Cơ Sở Lý Luận Về Rủi Ro Và Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại.


trụ cột, bao gồm: mô hình tổ chức; văn bản chính sách; công cụ đo lường rủi ro; công tác báo cáo phân tích, giám sát; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao văn hoá, nhận thức quản lý rủi ro.

Thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ­ Chi nhánh Bãi Cháy cũng đang tập trung đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank ­ Chi nhánh Bãi Cháy là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bãi

Cháy” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.


2. Tình hình nghiên cứu


Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại là những vẫn đề đang được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại đã được nghiên cứu ở một số đề tài như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nguyễn Ngọc An (2017), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt” luận văn Thạc sỹ, luận văn nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng và thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt trên cơ sở phân tích số liệu từ năm 2015 ­ 2017;

Nguyễn Văn Trí (2018), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” luận văn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu dựa trên phân tích số liệu của ngân hàng từ năm 2015­2017;

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy - 3

Trần Trung Tình (2018), “Quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng

thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn nghiên


cứu và đưa ra các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên phân tích số liệu của các ngân hàng từ năm 2015­2017;

Trường Ngọc Điệp (2017), “Quản lý rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng tại Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam,dựa trên phân tích số liệu của công ty từ năm 2014­2016.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp để thực hiện đề tài nghiên cứu. Thông qua phân tích thực trạng để rút ra được kết quả, hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế, qua đó đưa ra được những giải pháp phù hợp với đơn vị mà mỗi luận văn nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy. Mỗi đơn vị khác nhau thì quy mô, tính chất, đặc điểm hoạt động sẽ rất khác nhau, do đó cần có những giải pháp cụ thể gắn với tình hình thực tiễn và môi trường hoạt động của mỗi đơn vị. Tất cả những vấn đề nêu trên là cơ sở và mục tiêu để tác giả nghiên cứu về Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Vận dụng lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại vào điều kiện cụ thể nhằm tăng cường năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh mới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ


cụ thể sau:

Nghiên cứu một số lý luận về rủi ro, quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng thương mại và bài học cho Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy.

Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy trong giai đoạn 2017­2019, đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý rủi ro tại ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề dụng của các Ngân hàng thương mại.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

tài là quản lý rủi ro trong hoạt động tín


Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tế trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy

Về thời gian:

đến năm 2023.

Thực trạng từ năm 2017 đến năm 2019; dự báo tầm nhìn


5. Phương pháp nghiên cứu đề tài


5.1. Phương pháp thu thập thông tin


5.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu thông tin liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng sẽ được thu thập

từ:

Các tài liệu trình bày về quản lý rủi ro tín dụng (bao gồm các tài liệu của

Ngân hàng thế giới, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, tài liệu của Ngân hàng Nhà


nước, tài liệu của Ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng khác v.v... )

Kết quả tổng hợp số liệu về quản lý rủi ro tín dụng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 từ các phòng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy.

Các trang web điện tử trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua:


Thu thập thông tin từ việc thực hiện trao đổi với các lãnh đạo, cán bộ

nhân viên đang công tác tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy.

Đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ công tác trong lĩnh vực tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy, có độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi, được đào tạo chuyên ngành tài chính ­ ngân hàng.

5.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phản ảnh thực trạng công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy thông qua các số tuyệt đối, tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu, đồ thị và sơ đồ. Ngoài ra trong luận văn xử dụng các phương pháp khác như sau:

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó kết hợp biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích số liệu qua ba năm 2017, 2018 và 2019 để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy. Luận văn sẽ so sánh số liệu năm này với năm trước để có được nhận định về công tác quản lý


rủi ro.

Phương pháp đồ thị: Sử dụng các dạng đồ thị nhằm miêu tả tình hình hoạt

động kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng. Từ đó đánh giá được thực tế tình hình hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy.

Phương pháp dự báo: Dựa vào kết quả của những năm vừa qua, tác giả sử dụng phương pháp dự báo nhằm có cái nhìn khách quan về quá trình hoạt động của Ngân hàng trong tương lai gần. Từ đó rút ra những mục tiêu và sự chuẩn bị trong thời gian tới tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy.

Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị tăng cường năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại


1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng thương mại


1.1.1.1. Khái niệm

“Tín dụng” xuất phát từ chữ latinh là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam “Tín dụng” là sự chuyển nhượng tạm

thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ

người sở hữu này sang người sở hữu khác sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn. Hiểu một cách nôm na thì “Tín dụng” là sự vay mượn giữa hai bên (bên cho vay và bên vay).

Theo thuật ngữ kinh tế, “Tín dụng” là một phạm trù kinh tế, thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay tới kỳ hạn trả nợ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá đã vay, có kèm theo một khoản lãi.

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, tín dụng được coi là một quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tín dụng là một phạm

trù kinh tế

phản ánh mối quan hệ

kinh tế

mà trong đó mỗi cá nhân, tổ

chức

nhường quyền sử dụng (chuyển nhượng) một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho cá nhân hay tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về: số tiền hoàn trả (gốc, lãi), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức cho vay và thu hồi, v.v...

1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.


Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người có nguồn tiền nhàn rỗi, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn.

Nguồn vốn của tín dụng ngân hàng là nguồn vốn huy động của xã hội với khối lượng và thời hạn khác nhau, do đó nó có thể thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về thời hạn cũng như khối lượng và mục đích sử dụng.

Sự tin tưởng đóng một vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của quan hệ tín dụng ngân hàng.

1.1.1.3. Các hình thức tín dụng Ngân hàng thương mại


Khi nền kinh tế

chuyển sang nền kinh tế

thị

trường, hoạt động của

NHTM cũng giống như các Doanh nghiệp khác đều chịu tác động của các quy

luật kinh tế. Điều này đòi hỏi các sản phẩm mà Ngân hàng cung ứng ra thị

trường phải ngày càng đa dạng và phong phú phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo được yêu cầu an toàn. Chính vì vậy cần tiến hành phân loại tín dụng để có thể sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả.

Căn cứ vào thời hạn tín dụng thông thường phân thành: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

+ Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn không quá 12

tháng và được sử

dụng để

bù đắp sự

thiếu hụt vốn lưu động của các doanh

nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

+ Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn thường được để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, xây dựng các dự án quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay là để đầu tư vào các đối tượng xây dựng các vườn cây công nghiệp…

+ Tín dụng dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích sử dụng vốn vay gần như tín dụng trung hạn nhưng với quy mô lớn, thời


hạn thu hồi vốn lâu hơn.


Căn cứ vào mục đích cho vay có: Tín dụng bất động sản, tín dụng công nghiệp và thương mại.

+ Tín dụng bất động sản là loại tín dụng có liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản.

+ Tín dụng công nghiệp và thương mại là loại tín dụng ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

+ Tín dụng nông nghiệp là loại tín dụng cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, giống cây,v.v…

+ Cho vay các định chế tài chính bao gồm các khoản tín dụng cho các Ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.

+ Cho vay cá nhân là loại cho vay đáp ứng các nhu cầu chi tiêu.

+ Cho thuê bao gồm cho thuê tài chính và cho thuê vận hành.


Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng có: Tín dụng không bảo đảm và tín dụng có bảo đảm.

+ Tín dụng không bảo đảm là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

+ Tín dụng có bảo đảm là loại cho vay dựa trên việc thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh.

Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: Tín dụng vốn lưu động và tín

dụng vốn cố định.

+ Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các khách hàng vay vốn trong khi nguồn vốn tự có của họ không đủ để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh.

+ Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cấp bổ sung để hình thành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023