2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngânhàng
Chất lượng tín dụng ngắn hạn có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Để có nhìn nhận đúng nhất về chất lượng tín dụng ngân hàng, ta sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh nó sau:
2.3.3.1. Dư nợngắn hạn trênvốn huy độngngắn hạn
Chỉtiêu này cho biết trong vốn huy độngngắn hạnmà NH đem đi đầu tư thì dư nợngắn hạn chiếm bao nhiêu %. Chỉtiêu này xác định hiệu quảđầu tư của một đồng vốnhuy độngngắn hạn. Và dư nợngắn hạntrên vốn huy độngngắn hạnđược xác định bằng công thức sau:
Dư nợngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn(%) =Vốn huy động ng ắn hạn x100
dư nợ ng ắn hạn
2.3.3.2. Hệ số thu nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của NH hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà NH thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay ngắn hạn. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của NH càng hiệu quảvà ngược lại. Hệ số thu nợ ngắn hạn được xác định bằng công thức sau:
Hệ số thu nợ ngắn hạn (%) = doanh số cho vay ng ắn hạnx100
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng HD bank chi nhánh Cần Thơ - 7
- Những Vấn Đề Về Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn
- Các Quy Định Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn.
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Hdbank Cần Thơ
- Các Nghiệp Vụ Kinh Doanh Và Lĩnh Vực Đầu Tư Chủ Yếu
- Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Nh Hdbank - Cn Cần Thơ Giai Đoạn 2014 -2016
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
doanh số thu nợ ng ắn hạn
2.3.3.3. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn được xác định bằng công thức sau:
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng) = dư nợ ng ắn hạn bình quân x100
doanh số thu nợ ng ắn hạn
Trong đó, dư nợ ngắn hạn bình quân được tính theo công thức sau:
dư nợ ng ắn hạn đầu kỳ+dư nợ ng ắn hạn cu ối kỳ
Dự nợ ngắn hạn bình quân =2
hạn)
2.3.3.4. Nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn (Hệ số rủi ro tín dụng ngắn
Chỉsốnày đo lường chất lượng nghiệp vụtín dụng ngắn hạn của NH. Những
NHcó chỉsốnày thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHnày càng cao. Theo thông lệquốc tếcác NHTM cần kiểm soát tỷlệnợxấu không quá 3%. Nợxấu ngắn hạn trên dư nợngắn hạn được xác định bằng công thức:
Nợ xấu/dư nợ ngắn hạn (%) = tổng dư nợ ng ắn hạnx100
Nợ xấu ng ắn hạn
2.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
* Tiểu luận tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang” do Sinh viên Nguyễn Thị Kim Cương thực hiện năm 2007.
Trong đề tài tác giả phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang bằng cách phân tích: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, rủi ro tín dụng và phân tích các chỉ số nghiệp vụ cho vay. Trong bài viết có đề cập đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tác giả tìm ra những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp như đề xuất giải pháp giúp tăng trưởng doanh số cho vay, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giải pháp tăng dư nợ giảm nợ quá hạn và giảm rủi ro tín dụng,...
* Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Cần Thơ” của Sinh viên Nguyễn Văn Quân, lớp tài chính tín dụng K28. Đề tài này nghiên cứu về tình hình tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ, phân tích theo hướng chia theo các thành phần kinh tế. Còn đối với đề tài của tôi,tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu theo hai hướng là theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế, đi sâu vào phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn. Đây là bài viết rất chi tiết và mạch lạc vì đã phản ánh rất chính xác tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của BIDV trong ba năm 2003
– 2005, đã giúp cho độc giả thấy được sự biến động của tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng BIDV Cần Thơ trong ba năm 2003-2005. Qua đề tài này ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐT & PT Cần Thơ trong giai đoạn này khá hiệu quả qua các chỉ tiêu về chi phí và thu nhập. Tuy nhiên đến giai đoạn hiện nay (giai đoạn 2004-2006), Ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan hơn, cụ thể là qua các chỉ tiêu thu nhập và chi phí, chênh lệch giữa thu nhập và chi phí ngày càng tăng lên chứng tỏ Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn, chưa đề cập nhiều đến những rủi ro tín dụng cũng như những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đề tài chưa đưa ra
những kết luận cho thấy rằng tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của hoạt động tín dụng đối với hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng.
* Luận văn: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Minh” do sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Thúy, lớp Kế toán 02 khóa 27 thực hiện.
Nội dung của đề tài là phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Bình Minh trong ba năm 2002-2004. Từ đó thấy được điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng. Trên cơ sở phân tích, tác giả đề xuất những biện pháp trong huy động và cho vay ngắn hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
*Khóa luận:“Hoàn thiện hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” do sinh viên Lương Thị Thanh Tuyền thực hiện, khóa luận tiếp tục phân tích sâu vào hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình nguồn vốn tại ngân hàng và đưa ra một số tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp, chạy mô hình SPSS và Stata phân tích thời hạn tín dụng cho vay của Ngân hàng, đề ra một số giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.
* Luận văn: “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo& PTNT huyện Phú Tân, An Giang do Đặng Minh Châu thực hiện. Ngoài đưa ra những nhận xét đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại NH như báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình nguồn vốn, dư nợ, thu nợ, doanh số cho vay,…theo từng năm của NH. Tác giả còn kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng trong mô hình Probit để ước lượng, đi sâu vào tìm hiểu thực tế địa phương, lấy ý kiến từng hộ gia đình về hoạt động tín dụng SXKD tại NH, để thấy được những thiếu sót còn tồn tại, những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy và từ kết quả mô hình cho thấy được hộ nào được vay vốn hộ nào không được vay vốn, các yếu tố nào tác động đến việc vay vốn của khách hàng. Từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NH.
Ngoài ra, tôi còn tham khảo bài báo “Các giải pháp Tín dụng của các NHTM trong thời gian tới” được đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 2 tháng 2/2007; bài báo “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 6 tháng 03/2007.
CHƯƠNG 3
TRÌNH BÀY KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG HDBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH TRONG 3 NĂM 2014 – 2016
VÀ GIẢI THÍCH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
3.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
HDBank được thành lập ngày 04/01/1990 với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Housing Development Commercial Joint Stock Bank), là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng với sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại”. Và căn cứ vào Quyết định số 2096/QĐ - NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ ngày 16/03/2012, HDBank sẽ chính thức đổi tên và giới thiệu hình ảnh logo thương hiệu mới với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank), viết tắt là HDBank.
Trong xu thế hội nhập của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam để phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, HDBank đã thực hiện thành công giai đoạn 1 (2009 – 2010) của dự án Tái cấu trúc (2009 – 2012) và cùng với việc đổi tên, thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, HDBank tiếp tục tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng phát triển bền vững, đồng bộ, toàn diện, tận dụng cơ hội để bứt phá trong giai đoạn 2 (2013
– 2016). Việc tái cấu trúc ngân hàng tiếp tục thực hiện toàn diện và đồng bộ. Tập trung ở 3 mảng chính là kinh doanh, quản trị điều hành và quản lý rủi ro, hướng đến việc xây dựng thành công slogan “Cam kết lợi ích cao nhất” cho mọi khách hàng. HDBank cũng tập trung thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển công nghệ ngân hàng 5 năm, đảm bảo sản phẩm công nghệ cạnh tranh nhất trên thị trường nhưng chi phí đầu tư hợp lý tối ưu. Về quản trị rủi ro, chúng tôi sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo phát huy vai trò phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh, vận hành. HDBank cũng xây dựng văn hóa Doanh nghiệp năng động, trong sạch, nhân văn và chuyên nghiệpnhằm mục tiêu xây dựng HDBank thành một ngân hàng bán lẻ, đa năng, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong quản lý; Tăng cường năng lực tài chính; Phát triển công nghiệp hiện đại; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vững mạnh, chuyên nghiệp; Cung cấp các sản phẩm đa dạng, trọn gói với chất lượng cao đáp ứng thỏa mãn
yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Song song với việc xây dựng ngân hàng bán lẻ, HDBank bước đầu xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh vốn.
Đến tháng 7 năm 2015, HDBank có hơn 220 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,...Năm 2013, với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ là 8.100 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 6.000 người; mạng lưới hoạt động với hơn 220 điểm giao dịch ngân hàng, trên 3.000 điểm giao dịch tài chính trên khắp cả nước và đang xúc tiến mở các chi nhánh tại nước ngoài. Trên thị trường quốc tế, HDBank đã thiết lập quan hệ với hơn 300 ngân hàng, chi nhánh tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.Vào ngày 22/3/2012, sau khi công bố chính thức đổi tên và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới, HDBank đã có sự kiện quan trọng là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Microsoft với nội dung hợp tác doanh nghiệp. Với thỏa thuận này, HDBank sẽ triển khai các sản phẩm và giải pháp công nghệ toàn diện của Microsoft nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí và mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất.
Toàn bộ hoạt động của HDBank đều được thực hiện thống nhất theo các Quy trình, Quy chế của HDBank, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. HDBank hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sự phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững của một ngân hàng thương mại cổ phần đang không ngừng nỗ lực để trở thành “Tập đoàn tài chính hoạt động hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới quốc tế và là thương hiệu được khách hàng Việt Nam tự hào tin dùng với slogan là “HDBank cam kết lợi ích cao nhất”.
(Trích trong “Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi” của HDBank)