Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 12

địa bàn thành phố, nghiên cứu kiến nghị di dời các nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường để nhường đất cho các dự án xây dựng khách sạn cao cấp.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn yếu, tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên trên địa bàn Hà Nội, ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, bến bãi đỗ xe thiếu, trong khi đó các chợ cóc phát triển một cách tự phát, tràn lan trên địa bàn Hà Nội gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến giao thông đô thị, vì vậy ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cần nghiên cứu nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, di dời những khu chợ không theo quy hoạch để xây dựng những bãi đỗ xe mới.

Sở Du lịch Hà Nội cần có sự phân công theo dõi địa chỉ cụ thể và tạo sự liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các doanh nghiệp để có được thông tin mang tính thời sự cao và kịp thời giải quyết những vướng mắc, đề xuất của doanh nghiệp.

Sở cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chế độ, chính sách của nhà nước cho phù hợp với điều kiện của Hà Nội để các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố vận dụng cụ thể.

Tháo gỡ những khó khăn, giúp các doanh nghiệp trong việc giải quyết lao động dôi dư, các chính sách lãi suất cho vay, thuế, tiền lương, đất đai, giá cả… Bên cạnh đó thực hiện hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, định hướng cho các doanh nghiệp, đồng thời tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành theo đúng chính sách pháp luật của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố.

- Thường xuyên đề xuất những kiến nghị với Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố về những vướng mắc gây cản trở cho hoạt động của các doanh nghiệp

du lịch và sự phát triển du lịch do cơ chế tổ chức và hoạt động của các ngành khác tạo nên.

3.2.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch


- Tôn trọng pháp luật: thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh du lịch. Trong hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội vẫn chưa coi trọng đúng mức việc tuân thủ và hành xử theo pháp luật. Nhiều quy định của pháp luật được doanh nghiệp thực hiện một cách chống đối, như vậy sẽ không tạo được sự chủ động, tích cực của doanh nghiệp trong việc hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển hoạt động du lịch và đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Điều này sẽ rất bất lợi khi các doanh nghiệp du lịch đem thói quen, tập quán của mình ra thương trường quốc tế, nơi mọi vấn đề được thiết lập, thực hiện và giải quyết theo pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Tích cực tìm hiểu, nắm vững pháp luật: thiếu hiểu biết về pháp luật sẽ kéo theo những thiệt hại về vật chất rất lớn cho các doanh nghiệp du lịch. Trách nhiệm nâng cao năng lực pháp luật của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội phụ thuộc rất lớn vào bản thân các doanh nghiệp.

3.3. Một số kiến nghị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 12

3.3.1. Đối với Chính phủ và Nhà nước


Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội không thể phát triển độc lập mà chỉ có thể phát triển trong môi trường chung vì vậy Chính phủ và Nhà nước cần:

- Tiếp tục ổn định chính sách vĩ mô về phát triển du lịch: mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá, các kế hoạch phát triển du lịch, kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế.

- ổn định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

- Tạo dựng một hệ thống mạng lưới quản lý nhà nước từ trên xuống dưới.


- Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển, đưa doanh nghiệp du lịch vào danh sách ưu tiên, ưu đãi trong đầu tư phát triển: nhiều năm nay, các doanh nghiệp du lịch chưa được đưa vào danh sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư hỗ trợ phát triển, thông qua quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn phát triển phải vay vốn thương mại với lãi suất cao, khó đầu tư lâu dài, do đó không có được các doanh nghiệp du lịch lớn, hầu hết các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội và Việt Nam đều nằm trong tình trạng nhỏ, manh mún.

- Về mức thuế VAT: các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay chịu mức thuế VAT là 10% tính trên tổng doanh thu ghi trong hóa đơn xuất, điều này trong thực tế sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp du lịch vì trong quá trình tổ chức chương trình du lịch, nhiều chi phí có thực và chi phí phát sinh chỉ có giấy tờ biên nhận mà thôi. Đây là mức thuế chưa phải nằm trong diện khuyến khích của nhà nước vì vậy, giá thành của các chương trình du lịch của các công ty du lịch Hà Nội và Việt Nam thường cao hơn so với khu vực.

3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


- Ban hành và hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước về du lịch, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.

- Tăng cường kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp du lịch.

- Hỗ trợ Hà Nội trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho các doanh nghiệp.

- Để ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc phá giá, hạ giá thành sản phẩm gây mất uy tín của ngành du lịch, Tổng cục Du lịch cần đề xuất với Quốc hội ban hành Luật chống phá giá sản phẩm du lịch.

3.3.3. Đối với các ban ngành của Hà Nội


- Ngành Ngoại giao và Công an: cần cải tiến thủ tục cấp thị thực cho khách vào Việt Nam dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch đón khách quốc tế đến.

- Ngành Giao thông vận tải: chú ý đến việc xây dựng hạ tầng dẫn đến điểm tham quan du lịch, tạo điều kiện nhanh chóng về thủ tục đối với những đoàn khách đi ô tô qua cửa khẩu. Tăng cường năng lực của Hàng không Việt Nam hơn nữa, tăng chuyến bay thẳng quốc tế vào Hà Nội, tránh hủy chuyến, hoãn chuyến, cải tiến thiết bị, các dịch vụ đón khách tại sân bay Nội Bài phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiện nay, việc xác nhận đặt chỗ cho các đoàn từ 10 khách trở lên trên các chuyến bay nội địa đang là trở ngại và chính sách của hàng không là không xác nhận đặt chỗ cho các đoàn như đặt chỗ cho khách lẻ, vì vậy rất khó cho các doanh nghiệp lữ hành xác nhận chương trình đoàn đông với các hãng nước ngoài.

- Ngành Tài chính: xem xét các mức thuế phù hợp và cách thức thu thuế công bằng đối với các doanh nghiệp du lịch.

- Các ngành điện, nước, bưu chính viễn thông cần phối hợp với ngành du lịch nghiên cứu giảm giá điện, nước, dịch vụ viễn thông, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong việc đưa ra chính sách giá cạnh tranh.


Kết luận chương 3


Căn cứ vào những luận điểm phân tích cũng như những nguyên nhân cơ bản được đưa ra ở chương 2, chương 3 đã hoàn thành việc tìm ra những giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô, mang tính thiết thực và cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Những giải pháp và kiến nghị đưa ra dựa trên những phân tích đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong chương 2 đã nêu.

Kết luận chung


Để du lịch Hà Nội phát triển phải nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về du lịch và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

Năm 2007 là năm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và cải cách hành chính của ngành du lịch Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta quyết tâm từng bước đưa Việt Nam trở thành một địa điểm du lịch có tầm cỡ và nhanh chóng đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực. Việt Nam và ASEAN cũng đã cùng thỏa thuận với nhau coi du lịch là một trong 11 ngành cần phải được ưu tiên đi trước trong quá trình hội nhập. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Hà Nội phát triển.

Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch cho phù hợp với yêu cầu mới của cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề còn rất mới mẻ đối với Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Mặt khác, hoạt động kinh doanh du lịch với tư cách là đối tượng quản lý lại đang trong quá trình đổi mới, hoàn thiện và phát triển. Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế và quản lý đang góp phần xác định đúng đắn, có cơ sở khoa học về các chức năng và nội dung của quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trong bước chuyển sang cơ chế thị trường và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thời gian gần đây, Tổng cục Du lịch đã và đang tổ chức các cuộc hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học để ngày càng hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, nhờ đó việc xác định đúng đắn và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch và các hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp du lịch sẽ có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn.

Với mục đích nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, luận văn đã phân tích chi tiết thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh

nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu thu được:

Chương 1: Đã đưa ra những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ở chương 2.

Chương 2: Đã phân tích thực trạng và hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, nêu ra các yêu cầu về quản lý nhà nước với các doanh nghiệp du lịch trong tình hình mới, làm cơ sở cho các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ở chương 3.

Chương 3: Đã đề xuất được các nhóm giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, từ đó có các kiến nghị với các ngành, các cấp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Tài liệu tham khảo


Tiếng Việt


1. Ngô Đức Anh (2007), Khả năng cạnh tranh và hướng phát triển của du lịch Việt Nam thời kỳ hậu WTO, Tạp chí Du lịch Việt Nam tháng 7/2007.

2. Subir Chowdhury (2006), Quản lý trong thế kỷ 21, NXB Giao thông vận tải.


3. Thái Chí (2005), Du lịch Việt Nam thời cơ và vận hội, Nhân dân, số ngày 13/5/2005.

4. Nguyễn Văn Chương (2007), 2007, năm hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô, Nhân dân, số ngày 01/01/2007.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Lương Xuân Đức, Nguyễn Tiến Cường (2007), Nhìn lại năm 2006- Du lịch Việt Nam vượt qua thách thức, Nhân dân, số ngày11/01/2007.

7. Nguyễn Minh Đức (2006), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại- du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 3/ 2006.

8. Luật du lịch (2005), NXB Tư pháp, Hà Nội.


9. Luật Doanh nghiệp (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


10.Nguyễn Quang Lân (chủ nhiệm đề tài) (2005), Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của du lịch phục vụ chiến lược hội nhập đối với kinh tế Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học mã số 01X – 07-2005-1, Hà Nội.

11. Hiền Lương (2007), Du lịch Hà Nội bao giờ tỉnh giấc, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 4- 2007, tr. 40.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí