lượng và thiếu toàn diện trên cả nước chắc sẽ diễn ra, nhưng Việt Nam có thể hạn chế và đẩy lùi thời điểm xảy ra. Muốn vậy, việc đầu tiên cần làm là xây dựng chiến lược của quốc gia

về khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp (than đá và dầu khí). Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng các cơ chế hoạt động cho thị trường năng lượng.

Thứ ba, đề nghị xem xét điều chỉnh thời hạn thu hồi vốn của các khoản vay trung và dài hạn cho phù hợp với chu kỳ khấu hao được quy định tại các văn bản số 1062, 166 của Bộ Tài Chính.

Thứ tư, đẩy mạnh việc điều tra đánh giá tiềm năng than ở bể than Quảng Ninh dưới mức -150m, ở bể than vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng sâu vùng xa để chuẩn bị cho các kế hoạch sau.

Thứ năm, tăng tỷ lệ cấp vốn lưu động cho ngành than, đưa than xuất khẩu vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất bằng 0%.

* * *

Tóm lại, trước khi đưa ra giải pháp, chương 3 của luận văn này đề cập tới sự ảnh hưởng của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam và xu hướng thị trường than thế giới tới hoạt động xuất khẩu than của TKV cùng những thách thức cho sự phát triển của ngành than và mục tiêu, định hướng phát triển cho ngành than trong thế giới tới. Qua đó, chương cuối này rút ra một số giải pháp cụ thể, trong đó có những giải pháp hạn chế xuất khẩu than mà quan trọng nhất là thực hiện lộ trình thị trường hoá giá than và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu than của Tập đoàn và vì mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, những kiến nghị đối với Nhà nước cũng được đưa ra rất cụ thể như ở trên.

KẾT LUẬN


Ngành than Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm, là một trong những ngành công nghiệp truyền thống của Việt Nam, sự phát triển của ngành than gắn liền sự phát triển của công nghiệp Việt Nam. Sự ra đời của Tổng Công ty Than Việt Nam và sau đó trở thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã góp phần làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Sau khi nghiên cứu đề tài: “Hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than

– Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), thực trạng và giải pháp”, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) là một trong những Tập đoàn kinh tế đầu tiên của nước ta được chuyển đổi từ tổng công ty nhà nước vào cuối năm 2005, do đó TKV có vai trò rất quan trọng và cần có định hướng phát triển đa ngành đa nghề và theo đúng định hướng phát triển là trở thành một tập đoàn về năng lượng chủ chốt của quốc gia.

2. Qua nghiên cứu Tổng quan về TKV trên các khía cạnh: Quá trình hình thành và phát triển; Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; Các ngành nghề kinh doanh và khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn những năm gần đây, ta thấy Tập đoàn có sự phát triển đáng kể, vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của kinh tế thị trường, từng bước đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả ngày càng cao. Cùng với phát triển sản xuất tăng nhanh sản lượng than, TKV còn phát triển các ngành nghề khác như cơ khí mỏ, các nhà máy nhiệt điện, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ...với cơ cấu kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than. Đời sống việc làm của người lao động được đảm bảo và từng bước được cải thiện. Có được sự tiến bộ vượt bậc như vậy là do nhiều nguyên nhân như: nguồn tài nguyên quý giá, truyền thống lao động anh hùng, sự quan tâm của các cấp nhưng quan trọng nhất là do tận

dụng được những lợi thế khi chuyển đổi từ hình thức tổng công ty nhà nước sang tập đoàn.

3. Thị trường than thế giới hiện nay có nhu cầu về than ngày càng tăng trong khi Việt Nam cũng có tiềm năng về than đáng kể. Tuy nhiên các quốc gia trong đó có cả Việt Nam đều đã nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên than nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Mặc dù hiện nay xuất khẩu than ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng chúng ta không thể chỉ nhìn lợi ích trước mắt mà bỏ qua sự phát triển bền vững của Tập đoàn cũng như vì sự phát triển của cả quốc gia trong tương lai lâu dài. Nguyên nhân của việc xuất khẩu tăng nhanh ngoài việc đổi mới máy móc thiết bị, cơ cấu tổ chức điều hành nhằm nâng cao năng lực khai thác, sản xuất và xuất khẩu than thì nguyên nhân sâu xa là do giá than xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với giá nội địa. Đây là một nguyên nhân gây tổn thất than trong quá trình khai thác, suy thoái môi trường và thiệt hại cho cả nền kinh tế. Không thể phủ nhận những thành công đáng kể của TKV trong hoạt động xuất khẩu than như chất lượng than xuất khẩu ngày càng nâng cao, kim ngạch xuất khẩu tăng, thị trường mở rộng, hiệu quả xuất khẩu ngày một cao nhưng về lâu dài, việc hạn chế xuất khẩu than là điều không thể tránh khỏi.

4. Việt Nam ngày càng hoà nhập sâu rộng hơn vào xu thế hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay, điều này đồng nghĩa với việc hàng hoá Việt Nam có những thuận lợi nhất định để vươn xa hơn trên thị trường quốc tế. Đối với mặt hàng than, với đặc thù riêng mà ngành than có định hướng phát triển riêng, chứ không đơn thuần là tăng cường xuất khẩu tối đa như nhiều mặt hàng khác. Đó là phương án tăng giá than trong nước đến năm 2010 bằng giá FOB xuất khẩu và đến năm 2020 bằng giá CIF nhập khẩu. Khi đó sản lượng than khai thác được sẽ giành tối đa cho nhu cầu than trong nước. Như vậy, Tập đoàn không những cân đối, tự chủ được tài chính mà còn có tích luỹ để đầu tư phát triển các ngành nghề khác theo phương châm “đi lên từ than, phát triển trên nền than”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Các báo cáo tổng kết kinh doanh và tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

* Sách:

2. Nguyễn Tấn Bình (2004), Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. Bùi Xuân Lưu (2002), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

* Báo và tạp chí:

5. Hội khoa học và công nghệ mỏ Việt Nam (2006), “Tập đoàn Than Việt Nam - Mốc son đánh dấu bước phát triển mới của ngành công nghiệp than Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ (số 1/2006), tr. 2-5.

6. Đoàn Văn Kiển, Nguyễn Thành Sơn (2006), “Định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ (số 4/2006), tr. 4-9.

7. Lê Đỗ Bình (2006), “Khả năng huy động trữ lượng than vào quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, có xét triển vọng đến 2025”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ (số 4/2006), tr. 13.

8. Nguyễn Cảnh Nam (2006), “Giá than nhìn từ góc độ sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ (số 6 – 2006), tr. 32-34

9. Nguyễn Cảnh Nam (2007), “Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam sau một năm chuyển đổi và đi vào hoạt động”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ (số 1/2007), tr. 35- 37.

10. Nguyễn Hữu Di (2007), “Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam TKV – Phát huy lợi thế đạt được, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh”, Tạp chí Công nghiệp (Kỳ 1, 8/2007), tr. 41.

11. Đoàn Văn Kiển (2007), “Chiến lược phát triển bền vững ngành than”, Tạp chí Than – Khoáng sản (số 6/2007), tr. 8-12.

12. Văn bản – Quyết định mới (2007), “Tổ chức bộ máy điều hành tập đoàn”, Tạp chí Than – Khoáng sản (số 10/2007), tr. 10-14.

13. Đỗ Thế Anh (2007), “Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trước thử thách lớn lao trong phát triển than đến năm 2015 – 2025”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Mỏ (số 3/2007), tr. 15-18.

* Các web site:

- Bộ Công thương:

14. http://www.moi.gov.vn/history/detail.asp?Sub=&id=72

15. http://moi.gov.vn/News/Detail.aspSub=31&id=27984


- Bộ Công nghiệp (cũ):

16. http://irv.moi.gov.vn/sodauthang/gapgotrongthang.ttvn

17. http://irv.moi.gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/2006/11/16368.ttvn


- Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=209&idmid=&ItemID=85 96

http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspxtabid=207&idmid=&ItemID=180 69

18. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam: http://www.vinacomin.vn

19. http://vietnamnet.vn/kinhte/chinhsach/2006/12/646691/


20. http://vietnamnet.vn/kinhte/congnongngunghiep/2005/08/477487/

21. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=107670


22. http//www.quangninh.industry.gov.vn/News.aspxNewID=399&CateID=73


23. http://www.quangninh.industry.gov.vn/News.aspxNewID=1053&CateID=72


24. http://www.vneconomy.vn/home=detail&page=category&cat_name=08


25. http://www.vneconomy.com.vn/vie/article_to_print.php?id=af099f8cd052fc


26. http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh2007013B9F2011


27. http://www.ips.gov.vn/tt-khcn/login_chitiet.asp?id=931


28. http://www.hanoimoi.com.vn/vn/15/141128/


29. http://www.laodong.com.vn/Home/hkinhte2007957134.laodong


30. http://www.vinanet.com.vn/Economic/Detail.aspx/NewsID=119674#Scene_1


31. http://www.marketnews.vn/webcontent/view362171


32. http://www.baothuongmai.com.vn/article.aspx?article_id=42796


33. http://www.vietnamgateway.org/business/vn_index.php?id=0504&cid=06052


34. http://www.vinastock.com.vn/index/news.aspid=2210

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí