Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI 0NGOẠI

-----------***----------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠI VPBANK - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Thân Thị Kim Chi Lớp : Anh 10

Khoá : 42C - KT&KDQT

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 1

Giáo viên hướng dẫn : TS. Từ Thúy Anh


HÀ NỘI - 11/ 2007


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

I. Khái quát về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 4

1. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế 4

2. Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế 6

2.1. Đối với nền kinh tế 6

2.2. Đối với ngân hàng thương mại 6

2.3. Đối với doanh nghiệp 8

2.4. Vai trò của NHTM trong hoạt động tài trợ TMQT 8

3. Phân loại tài trợ thương mại quốc tế 9

3.1. Căn cứ vào thời hạn tài trợ 9

3.2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 10

3.3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán 10

3.4. Căn cứ vào phương thức thanh toán 13

II. Các hình thức tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT ... 15

1. Khái quát về phương thức thanh toán TDCT 15

1.1. Khái niệm 15

1.2. Các chủ thể tham gia trong phương thức thanh toán TDCT 16

2. Các hình thức tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT 16

2.1. Tài trợ nhập khẩu 16

2.2. Tài trợ xuất khẩu 22

III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT 28

1. Cơ chế chính sách của Nhà nước 28

2. Ngân hàng 29

3. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu 29

4. Biến động tỷ giá 30

Kết luận chương I 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 32

I. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) 32

1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank 32

2. Hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây 34

2.1. Hoạt động huy động vốn 34

2.2. Hoạt động tín dụng 36

2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 37

2.4. Về doanh thu và lợi nhuận 39

II. Thực trạng hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại VPBank 40

1. Tài trợ nhập khẩu 41

1.1. Bảo lãnh phát hành L/C 41

1.2. Tài trợ thanh toán L/C nhập khẩu 44

1.3. Bảo lãnh nhận hàng 45

2. Tài trợ xuất khẩu 46

2.1. Tài trợ vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu 46

2.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 48

2.3. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C 49

III. Đánh giá kết quả hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại VPBank 51

1. Thành tựu 51

2. Hạn chế 53

3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tài trợ TMQT tại VPBank 55

Kết luận chương II 59

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI VPBANK 60

I. Định hướng hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại VPBank 60

1. Định hướng chung của Nhà nước về hoạt động XNK trong giai đoạn 2006 – 2010 60

2. Định hướng của VPBank về hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT 61

II. Một số giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại VPBank 63

1. Nhóm giải pháp trực tiếp 63

1.1. Tăng cường huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tài trợ TMQT 63

1.2. Hoàn thiện và đa dạng hoá các hình thức tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT 64

2. Nhóm giải pháp hỗ trợ 68

2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên 68

2.2. Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế 70

2.3. Tăng cường công tác marketing nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế 71

III. Một số kiến nghị 72

1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan 72

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 72

1.2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích hoạt động XNK 73

2. Kiến nghị đối với NHNN 75

2.1. Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá 75

2.2. Hoàn thiện Luật NHNN Việt Nam và Luật các Tổ chức Tín dụng 76

2.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 76

3. Kiến nghị đối với VPBank 77

4. Kiến nghị đối với doanh nghiệp XNK 78

Kết luận chương III 80

KẾT LUẬN 81


LỜI NÓI ĐẦU


I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, toàn cầu hoá đang trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn các nước và bao trùm hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Xu thế này vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Trong bối cảnh hiện tại, không một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển nếu thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế. Một trong những chiếc cầu nối quan trọng đưa mỗi nước tham gia vào đời sống kinh tế chung toàn cầu chính là hoạt động xuất nhập khẩu.

Với mong muốn phát triển và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam coi xuất nhập khẩu là một trong những công cụ hữu hiệu. Bởi vậy, trong suốt thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Tuy nhiên khi thị trường quốc tế ngày càng mở rộng thì khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam càng lớn. Sự thiếu hụt về vốn, sự hạn chế về trình độ và kinh nghiệm kinh doanh trong thương mại quốc tế chính là những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường toàn cầu WTO - một thị trường cạnh tranh không khoan nhượng và được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật, thông lệ, tập quán quốc tế phức tạp. Chính vì những lẽ đó, các doanh nghiệp rất cần tới sự giúp đỡ, hợp tác từ phía các Ngân hàng thương mại thông qua nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế. Hoạt động này mang ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động tài trợ có hiệu quả sẽ đẩy mạnh xuất nhập khẩu, góp phần cải thiện đời sống kinh tế quốc dân cũng như hoàn thành các mục tiêu vĩ mô khác của Nhà nước.

Cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại trên thế giới cũng


ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam, các hình thức tài trợ chủ yếu vẫn là những hình thức truyền thống, đơn giản, trong đó tài trợ theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là hình thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng.

Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động này tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) em xin đưa ra đề tài:”Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) – thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Hệ thống hoá kiến thức lý luận về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Dựa trên nền tảng cơ bản đó để nghiên cứu thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank), đánh giá những thành công cũng như những mặt còn tồn tại của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận tập trung tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.

Phạm vi nghiên cứu: tình hình thực tế hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP


các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank). Các số liệu được thu thập qua các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và sáu tháng đầu năm 2007 theo báo cáo của các phòng ban thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Khoá luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp các phương pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế, so sánh, tổng hợp … để nghiên cứu.

V. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN


Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Phụ lục, Khoá luận được kết cấu thành ba chương:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)

Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank.

Trong quá trình nghiên cứu, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để nâng cao hiểu biết của mình.


Sinh viên thực hiện Thân Thị Kim Chi

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2007

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022