Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy - 2

2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy giai đoạn 2017­ 2019 66

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 68

2.2.1. Phân loại nợ 68

2.2.2. Bộ máy quản lý rủi ro 71

2.2.4. Quy trình tín dụng 72

2.3. Đánh giá chung 82

2.3.1. Kết quả đạt được 82

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 85

Kết luận chương 2 91

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÃI CHÁY 93

3.1. Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 93

3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới hoạt động tín dụng và quản lý RRTD của Vietinbank 93

3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy 94

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 96

3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp về quy trình cấp tín dụng 96

3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra 102

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ 103

3.2.4. Nhóm giải pháp đồng bộ 106

3.3. Một số kiến nghị 107

3.3.1. Đối với chính phủ 107

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 109

3.3.3. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. 110

Kết luận chương 3 112

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Bảng 2.1: Các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank Bãi Cháy 63

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2017­ 2019 66

Bảng 2.3: Phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 68

Bảng 2.4: Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 70

Bảng 2.5: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 70

Bảng 2.6: Chấm điểm, phân loại khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 75


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Trang

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng của Vietinbank Bãi Cháy 61

Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 74

Sơ đồ 2.3: Quy trình thẩm định tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy 76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tiếng Việt

CBTC

Cán bộ tín dụng


CIC

Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt

Nam

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW

Ngân hàng trung ương

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

TCHC

Tổ chức hành chính

TSĐB

Tài sản đảm bảo

GHTD

Gia hạn tín dụng


Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương

Việt Nam

Vietinbank Bãi

Cháy

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương

Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy - 2


TÓM TẮT LUẬN VĂN


Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại là khả năng quản lý rủi ro (đặc biệt là rủi ro tín dụng) một cách toàn diện và hệ thống. Quản lý rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.

Năm 2018 là thời điểm để VietinBank nỗ lực hoàn thành Chiến lược kinh doanh trung hạn, trong đó phải kể đến sự gắn kết các chủ điểm kinh doanh, chủ điểm quản lý rủi ro và các hoạt động hỗ trợ khác; hoạt động quản lý rủi ro tiếp tục được triển khai rộng khắp với các trụ cột, bao gồm: mô hình tổ chức; văn bản chính sách; công cụ đo lường rủi ro; công tác báo cáo phân tích, giám sát; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao văn hoá, nhận thức quản lý rủi ro. Cùng với đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ­ Chi nhánh Bãi Cháy cũng đang tập trung đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của Vietinbank Chi nhánh Bãi Cháy vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank ­ Chi nhánh Bãi Cháy là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bãi Cháy” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Luận văn được kết cấu theo ba chương và đã nghiên cứu được như sau:

Chương 1 đã hệ thống kiến thức lý luận thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Trong đó nhấn mạnh nội dung, phương pháp, nguyên tắc quản lý rủi ro tín


dụng; phân tích các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng; trên góc độ của nền kinh tế và góc độ Ngân hàng đều khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Chương 1 cũng đưa ra kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số nước và một số ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 2 của luận văn đã trình bày được tổng quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy trong thời gian từ năm 2017 đến 2019. Nhìn từ góc độ huy động vốn, cho vay vốn; đi sâu phân tích công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy. Vận dụng kiến thức lý luận, học viên đánh giá hoạt động kinh doanh và nhất là công tác quản lý rủi ro tín dụng thời gian qua của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy với những kết quả đã đạt được, những hạn

chế và nguyên nhân dẫn

đến những

hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín

dụng. Đây là những cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản

lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy trong thời gian tới.

Chương 3 luận văn đề xuất 4 nhóm giải pháp, bao gồm: (i) 5 giải pháp

thuộc nhóm giải pháp liên quan trực tiếp đến việc

hạn

chế RRTD; (ii) 2 giải

pháp thuộc nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra; (iii) 4

giải pháp thuộc nhóm giải pháp hỗ trợ; (iv) 3 giải pháp thuộc nhóm giải pháp

đồng bộ. Tất cả các giải pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy. Đồng thời, học viên đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước. Học viên hi vọng nếu thực hiện đầy đủ 4 giải pháp đối với Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy, kết hợp với sự đổi mới

đồng bộ từ cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngân hàng nhà nước và cơ quan quản lý, sẽ góp phần cải thiện đáng kể công tác quản lý rủi ro tín dụng, đóng góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng vị thế


của

ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong hệ

thống các ngân hàng

thương mại hoạt động tại Việt Nam.


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, hoạt động tín dụng luôn là một

trong những hoạt động cốt lõi của Ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động cho vay của mình, các ngân hàng cung ứng vốn vào thị trường, giúp hệ tuần hoàn kinh tế hoạt động một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả đồng thời góp phần chủ đạo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. RRTD mang tính tất yếu khách quan, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng phức tạp, RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì cần hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng và có những biện pháp khắc phục kịp thời và chủ động khi rủi ro xảy ra.

Giữa bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, bên cạnh những cơ hội về

thu hút vốn, mở

rộng thị

trường, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng...thì

song song với đó ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ sự cạnh tranh gay gắt, áp lực khủng hoảng kinh tế, chính trị, cơ chế hoạt động mâu thuẫn... gây cản trở sự phát triển, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, suy giảm năng lực tài chính, thậm chí dẫn đến phá sản. Một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một NHTM là khả năng quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD) một cách toàn diện và hệ thống. Từ đó, giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM; tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng.

Năm 2018 là thời điểm để VietinBank nỗ lực hoàn thành Chiến lược kinh doanh trung hạn, trong đó phải kể đến sự gắn kết các chủ điểm kinh doanh, chủ điểm quản lý rủi ro và các hoạt động hỗ trợ khác. Nhận thức vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các đơn vị, chi nhánh trong hệ thống triển khai tốt các mục tiêu kinh doanh, năm 2018, hoạt động quản lý rủi ro tiếp tục được triển khai rộng khắp với các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023