Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Ngành Du Lịch Việt Nam Và Hà Nội Trong Quá Trình Hội Nhập.

Hội nhập quốc tế về du lịch làm thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu, điểm du lịch, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ, tổ chức, quản lý, kinh nghiệm kinh doanh du lịch, khách sạn.

Hội nhập quốc tế về du lịch có nghĩa là đặt ngành du lịch trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch là phải có biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc hoạch định các chính sách cụ thể như chính sách giá, chính sách sản phẩm… Việc xây dựng một thương hiệu chung cho ngành du lịch của một quốc gia hay một khu vực cũng tạo nên một sức mạnh nhất định để tiến tới hội nhập.

2.2.2. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành du lịch Việt Nam và Hà Nội trong quá trình hội nhập.

Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO tháng 11 năm 2006 vừa qua tạo cho ngành du lịch Việt Nam nói riêng, du lịch Hà Nội nói chung nhiều cơ hội và thách thức lớn trong phát triển du lịch.

Các điều kiện thuận lợi:


Tình hình chung của đất nước: hòa bình, ổn định, có tốc độ phát triển kinh tế cao, năm 2005 và 2006 nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ phát triển trên 7%, dự kiến năm 2007 tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam khoảng 8%. Tình hình chính trị đất nước hòa bình, ổn định tạo điều kiện cho du lịch phát triển vì du lịch rất nhạy cảm với những tác động của các yếu tố bên ngoài, du lịch cần môi trường xã hội thân thiện, an toàn. Tốc độ phát triển kinh tế cao chứng tỏ thu nhập của người dân cũng tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, tạo điều kiện mở rộng thị trường du lịch, đặc biệt đối với thị trường khách du lịch nội địa.

Tại khu vực Đông Nam á hiện nay, cạnh tranh du lịch ngày càng gay gắt do chính phủ các nước nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân nên có nhiều chính sách khuyến khích phát triển du lịch. So với các quốc gia láng giềng, thì ngành du lịch Việt Nam có lợi thế về tài nguyên tài nguyên thiên nhiên, có thị trường nội địa rộng lớn, ngoài ra Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến an toàn và thân thiện. Vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Nhất là sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC (Diến đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương), Việt Nam đang có cơ hội làm sống lại thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở.

Đối với Hà Nội: tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội bình quân hàng năm thời kỳ 2000- 2005 là hơn 10% có vai trò quan trọng và quyết định đến phát triển du lịch của Hà Nội. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ công nghiệp- nông nghiệp chuyển sang công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Hà Nội đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá lớn, riêng số vốn đầu tư trong lĩnh vực du lịch là 1.175 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo ra sự thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, tạo cầu về sản phẩm du lịch Hà Nội.

Về các chính sách phát triển du lịch: Đảng và Nhà nước ta quan tâm, có chính sách ưu tiên phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Hệ thống pháp luật của nước ta đang dần ổn định, Luật Du lịch ra đời tạo cơ sở pháp lý trực tiếp, toàn diện hơn cho hoạt động du lịch.

Vị thế và mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước và tổ chức trên thế giới ngày càng được cải thiện, nhờ vậy việc hoạch định, định hướng, đề ra các chính sách phát triển du lịch Việt Nam càng trở nên thuận lợi hơn thông qua việc học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các nước đi trước.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 9

Du lịch Việt Nam và Hà Nội có điều kiện rút kinh nghiệm từ các nước có ngành du lịch phát triển để đưa ra những chính sách phát triển du lịch phù hợp.

Những khó khăn:


Việt Nam là một nước mới ra nhập thị trường du lịch quốc tế, có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với việc phát tiển du lịch. Thị trường du lịch nội địa Việt Nam còn nhỏ nếu xét trên góc độ thu nhập du lịch (20% tổng thu ngành du lịch). Thị phần của du lịch Việt Nam còn quá nhỏ khiến cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ trong nước, các doanh nghiệp này chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp du lịch Việt Nam, phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp du lịch lớn hơn trong khu vực và trên thế giới khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với chỉ số cơ sở hạ tầng cơ bản được đo bằng độ dài và chất lượng đường giao thông, dịch vụ vệ sinh, cấp nước và xe lửa thì Việt Nam còn thua xa cấc đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế khó chịu nhất khi đi du lịch Việt Nam. Tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy định tốc độ giao thông không hợp lý trên một số tuyến du lịch làm cho chỉ số cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp. Đây là một vấn đề nam giải đối với ngành du lịch Việt Nam khi mà việc cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng cần có thời gian và nguồn vốn đầu tư lớn. Điều này ảnh

hưởng đến sức cạnh tranh của toàn ngành du lịch.


Tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, việc quản lý các điểm du lịch còn chưa rõ ràng, tản mạn ở nhiều cơ quan quản lý khác nhau với nhiều quy định khác nhau. Việc đầu tư sản phẩm du lịch nhiều khi chưa hợp lý, hiệu quả.

Về hệ thống pháp luật, chính sách phát triển du lịch, ngành du lịch Việt Nam cần khắc phục những khó khăn sau để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới:

Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.

Du lịch là ngành có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nhưng sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp quản lý, các ban ngành còn chưa đồng bộ, chặt chẽ. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra trong ngành. Do thiếu văn bản luật nên nhiều công việc chưa triển khai được, bị đình trệ. Nhiều văn bản luật quy định không rõ ràng. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa cao.

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập

Những thuận lợi:


- Hà Nội đã có định hướng và lộ trình phát triển du lịch rõ ràng, được Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, ủng hộ, giúp đỡ:

Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương, quan điểm đúng đắn về phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành “kinh tế mũi nhọn”.

Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Với lợi thế là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính, văn hóa, khoa học, công nghệ, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, trong 10 năm tới Du lịch Hà Nội phải trở thành thế mạnh của nền kinh tế thủ đô cùng với các ngành khác đưa GDP của Hà Nội đến năm 2010 tăng từ 2,2 đến 2,4 lần so với năm 2000”.

Nhận thức xã hội về du lịch đã được nâng cao, thể hiện ở sự quan tâm ngày càng lớn của Đảng và Nhà nước đối với du lịch, thông qua hoạt động của ban chỉ đạo Nhà nước về phát triển du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch được nâng cấp, sự tham gia ngày càng đông đảo của các tầng lớp nhân dân địa phương vào phát triển du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin, tuyên truyền tạo nền tảng thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội đang dần hoàn thiện: Hệ thống pháp luật của nước ta được hoàn thiện dần, Luật du lịch đã được ban hành, thực hiện, tạo cơ sở pháp lý trực tiếp, toàn diện hơn cho hoạt động du lịch. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung như Luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật khuyến khích đầu tư trong nước, pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển.

- Ngành du lịch Hà Nội có điều kiện thuận lợi để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, thu hút khách du lịch: tình hình chính trị xã hội của nước ta ổn định, Hà Nội là thành phố hòa bình, điểm đến thân thiện, thu hút khách du lịch.

- Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội có điều kiện thuận lợi giao lưu học hỏi kinh nghiệm công tác quản lý trong quá trình hội nhập: Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, du lịch Hà Nội có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, xúc tiến du lịch, tranh thủ được sự hỗ trợ và giúp đỡ của khu vực và thế giới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội cũng có nhiều cơ hội học hỏi, giao lưu nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch.

Những khó khăn, thách thức:

- Kinh nghiệp quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Hà Nội còn thiếu, đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ du lịch vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng.

- Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa tương thích, thậm chí khác biệt trong nhiều vấn đề liên quan đến thông lệ quốc tế. Luật Du lịch đã được thông qua nhưng còn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển. Vì vậy gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội trong tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch thực hiện các quy định của nhà nước và xử lý các vi phạm.

- Sự phối hợp liên ngành còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa tạo thành một dây chuyền liên hoàn hỗ trợ cho hoạt động du lịch, gây khó khăn cho công tác điều hành, phối hợp hành động.

- Thiếu cán bộ quản lý: các hoạt động du lịch tăng trưởng mạnh, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 516 khách sạn, hơn 4230 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh du lịch lữ hành (trong đó có 213 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế), trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có nhiều doanh nghiệp du lịch quốc tế vào hoạt động, kinh doanh tại Hà Nội, trong khi đó biên chế của Sở Du lịch Hà Nội chỉ có hơn 30 người như vậy sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện các công tác quản lý nhà nước đối với du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội.

2.2.4. Thuận lợi, thời cơ, thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội trong tình hình hội nhập hiện nay

- Điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch Hà Nội trong quá trình hội nhập:

Chính sách của thành phố tạo điều kiện phát triển du lịch:


Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân Thành phố đã quan tâm đến du lịch thông qua các chương trình phát triển du lịch, hợp tác với các tỉnh thành phố, đặc biệt là các tỉnh phía bắc, tạo điều kiện thuận lợi,m thúc đẩy du lịch phát triển. ủy ban Nhân dân Thành phố đã có ưu tiên cho ngành du lịch như: công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh và triển khai hiệu quả từ cấp trung ương đến cấp thành phố, ngành du lịch được thành phố dành ngân quỹ cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá, hoạt động đối ngoại của thành phố đã chú trọng đến du lịch.

Riêng về công tác xúc tiến du lịch, Sở Du lịch đã tổ chức các sự kiện và tuyên truyền giới thiệu điểm đến Hà Nội- Việt Nam với các sản phẩm du lịch ở trong nước và quốc tế, xác định, lựa chọn đúng các thị trường trọng điểm từ đó quy tụ các doanh nghiệp tập trung thành một lực lượng khi khi xúc tiến ra thị trường quốc tế. Trong đó, Sở Du lịch đóng vai trò tổ chức, điều phối và xúc tiến điểm đến, các doanh nghiệp xúc tiến và giới thiệu các sản phẩm du lịch cụ thể. Nhờ đó, hiệu quả xúc tiến du lịch được nâng cao và đem lại hiệu quả trong những năm gần đây, thể hiện rõ nét nhất trong lượng khách du lịch quốc tế đến với Hà Nội tăng trưởng qua từng năm cả về số lượng và số thị trường.

Cơ chế đầu tư sản phẩm du lịch:


Trong lĩnh vực du lịch, thành phố, ngành du lịch và các doanh nghiệp tại Hà Nội đã chú trọng đầu tư trong các lĩnh vực sau: xây dựng, cải tiến sản phẩm du lịch, đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực, nâng cấp trang thiết bị, xây mới cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, cải thiện môi trườn hoạt động kinh doanh du lịch.

Với chức năng xây dựng chương trình, hướng dẫn, phục vụ khách suốt hành trình, các hãng lữ hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quảng bá cho du lịch, hội nhập quốc tế, thu hút khách quốc tế tới Hà Nội- Việt Nam và tăng doanh thu cho ngành. Đặc biệt các đơn vị liên doanh (kể cả chi nhánh) đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng lượng khách và doanh thu du lịch.

Hiện nay các doanh nghiệp du lịch Hà Nội đã không ngừng cải tiến chất lượng, đầu tư nghiên cứu khảo sát thị trường, khảo sát các địa phương trên toàn quốc để xây dựng những sản phẩm du lịch mới khai thác tiềm năng du lịch của tất cả các địa phương, điển hình là du lịch mạo hiểm, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, du lịch tàu biển, du lịch sinh thái, văn hóa…

Đối với công tác quảng bá du lịch, nhiều đơn vị đã sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin vào công tác quảng bá, xây dựng các trang web riêng, kết nối, giới thiệu thông tin qua internet, ngoài ra sử dụng các phương tiện như in tờ rơi, tập gấp, quảng cáo qua thông tin đại chúng, quảng cáo tại các hội chợ triển lãm nước ngoài…

Du lịch Hà Nội đang đẩy mạnh hợp tác với tất cả các địa phương từ bắc đến nam, đặc biệt là các vùng phụ cận để giúp các doanh nghiệp nối tour, đào tạo cán bộ cho du lịch các địa phương, giải quyết các vấn đề thuộc địa phương mà các công ty du lịch Hà Nội đưa khách đến.

Cơ chế quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch:


Do những thông thoáng về Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh du lịch, giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa và khách sạn được bãi bỏ, số doanh nghiệp mới ra đời bùng phát, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Hà Nội tính đến tháng 3 năm 2007 có 213 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khoảng 200 doanh nghiệp lữ hành nội địa hoạt động hiệu quả, 516 cơ sở lưu trú với 12.894 phòng, 100 doanh nghiệp

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí