Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại 63284


soát được lạm phát, bởi vì tín dụng ngân hàng khi điều tiết được khối lượng tiền tức là khống chế được khối lượng tiền cần thiết cho nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hoá, nhờ kiểm soát được giá cả. Hay nói cách khác, việc đưa tiền vào lưu thông qua tín dụng ngân hàng là con đường hữu hiệu nhất bởi vì khối lượng tiền này đã được đảm bảo bằng một lượng giá trị vật tư hàng hoá và tránh được lạm phát tiền tệ.

Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng Ngân hàng trung ương là cơ quan quản

lý vĩ mô đối với các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, có

nhiệm vụ kiểm tra, khảo sát mọi hoạt động của các tổ chức này nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động an toàn và có hiệu quả. Thông qua hoạt động tín dụng các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương có thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư vào cá ngành kinh tế từ đó có chính sách tiền tệ thích hợp. Nếu nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng, hiệu quả đầu tư vào cá ngành trong nền kinh tế cao thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là bơm thêm tiền vào lưu thông. Ngược lại, nếu nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là rút bớt tiền từ lưu thông về. Như vậy bằng các công cụ như hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát, điều tiết lưu thông tiền tệ đảm bảo khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhằm ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước: Mỗi một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình thì không thể chỉ dựa vào tiềm năng của đất nước mà còn phải mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài, tham gia vào nền kinh tế thế giới, bởi lẽ không có một nước nào lại có thể hội tụ đầy đủ các tiềm năng để phát triển kinh tế mọi mặt, mà các nước đều chỉ có lợi thế so sánh của mình, do đó nó thường phát sinh quan hệ vay mượn lẫn nhau mà chủ

yếu là vốn đầu tư. Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã trở phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau.

thành một trong những


Thông qua các hình thức như nhận uỷ thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi...tín dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư chiều sâu, đôi rmới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở ra sự giao lưu giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Ngoài ra với việc tín dụng ngân hàng nhận các nguồn tài trợ như ODA, ESAF...từ các nước cấp tín dụng cũng như các tổ chức tín dụng quốc tế với mục đích tài trợ cho nền kinh tế đã mang lại những kết quả to lớn về kinh tế xã hội đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Tóm lại, tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn để giải quyết nhu cầu này thoả đáng trong mối quan hệ này, từ đó thúc đẩy tái sản xuất mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững, thông qua tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Mặt khác, tín

dụng ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy - 5

kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh.

1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại


1.2.1. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại


1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau:

Theo Thomas P.Fitch (2000) trong Từ điển thuật ngữ chuyên ngành Ngân hàng Barron: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán


được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay ngân hàng.

Theo Hennie van Greuning ­ Sonja Brajovic Bratanovic (1999), Analyzing

banking Risk, the Wold Bank: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà

người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của Ngân hàng.

Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Căn cứ

Thông tư

02/2015/TT­NHNN, ngày 21/1/2015 Quy định về

phân

loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng


Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại rủi ro sau:

Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 loại chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

­ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

­ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ

các tiêu chuẩn bảo đảm như

các điều

khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

­ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân

phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính

riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó

xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều

đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong

cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

1.2.1.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng


Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhưng đây cũng chính là lĩnh vực nghiệp vụ phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là thực sự cần thiết để các ngân hàng thương mại có được các giải pháp cần thiết để hạn chế rủi ro này và đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất.

Như chúng ta đã biết, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro này có nguyên nhân từ nhiều phía: từ phía người cho vay, từ phía người đi vay và cả từ môi trường bên ngoài.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân nằm bên ngoài ngân hàng, mang tính bất khả kháng, ngân hàng chỉ có thể nắm rõ, dự báo trước để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, bao gồm các tác động như: kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường tự nhiên...

Nguyên nhân bất khả kháng: Rủi ro từ các khoản tín dụng có thể nảy sinh từ nguyên nhân thiên tai như bão lụt, hạn hán, hoả hoạn và động đất hoặc những thay đổi bất thường không thể lường trước được của người tiêu dùng hoặc về

mặt kỹ

thuật một ngành công nghiệp. Điều này

ảnh hưởng tới quá trình sản

xuất, khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng.

Môi trường kinh tế: Có ảnh hưởng tới sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại cũng như thành công với bên cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng mạnh tới thu nhập của người đi vay và gián tiếp có gây tới rủi ro cho các NHTM hay không. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, khả năng kinh doanh của người đi vay tốt khiến cho thu nhập được đảm bảo, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn trả của người đi vay bị giảm sút. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và cường độ của khủng hoảng mà việc ảnh hưởng lên khả năng hoàn trả các khoản nợ ở mức độ khủng hoảng


càng cao, sức mua của xã hội giảm sút gây ra hiện tượng hàng hoá bán ra và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm theo, đồng thời lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp cũng gia tăng gây ảnh hưởng mạnh hơn tới lợi nhuận.

Cơ chế, chính sách của Nhà Nước: Rủi ro tín dụng do sự thay đổi về các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, thu nhập, kinh tế đối ngoại,v.v... cùng các công cụ của hệ thống chính sách này nhằm tác động vào GDP, việc làm, lạm phát, tỷ giá hối đoái,v.v... qua đó giảm bớt những giao động không mong muốn của chu kỳ kinh doanh trong mỗi thời kỳ.

Qua các phân tích và nghiên cứu cùng thực tế cho thấy rằng, bất kỳ sự thay đổi nào trong các chính sách vĩ mô đều dẫn tới sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá, điều kiện mở rộng hay thu hẹp tín dụng... đây là những nhân tố làm biến

động môi trường hoạt động của doanh nghiệp, môi trường đầu tư vốn của

NHTM, ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh, tính dự báo của các doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý: Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động tới hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho việc thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể kinh doanh và các cá nhân. Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo ra môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, môi trường cho vay của các NHTM. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có thể hạn chế hay làm tăng thêm độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các NHTM.

Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN hoạt động đã hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu


thông tin của các ngân hàng. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan

Chính sách và quy trình cho vay lỏng lẻo: Định hướng tín dụng chưa đạt được tầm chiến lược, chưa triệt để nguyên tắc của thị trường là lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận đươc, bị cuốn theo hội chứng kinh tế, theo phong trào, theo khẩu hiệu phát triển kinh tế, tìm mọi cách cạnh tranh, giành giật thị

trường ở

các ngành hàng, các nhóm khách hàng mà không hề

nhận thấy rằng

ngân hàng mình không có sở trường trong lĩnh vực này hoặc chưa chuẩn bị đủ tiềm lực đối với ngành hàng này.

Kỹ thuật cấp tín dụng còn nghèo nàn, chưa hiện đại và đa dạng như việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp. Công tác quản lý rủi ro tín dụng và kiểm sóat sau cho vay chưa được chú trọng, chỉ mang tính hình thức.

Thiếu thông tin:

Ngân hàng chưa xây dựng được hệ

thống dữ

liệu về

khách hàng một cách đầy đủ, chưa có các kênh kiểm tra chéo thông tin. Việc phân tích tín dụng và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ phía khách hàng cung cấp, các mối quan hệ cá nhân.

Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai,v.v… là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại. Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia. Do vậy để cho vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng đang sống. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay,v.v… Như vậy, họ phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ


lưỡng, liên tục và toàn diện. Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để đánh giá khách hàng thì rủi ro tín dụng luôn rình rập họ. Sống trong môi trường “tiền bạc”, nhiều nhân viên không tránh khỏi sự cám dỗ của đồng tiền. Họ tiếp tay cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn được vay tiền của ngân hàng, mang lại rủi ro lớn cho ngân hàng thậm chí họ còn rút ruôt ngân hàng. Như vậy chất lượng nhân viên ngân hàng bao gồm cả trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó cũng có khía cạnh ngân hàng còn thể hiện sự yếu kém trong khâu quản lý cán bộ ngân hàng, cũng gây ra rủi ro tín dụng. Ngân hàng nào buông lỏng công tác quản lý rủi ro tín dụng chắc chắn ngân hàng đó luôn phải đối phó với rủi ro tín dụng.

Cać quy định về hạn chế tín dụng cho vay một khách hàng không được tôn trọng. Theo cơ chế hiện hành, Ngân hàng thương mại chỉ cho doanh nghiệp vay với tổng mức các hợp đồng tín dụng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng mình nhưng nhiều ngân hàng lại vi phạm điều đó. Việc chấp hành quy chế chuyển nợ quá hạn còn chưa được thực hiện đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Một số ngân hàng, vì sợ tỷ lệ nợ quá hạn cao nên nhiều khoản vay đáng lẽ phải chuyển sang nợ quá hạn nhưng ngân hàng lại không chuyển mà cứ gia hạn nợ nhiều lần, đảo nợ tức là cho vay nợ mới để thu nợ cũ. Điều này thật sự rất nguy hiểm về mặt kinh doanh tiền tệ. Vì vậy trên thực tế con số nợ quá hạn chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại phản ánh trên sổ sách với tỷ lệ thấp hơn.

Bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận thông tin tín dụng là yếu tố không thể thiếu và rất quan trọng trong quản lý tín dụng. Tuy trên thị trường luôn tồn tại những thông tin không cân xứng nhưng việc với tìm kiếm thông tin về khách hàng ngân hàng sẽ có một nguồn tham khảo quý giá để đề ra những biện pháp đúng đắn về việc đầu tư tín dụng hoặc biện pháp cần thiết để theo dõi, quản lý những khách hàng tiềm năng. Trong nhiều trường hợp không điều tra kỹ càng nên thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ. Hiện tượng một khách hàng vay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023