Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại 63285


nhiều ngân hàng là khá phổ biến, nhưng các ngân hàng do không có thông tin đầy đủ nên không biết được điều đó, chỉ đến khi vỡ lở, khàch hàng mất khả năng thanh toán thì các ngân hàng mới nhận ra, và lúc đó đã quá muộn. Liên hệ thực tế ở một số tổ chức tín dụng hiện nay công tác cung cấp thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế, trong khi nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi trình độ quản lý kinh doanh ngày càng cao, môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp gay gắt. Thông tin đầy đủ, kịp thời rút ngắn thời gian thẩm định cũng là yếu tố góp phần thắng lợi trong cạnh tranh.

Sau cùng công tác kiểm soát nội bộ cũng góp một phần quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Nếu không chú trọng công tác này đồng nghĩa với rủi ro tín dụng xảy ra với quy mô lớn. Kiểm soát nội bộ là thông qua công tác này giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, quy chế và đúng pháp luật. Việc kiểm soát nội bộ không được thực hiện hoặc không thường xuyên kịp thời thì những sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng sẽ không được phát hiện kịp thời, do đó rủi ro tín dụng sẽ xảy ra.

Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên việc cạnh tranh giữa các ngân hàng là không tránh khỏi, đây là một yếu tố khách

quan. Để đạt được ưu thế trong cạnh tranh và thu hút khách hàng nhiều ngân

hàng hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng nhằm lôi kéo khách hàng mà không quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn cho vay. Đây là kiểu cạnh tranh không lành mạnh, nó tăng thêm rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thậm chí nhiều ngân hàng chạy theo

số lượng cho vay càng nhiều càng tốt, chú trọng đến số

lượng chứ

chưa chú

trọng đế chất lượng tín dụng. Mặt khác, có một điểm mà hiện tại các ngân hàng

thương mại đang gặp phải là hiện tượng ứ đọng vốn trong khi lại không xét

duyệt cho vay được, hay cũng vì nguyên nhân đó mà nhiều cán bộ tín dụng cho vay trong khi chưa có thời gian tìm hiểu khách hàng.

Các nguyên nhân khác

Môi trường chính trị: Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho


các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp luôn phải đặt trong tình trạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan… đều là những nguyên nhân gián tiếp của rủi ro tín dụng.

Nguyên nhân từ môi trường quốc tế: Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế. Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế xã hội đất nước nhưng mặt khác nó lại tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Nếu doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sản và chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng. Quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước đã tạo ra sự ràng buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vừa qua là một ví dụ điển hình. Nó đã dẫn đến sự phá sản của hàng trăm ngân hàng của các nước mà hậu quả của nó còn dư âm đến nay.

1.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại


1.2.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Đối với bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, khi rủi ro xảy ra đều kéo

theo những

ảnh hưởng khó lường và hậu quả

của chúng cũng không dễ

dàng

khắc phục. Chính vì thế, quản lý rủi ro được coi là hoạt động trọng tâm trong các

tổ chức

tài chính ­ Ngân hàng bởi

kiểm

soát và quản

lý rủi

ro chặt

chẽ đồng

nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động. Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó, quản lý rủi ro là một nhu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM.

Quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động trong đó những nghĩa vụ, biện pháp, phương pháp quản lý có quan hệ lẫn nhau được thực hiện nhằm đảm bảo rủi ro tín dụng trong phạm vi Ngân hàng có thể chấp nhận được.

Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và


biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Chủ thể của hoạt động quản lý rủi ro trong Ngân hàng là sự thống nhất của nhiều cấp độ: của Hội đồng quản lý của Ngân hàng, của Ban Giám đốc, của bộ phận quản lý tín dụng và ngay bản thân mỗi cán bộ tín dụng của Ngân hàng.

Mục đích chung nhất của quản lý rủi ro tín dụng là đảm bảo rủi ro trong phạm vi Ngân hàng có thể chấp nhận được. Mục đích này phụ thuộc vào mục đích hoạt động của Ngân hàng là tối đa hoá giá trị mà Ngân hàng hi vọng được xác định trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh.

Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý rủi ro của NHTM bao gồm: những đánh giá mức độ rủi ro, thực thi những giải pháp quản lý hạn chế khả năng xảy ra rủi ro. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng gắn chặt với hoạt động của cấp tín dụng.

Hiện nay vẫn có sự phân biệt chưa rõ ràng giữa quản lý và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng là: việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất

mà Ngân hàng có thể chấp nhận được. Công tác quản lý này được thực hiện

ngay từ khi xem xét hồ sơ xin vay vốn, thẩm định khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng và việc thực hiện giải ngân và kiểm soát khi cho vay đến việc thu nợ và xử lý nợ quá hạn.

1.2.2.2. Sự cần thiết của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

Các rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, thường là 90% các loại rủi ro cơ bản. Gỉa sử thiệt hại của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vao rủi ro tín dụng. Trong hoạt động của mình, nhìn chung các ngân hàng chỉ chấp nhận rủi ro tín dụng mà mức độ thiệt hại tối đa không cao hơn mức lợi nhuận mong đợi. Tuy nhiên trên thực tế, có thể xảy ra các tính huống khác:



Khả năng thiệt hại của ngân hàng

Lợi nhuận

Chi phí

Vốn tự có

Vùng rủi ro

cho phép

Vùng rủi ro

nguy hiểm

Vùng rủi ro

Thảm khốc




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy - 6

Điểm bắt đầu giảm lợi nhuận

Điểm bắt đầu thua lỗ

Điểm không có doanh thu

Điểm mất vốn tự có và phá sản


Trong một môi trường hoạt động tiếm ẩn nhiều rủi ro, nếu một ngân hàng yếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng có thể xảy ra ngoài mong đợi, không kiểm soát được.

Quản lý rủi ro tín dụng là một hoạt động quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.

Rủi ro luôn tồn tại song song với các hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại, vì vậy việc hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Tín dụng là nội dung quan trọng nhất, chiếm khoảng 70 ­ 80% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vìthếrủi ro tín

dụng có ảnh hưởng rất lớn tới ngân hàng, thông thường chiêḿ khoảng 90% các rủi

ro cơ bản. Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, đang được sự quan tâm chú ý đặc biệt của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Khi ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụng sẽ gây nên nhiều bất lợi mà chủ yếu là các vấn đề như:

Thiệt hại cho ngân hàng

Giảm lợi nhuận: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn


dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ, v.v... Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút.

Giảm khả năng thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới...) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay, v.v...) tại các thời điểm trong tương lai.

Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ

và đúng hạn sẽ

dẫn đến sự

không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán.

Giảm uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút.

Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả, nhất là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính ngân hàng. Ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thời cho những tình huống như vậy, mà thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng nếu Ngân hàng Trung ương không can thiệp kịp thời hoặc không thể can thiệp.


Thiệt hại đối với khách hàng

Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất tối đa bằng 150% lãi suất trong hạn thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Doanh nghiệp đã đang gặp khó khăn trong tình hình tài chính, giờ lại càng thêm khó khăn gấp bội. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phát mại tài sản thế chấp, đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản cho khách hàng.

Ngân hàng không thu được nợ của khách hàng là biểu hiện hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, khách hàng muốn vay ngân hàng những lần sau đó sẽ gặp khó khăn. Đồng thời bạn hàng của khách hàng cũng do dự khi thiết lập quan hệ với họ. Các chủ nợ cũng dồn dập tới đòi nợ khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bị giảm sút.

Thiệt hại đối với nền kinh tế

Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế bị ngừng trệ. Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, ngân hàng không có đủ vốn để cho vay các dự án có hiệu quả, mở rộng và phát triển sản xuất. Trong khi đó, tiền cho vay của ngân hàng lại hoạt động không có hiệu quả mà ngân hàng lại không thể kiểm soát nổi. Kết quả là sản xuất đình đốn, nền kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn.

Rủi ro tín dụng xảy ra đồng nghĩa với khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả tức là không có lợi ích đầu tư của người vay tiền đối với ngân hàng và xã hội. Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có tính xã hội hoá cao, có nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều chủ thể. Khi một ngân hàng bị thua lỗ, phá sản sẽ gây tâm lý hoang mang lan rộng nhanh chóng khiến nhiều người khách hàng gửi tiền có thể rút tiền hàng loạt gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động ngân hàng, trường hợp xấu nhất có thể gây đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng. Theo thời gian nếu có khôi phục được cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Ở nước ta hiện nay, nếu một NHTM gặp khó


khăn tài chính và rủi ro tín dụng xảy ra ngoài mong đợi, ngân hàng có thể nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Lúc này Ngân sách Nhà nước phải tăng chi cho khoản mục này và cắt giảm chi tiêu cho các khoản mục khác, sẽ làm ảnh hưởng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế ­ xã hội.

Như vậy, rủi ro tín dụng xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng đến

sự phát triển của ngân hàng nói riêng và sự

tăng trưởng của nền kinh tế

nói

chung. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của riêng ngân hàng mà là của toàn nền kinh tế.

1.2.2.3. Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng

Nhận biết rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần có phương pháp nhận ra những dấu hiệu rủi ro tín dụng để từ chối cho vay (trong trường hợp trước khi cho vay) hoặc để ngăn ngừa xử lý kịp thời (trong trường hợp đã cho vay). Có thể sắp xếp các dấu hiệu của rủi ro

tín dụng theo các nhóm sau:


­ Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng:

+ Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho Ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăn trong thanh toán lương; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi…

+ Các hoạt động vay: mức độ vay thường xuyên gia tăng; thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; thường xuyên yêu cầu Ngân hàng cho đáo hạn; yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

+ Phương thức tài chính: sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mại cho các hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất,

ví dụ: thường xuyên sử

dụng nghiệp vụ

chiết khấu các khoản phải trả

(factoring); giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ số thanh


toán phát triển theo chiều hướng xấu; có biểu hiện giảm vốn điều lệ.

­ Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng:

+ Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản lý hoặc ban điều hành.

+ Hệ thống quản lý hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản lý, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.

+ Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: được hoạch định bởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; HĐQT hoặc Giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật; Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi.

+ Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý không thuộc gia đình; cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đương cương vị then chốt.

+ Có tranh chấp trong quá trình quản lý.

+ Có các chi phí quản lý bất hợp lý: tập trung quá nhiều chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, Ban Giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân.

­ Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:


+ Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: doanh nghiệp bị ám ảnh bởi một

khách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm có được những hợp đồng lớn.

+ Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác.

+ Sự cấp bách không thích hợp như: do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023