thêm với tổng giá trị cổ phiếu là 220 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phát hành thêm 108,3 tỷ đồng, chiếm 49% giá trị cổ phiếu phát hành thêm của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2003. Tiếp đến là Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (12 tỷ), công ty cổ phần Dịch vụ vận tải Điện lực (7,3 tỷ), công ty cổ phần bia Thanh hóa (5,7 tỷ).
Năm 2004, có 54 doanh nghiệp công nghiệp thực hiện phát hành thêm 302 tỷ đồng ra công chúng để huy động thêm vốn sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Dầu Tường An là công ty thực hiện phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng lớn nhất với tổng giá trị cổ phiếu phát hành thêm là 90,25 tỷ đồng. Tiếp đến là Công ty nhựa Tiền Phong (37 tỷ đồng), Công ty cổ phần Hòa Việt (25 tỷ đồng), Công ty cổ phần Dầu Tân Bình (18,9 tỷ đồng).
Biểu đồ giá trị cổ phần phát hành thêm phân theo ngành
800,00
700,00
600,00
675,85 685,03
500,00
400,00
302,38
300,00
219,81
200,00
146,84
100,00
18,47
29,74
10,01
2,49
-
Cơ khí Điện Hóa chất Khai
khoáng
Dệt may Sản xuất
hàng tiêu dùng thực phẩm
Thép Xây Khác dựng
công nghiệp
Tỷ đồng
Năm 2005, có 54 doanh nghiệp công nghiệp thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng với 818 tỷ đồng, năm 2006, có 22 doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng với tổng giá trị là 685 tỷ đồng. Năm 2007, có trên 160 doanh nghiệp thực hiện tăng vốn với tổng số vốn huy động thêm 25.000 tỷ tổng giá trị cổ phần.
Hình 2.36: Biểu đồ giá trị cổ phiếu phát hành thêm phân theo ngành.
Nguồn cung cấp : [13], [27], [28]
Năm 2008, là năm khó khăn đối với thị trường chứng khoán, mức huy động vốn đăng ký qua TTCK của các doanh nghiệp công nghiệp giảm mạnh, chỉ có 21 doanh nghiệp với tổng số vốn huy động 2150 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2009 mặc dù có sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, tuy nhiên, số doanh nghiệp công nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu rất khiêm tốn, chỉ
có 12 doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu, với tổng giá trị đạt 440 tỷ đồng, bằng 20% của năm 2008.
Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) được thành lập từ năm 1977, tên gọi ban đầu là Xí Nghiệp quốc doanh cơ điện lạnh thuộc sở hữu Nhà nước. Ngày 13/11/1993, Xí nghiệp Quốc doanh Cơ điện lạnh được chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh với vốn điều lệ 16 tỷ. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình, đưa Công ty vận hành theo hình thức cổ phần.
Biểu đồ khối lượng cổ phần nắm giữ của các cổ đông REE
30.000,00
25.000,00
20.000,00
15.000,00
28.176,60
25.398,62
10.000,00
5.000,00
-
3.939,78
Nhà nước
Đầu tư nước ngoài
Sở hữu khác
Tháng 7/2000, REE là một trong hai công ty đầu tiên niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ lúc này là 150 tỷ đồng. Năm 2002, Công ty tăng vốn lên 225 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Sau khi thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành 5 triệu cổ phiếu vào tháng 10/2005, nâng vốn điều lệ là 282 tỷ đồng, tương ứng với 28.254.933 cổ phiếu. Năm 2006, REE phát hành thêm 5.650.720 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Việc phát hành này nhằm góp vốn đầu tư vào một số dự án: Xây dựng một số cao ốc văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh, góp vốn thành lập Công ty cổ phần Bất động sản REE, Công ty cổ phần Điện lực REE. Tháng 1/2007, REE đã phát hành riêng lẻ cho các đối tác của Công ty 4.349.280 cổ phần theo hình thức chào giá cạnh tranh, nâng vốn điều lệ lên 383 tỷ, ứng với 38.356.243 cổ phiếu. Đến tháng 5/2007, REE phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 2:1, nâng vốn điều lệ lên 575 tỷ đồng, ứng với 57.514.992 cổ phiếu.
1000 cổ phần
Hình 2.37: Biểu đồ khối lượng cổ phần nắm giữ của các cổ đông REE.
Nguồn cung cấp: [27]
6,85% 44,16% 48,99% | Nhà nước Đầu tư nước ngoài Sở hữu khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 15
- Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 16
- Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 17
- Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 19
- Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 20
- Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Hình 2.38: Biểu đồ cơ cấu cổ phần nắm giữ của các cổ đông REE.
Nguồn cung cấp: [27]
c. Hoạt động niêm yết chứng khoán.
Hoạt động niêm yết chứng khoán là một trong những hoạt động cơ bản của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán. Sau khi thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng, cổ phiếu của các doanh nghiệp được mua và bán trên thị trường phi tập trung (thị trường OTC). Tuy nhiên, do sự phát triển thiếu ổn định của thị trường OTC, sự thiếu thông tin của thị trường đã làm cho hoạt động giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC còn nhiều chế, các nhà đầu tư ít biết đến các cổ phiếu của các doanh nghiệp. Do vậy, để tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, thu hút các nhà đầu tư đến với doanh nghiệp khi thực hiện phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để thực hiện huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã thực hiện niêm yết cổ phiếu của công ty trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội.
Năm 2000, có 04 doanh nghiệp công nghiệp đầu tiên thực hiện niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 2 doanh nghiệp cổ phần hoá của Nhà nước là Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông và Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An và 02 doanh nghiệp cổ phần (Công ty Cổ phần HAPACO và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh). Với tổng giá trị niêm yết là 754,34 tỷ đồng.
Hình 2.39: Biểu đồ số lượng các DNCN niêm yết trên TTCK.
Nguồn cung cấp : [13], [27], [28]
Hình 2.40: Biểu đồ giá trị niêm yết của các DNCN trên TTCK.
Nguồn cung cấp : [13], [27], [28]
Năm 2001, số doanh nghiệp thực hiện niêm yết trên sàn giảm so với năm 2000, chỉ có 03 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Bibica, Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long và Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn – TRIBECO) được cấp phép niêm yết và thực hiện giao dịch, đây là những doanh nghiệp cổ phần hoá và hoạt động trong lĩnh vực chế biến, với tổng giá trị niêm yết là: 922,29 tỷ đồng, trong đó, đơn vị có số lượng cổ phẩn niêm yết lớn nhất là Công ty cổ phần Bibica với giá trị 87,4 tỷ đồng, giá niêm yết 16.700 đồng/CP.
Năm 2002, số doanh nghiệp được cấp phép giao dịch đã tăng lên đáng kể, toàn quốc có thêm 6 doanh nghiệp công nghiệp được cấp phép và thực hiện giao dịch, nâng tổng giá trị chứng khoán niêm yết lên 1322,5 tỷ đồng. Trong đó, Công ty cổ phần 620 Châu Thới là công ty có giá trị cổ phiếu niêm yết lớn nhất là 100 tỷ đồng, giá niêm yết lần đầu là 16.300 đồng.
Năm 2003, có thể nói là một năm trầm lắng đối với hoạt động niêm yết của các doanh nghiệp công nghiệp, chỉ có duy nhất Công ty Cổ phần Cơ khí Xăng Dầu được cấp phép hoạt động giao dịch, nâng tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên sàn giao dịch lên 14 doanh nghiệp, chiếm 40% số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch, nâng tổng giá trị niêm yết lên 1364 tỷ đồng.
Năm 2004, trong số 6 doanh nghiệp được cấp phép niêm yết trên sàn giao dịch thì có 2 doanh nghiệp công nghiệp (chiếm 50% trong tổng số các doanh nghiệp), nâng tổng số giá trị niêm yết niêm yết lên 1456 tỷ đồng, trong đó có 01 doanh nghiệp là công ty cổ phần, đó là Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc với giá trị niêm yết là 84 tỷ đồng, giá niêm yết lần đầu là
14.100 đồng.
Thực hiện Quyết định số 528/QĐ-TTg ngày 24/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các công ty cổ phần hoá thực hiện bán đấu giá cổ phần, đăng ký niêm yết, giao dịch tại các Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội, Bộ Công thương đã tổ chức tập huấn về thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp tại hai khu vực phía bắc và phía nam. Sau khi tập huấn, Bộ Công thương đã có Công văn số 5329/BCN-TCKT ngày 28/9/2005 chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Riêng trong năm 2005, có 02 doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, nâng tổng giá trị niêm yết lên 1758,9 tỷ đồng.
Năm 2006, có thể nói là một năm thành công nhất đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong hoạt động niêm yết, toàn quốc có 45 doanh nghiệp công nghiệp được niêm yết, chiếm 29,3% trong tổng số doanh nghiệp được cấp phép, trong đó SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh có 33 doanh nghiệp, SGDCK Hà Nội có 12 doanh nghiệp, nâng giá trị niêm yết lên 11.186 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp có giá trị cổ phiếu niêm yết lớn nhất là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại với tổng giá trị niêm yết là 3.107 tỷ đồng, giá niêm yết lần đầu là 36.600 đồng.
Năm 2007, có thêm 31 doanh nghiệp công nghiệp được niêm yết, nâng tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên hai sàn là 94 doanh nghiệp công nghiệp, chiếm 55% tổng số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Trong số 31 doanh nghiệp công nghiệp, có 16 doanh nghiệp công nghiệp niên yết trên SGDCK
Thành phố Hồ Chí Minh và 15 doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Hà Nội, nâng tổng giá trị niêm yết lên 24.664 tỷ đồng. Cùng trong năm này, cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghiệp được các nhà đầu tư mua và bán với khối lượng lớn, một số cổ phiếu của một số doanh nghiệp công nghiệp được coi là các “blue chip” ở trên sàn như cổ phiếu của Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Dầu khí, Công ty cổ phần bóng đèn phíc nước Rạng Đông, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Khối lượng niêm yết cao nhất là Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất dầu khí là 3800 tỷ đồng, tương đương 380 triệu cổ phiếu, khối lượng trung bình trong hai năm trở lại đây vào khoảng 500.000 cổ phiếu/phiên, giá cao nhất là 96100 đồng/cổ phiếu, giá thấp nhất hiện tại là 26.800 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch cổ phiếu của công ty Công ty cổ phần bóng đèn phíc nước Rạng Đông, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí, Tổng Công ty bảo hiểm Dầu khí cũng tương đối lớn và chiếm một tỷ trọng đáng kể trên thị trường, điều này chứng tỏ cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghiệp thực sự thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
Đến năm 2008, có 32 doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội, nâng tổng giá trị niêm yết lên
32.176 tỷ đồng. Trong đó có 16 doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và 16 doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Hà Nội. Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp nói riêng bị giảm mạnh do suy thoái của TTCK, do kinh tế vĩ mô khó khăn và khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn cố gắng phấn đấu duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra, đa số các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết vẫn có lãi, một số doanh nghiệp niêm yết đã bị lỗ trong năm 2008 do một số nguyên nhân chủ yếu là hoạt động kinh doanh chính gặp khó khăn do tiêu thụ thấp, giá nguyên vật liệu tăng cao, lãi vay ngân hàng cao, trích lập dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Sáu tháng đầu năm 2009, có 6 doanh nghiệp công nghiệp thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch, chỉ chiếm 15% số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, con số này cho thấy số lượng các doanh nghiệp thực hiện niêm yết
còn thấp, với giá trị niêm yết đạt 33.185 tỷ đồng. Như vậy, tính đến thời điểm 30/6/2009, toàn quốc đã có 132 doanh nghiệp công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán, chiếm 38% tổng số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, trong đó có 37 doanh nghiệp công nghiệp cổ phần, số còn lại là các doanh nghiệp công nghiệp cổ phần hoá.
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động trả cổ tức, trái tức.
60
50
40
30
Biểu đồ trả cổ tức của các DNCN từ năm 2002 - 2009
56
42
39
41
27
28
23
20
10
0
17
19 20
13
14
13 15
9 9
9
1 2 1
1 3 0
2003
2 2 0
4
2
4
4
5
2
Dưới 10%
10% -
20%
20% -
30%
Trên 30%
2002
2004 2005 2006 2007 2008 6T/2009
So với các doanh nghiệp khác trên sàn niêm yết, các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện trả cổ tức với mức cổ tức khá hấp dẫn, biểu đồ sau đây trình bày kết quả trả cổ tức của các doanh nghiệp công nghiệp từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2009:
Số lượng
Hình 2.41: Biểu đồ trả cổ tức của các DNCN qua các năm
Nguồn cung cấp : [13], [27], [28]
Năm 2002, tính chung cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch có 49% các doanh nghiệp trả cổ tức ở mức dưới 5% năm, trong khi đó không có doanh nghiệp công nghiệp nào trả ở mức cổ tức này. Có 6% các doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức ở mức từ 5-10% năm, 29% các doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức ở mức từ 10-15% năm. Tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức từ 15-20% năm chiếm tỷ trọng cao nhất với 47% các doanh nghiệp công nghiệp. Mức cổ tức trung bình của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2002 là 17%, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng (7%) của năm 2002 . Đặc biệt trong năm 2002 có một doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức cao nhất với mức 30%, đó là Công ty cổ phần Hapaco (HAP).
Năm 2003, số doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức ở mức 10-20% năm chiếm tỷ trọng cao nhất với 82% các doanh nghiệp công nghiệp, chỉ có 6% doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức ở mức từ 5-10% năm, 12% doanh nghiệp
công nghiệp trả cổ tức ở mức 20-25% năm và 6% doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức ở mức 25-30%. Như vậy, có thể thấy rằng năm 2003 hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức ở mức hẫp dẫn, mức cổ tức trung bình của các doanh nghiệp là 16%, thấp hơn 1% so với năm 2002, tuy nhiên, mức trả cổ tức này cao hơn lãi suất ngân hàng là 8,5%. Doanh nghiệp trả cổ tức thấp nhất là Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (CAN) với mức cổ tức là 6% năm, đây cũng là doanh nghiệp trả cổ tức thấp nhất năm 2002. Công ty cổ phần Hapaco (HAP) liên tiếp năm thứ hai trả cổ tức cao nhất với mức cổ tức là 30% năm.
Năm 2004, số doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức từ 10-20% năm cũng chiếm tỷ trọng cao nhất với 80% doanh nghiệp công nghiệp, trong khi tính trung cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn thì chỉ có 42% doanh nghiệp trả cổ tức ở mức này. Số các doanh nghiệp trả cổ tức từ 5-10% năm cũng tăng lên, chiếm 10% doanh nghiệp công nghiệp. Có 10% doanh nghiệp trả cổ tức từ 20-30% năm. Mức cổ tức trung bình của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2004 là 17%, cao hơn lãi suất ngân hàng 7,5% năm. Doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất là Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (FMC) với mức trả cổ tức là 28% năm. Doanh nghiệp trả cổ tức thấp nhất là Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (CAN) với mức cổ tức là 5% năm, đây là doanh nghiệp ba năm liên tiếp trả cổ tức thấp nhất trong các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết.
Năm 2005, số doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức từ 10-20% năm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên đã giảm xuống so với năm 2004, còn với 72% doanh nghiệp công nghiệp, trong khi đó nếu tính chung cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên sàn thì chỉ có 52% các doanh nghiệp trả cổ tức ở mức này. Số các doanh nghiệp trả cổ tức từ 5-10% năm đã giảm xuống so với năm 2004, còn 7%. Số doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức cao hơn 20% năm đã tăng so với năm trước với 21% doanh nghiệp công nghiệp. Mức cổ tức trung bình của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2005 là 18%, cao hơn lãi suất ngân hàng là 10% năm. Doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất là Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) với mức cổ tức là 92% năm. Doanh nghiệp trả cổ tức thấp nhất là Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt – Hàn (VHG) với mức cổ tức là 6% năm.
Năm 2006, số doanh nghiệp công nghiệp trả cổ tức từ 10-20% năm chiếm tỷ trọng 56%, tuy nhiên, đã giảm so với năm trước, nếu tính chung cho tất cả các