Căn cứ vào thời hạn tín dụng (căn cứ vào thời hạn cho vay)
Theo điều 8 văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN ngày 22/05/2014 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng (1 năm) và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- Cho vay trung hạn là khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (1 – 5 năm), được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ và có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên (trên 5 năm), loại tín dụng này sử dụng để cung cấp cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay đắp vốn lưu động, thiếu hụt tạm thời. Vì vậy thường là tín dụng ngắn hạn.
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định cho các doanh nghiệp. Loại này được đầu tư để mua bán tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay thường là trung – dài hạn.
Căn cứ vào mục đích sử dụng
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Dân Số Theo Đơn Vị Hành Chính
- Các Biến Độc Lập Trong Mô Hình Hồi Quy
- Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng HD bank chi nhánh Cần Thơ - 6
- Những Vấn Đề Về Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn
- Các Quy Định Trong Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn.
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Hạn Của Ngânhàng
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ tiện nghi trong gia đình, nhu cầu du lịch, học tập,sửa chữa, xây dựng nhà ở,… Ngày nay, NH còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
- Cho vay bất động sản: là loại vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp:là loại vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống câytrồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu,...
- Cho vay với mục đích khác gồm các loại không thuộc các mục đích sử dụng trên và các khoản vay kinh doanh chứng khoán.
Căn cứ theo tính chất đảm bảo
- Cho vay có đảm bảo trực tiếp (thếchấp, cầm cố, bảo lãnh): là khoản vay có tài sản thếchấp, cầm cốhay bảo lãnh của bên thứba. Loại vay này được áp dụng phổbiến ởcác NHhiện nay.
- Cho vay bằng tín chấp: là khoản vay chủyếu dựa vào uy tín, tình hình tài chính của khách hàng, không có tài sản đảm bảo.
Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng thương mại:
+ Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
+ Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.
- Tín dụng ngân hàng:
+ Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
+ Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng Nhà Nước:
+ Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà Nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài.
+ Mục đích đi vay của tín dụng Nhà Nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách.
Căn cứ theo thành phần kinh tế
- Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:
+ Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (CTCP, CTTNHH).
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Cá nhân, hộ gia đình.
+ Hợp tác xã.
Căn cứ theo ngành nghề kinh doanh
- Tín dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Tín dụng trong ngành công nghiệp chế biến.
- Tín dụng trong ngành thủy sản.
- Tín dụng trong ngành thương nghiệp và dịch vụ.
- Tín dụng trong các ngành khác.
Căn cứ vào phương pháp cho vay
Dựa vào căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại là tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp.
+ Tín dụng trực tiếp : người vay là người chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng.
+ Tín dụng gián tiếp : khách hàng vay vốn và người chịu trách nhiệm trả nợ cho NH là hai chủ thể khác nhau.