vận chuyển khách du lịch với hơn 1000 đầu xe ô tô các loại, các phương tiện đường sắt, đường thủy, đường bộ được đầu tư. Đi đôi với lực lượng hoạt động du lịch phát triển bùng phát, công tác quản lý cũng gặp khó khăn, vất vả hơn.
Giai đoạn này hành lang pháp lý về du lịch đã được hoàn thiện dần, bộ máy quản lý, kinh doanh được củng cố, định hướng phát triển ngành được xác lập rõ ràng, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Việc phát triển du lịch được thực hiện theo định hướng và các giải pháp cụ thể để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế du lịch thủ đô theo định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Nghị quyết ngày 12/8/1998 của Thành ủy Hà Nội về đổi mới và phát triển du lịch Thủ đô từ nay đến năm 2010 và những năm sau đã nêu mục tiêu tổng quát phát triển du lịch Thủ đô như sau: “Nắm vững và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới trong nước và quốc tế, sử dụng có hiệu quả những lợi thế so sánh của Thủ đô, tạo ra một bước ngoặt mới cả về lượng và chất cho ngành du lịch; đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố vào đầu thế kỷ 21, góp phần đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực”.
- Thời cơ đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập:
Cơ hội tự vận động, vươn lên qua khai thác nội lực và tranh thủ ngoại lực: Việt Nam ra nhập WTO, ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng sẽ có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, các thị trường trước đây có vướng những vấn đề về pháp lý và thủ tục thì sẽ được tháo gỡ, tạo cho nguồn khách đến Việt Nam tăng lên, Hà Nội lại là một trong hai trung tâm du lịch lớn của cả nước, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Thị trường khách sẽ được mở ra, đặc biệt là các thị trường trọng điểm, có nghĩa là các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội sẽ
có thị trường rộng mở hơn, tạo thuận lợi hơn cho việc khai thác khách và các hoạt động khuyến mại của các công ty du lịch lữ hành ở Hà Nội.
Thứ hai, tạo điều kiện tốt để các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh. Hội nhập quốc tế, ngành du lịch Hà Nội sẽ thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn. Các doanh nghiệp du lịch cũng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý từ phía các đối tác nước ngoài.
Thứ ba, các vấn đề dịch vụ có liên quan đến du lịch như ngân hàng, vận chuyển… sẽ được nâng cao hơn, đáp ứng yêu cầu của du khách.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007, các cam kết cho phép thành lập pháp nhân thực hiện kinh doanh đại lý lữ hành và kinh doanh lữ hành, sắp xếp chỗ trong khách sạn có ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp lữ hành khai thác khách du lịch quốc tế inbound tại Hà Nội, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Việc cho phép thêm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trường Việt Nam sẽ làm thăng thêm năng lực khai thác khách du lịch inbound tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng và làm cho hoạt động du lịch inbound trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, đặc biệt là các khách sạn tại Hà Nội có cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ quản lý với các đối tác nước ngoài, những bạn hàng gửi khách hoặc cung cấp trang thiết bị, công nghệ, tin học, học hỏi từ họ những kinh nghiệm đầu tư, quản lý kinh doanh sao cho có hiệu quả. Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú cũng có thể tiếp cận với những cách thiết kế kiến trúc cơ sở hợp lý, tiết kiệm diện tích, tiết kiệm vốn đầu tư. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ trong các lĩnh vực thông tin, vật liệu mới mà các trang thiết bị phục vụ khách trong các cơ sở lưu trú cũng được cải tiến về chất lượng, hình thức, mẫu mã,
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Hà Nội
- Những Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Hà Nội Hiện Nay:
- Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Ngành Du Lịch Việt Nam Và Hà Nội Trong Quá Trình Hội Nhập.
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Đối Với
- Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 12
- Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
tăng cường chức năng sử dụng, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, tạo thuận lợi cho khách và nhân viên trong quá trình phục vụ, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công Hội nghị APEC, lượng khách du lịch công vụ, hội nghị (MICE) đến Hà Nội ngày càng tăng. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp du lịch Hà Nội trong việc khai thác và phát triển loại hình du lịch này. Mức chi tiêu của khách du lịch MICE lớn, các dịch vụ đi kèm đòi hỏi chất lượng cao, vì vậy tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch cố gắng vươn lên, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ du lịch.
Cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội là sức ép buộc phải có sự cải cách mạnh mẽ trong bản thân mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trên thị trường. Trước đây, khi chỉ có các doanh nghiệp du lịch trong nước, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng có nhưng không mạnh mẽ, quyết liệt như khi có các doanh nghiệp du lịch nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội có điều kiện thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp du lịch tại các địa phương khác trong việc tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Việc Chính phủ Việt Nam cam kết về xây dựng tính minh bạch, có thể dự đoán được trong các quy định và chính sách khi Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo tiền đề phát triển cho các doanh nghiệp du lịch.
Cơ hội nắm bắt thông tin nhanh hơn, cập nhật hơn: Thông tin là một yếu tố quan trọng trong các quyết định kinh doanh. Khi hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội sẽ có cơ hội tiếp cận thông tin thuận lợi hơn như các thông tin về thị trường, nguồn khách... thông qua việc mở rộng, giao lưu, hợp tác, liên doanh với các đối tác nước ngoài.
Cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài: doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Hà Nội có thể cạnh tranh công bằng hơn với các doanh nghiệp các nước khác thông qua việc thực hiện các quy tắc chung.
Cơ hội quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp du lịch Hà Nội: hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch Hà Nội thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác mạnh trên thị trường quốc tế, hình thành các liên doanh du lịch lớn, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội và xây dựng thương hiệu của sản phẩm du lịch và của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội.
- Thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập
Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội sẽ phải cạnh tranh quyết liệt: các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực hẹp trên cơ sở quan hệ sẵn có, kinh doanh dự vào sự tin cậy lẫn nhau... Cho đến lúc này, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Hà Nội là rất thấp. Điều này thể hiện cụ thể ở góc độ quy mô đầu tư, vấn đề nhân lực và công nghệ trong du lịch. Do vậy khi các nhà đầu tư nước ngoài vào thì các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội sẽ phải cạnh tranh rất mạnh.
Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp du lịch phải luôn năng động, linh hoạt hơn trên mọi phương diện. Các doanh nghiệp du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội hiện nay còn thiếu kinh nghiệm quản lý, thương hiệu chưa rõ nét, vốn nhỏ… vì vậy năng lực cạnh tranh thấp, không có lợi thế cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng của sản phẩm du lịch so với các nước trong khu vực. Vấn đề đầu tư kinh doanh du lịch của các công ty du lịch tại Hà Nội vẫn theo tình trạng manh mún, không theo quy hoạch, không có tầm nhìn, không có đủ điều kiện đầu tư lớn. Vì vậy, khi các hãng lữ hành lớn của nước ngoài vào thì các doanh nghiệp lữ hành trong nước khó đáp ứng được yêu cầu để tồn tại được.
Khi các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài với năng lực tài chính mạnh, kinh nghiệm lâu năm, lợi thế quy mô lớn tham gia vào kinh doanh du lịch tại Việt Nam và Hà Nội, nếu các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội không chuẩn bị tốt, không nâng cao chất lượng dịch vụ có thể sẽ bị mất thị trường khách du lịch do không cạnh tranh nổi.
Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh du lịch chưa hoàn thiện:
Hiện nay, mặc dù hệ thống chính sách của chúng ta đã rất cởi mở, tạo điều kiện cho khách đến và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch nhưng chính sách vẫn chưa đồng bộ. Giá tour của các công ty lữ hành tại Hà Nội so với giá tour của một số nước khác trong khu vực ví dụ như Thái Lan là khá cao. Do các nước trong khu vực có chính sách tổng thể, nhất quán và có tính quốc gia. Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ cho ngành du lịch về giá vé máy bay, giá phòng, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng về dịch bệnh sars, vì vậy giá tour thấp hơn, số lượng khách du lịch nước ngoài vào Thái Lan khá lớn, nhìn nhận ở góc độ kinh tế tổng thể là khách vào sẽ mua hàng và hình ảnh Thái Lan sẽ được quảng bá trực tiếp qua con mắt của du khách. Đây mới chính là mục tiêu lớn để từ đó họ có chính sách hỗ trợ cho ngành du lịch. Bởi vậy, giá tour của các công ty lữ hành tại Hà Nội sẽ không thể thấp và không thể cạnh tranh được nếu hệ thống chính sách không nhất quán hỗ trợ cho toàn ngành.
Hiện nay, mức độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh du lịch tại Hà Nội và Việt Nam ở mức cao nhưng chưa ổn định. Năm 2006, mức tăng trưởng của du lịch Việt Nam thấp hơn so với những năm trước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, kết thúc năm 2006 có 3,583 triệu lượt khách du lịch quốc tế dến Việt Nam, mức tăng trưởng chỉ đạt 3%. So với năm 2005 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có chỉ số tăng trưởng đạt 20,1%, như vậy năm 2006 chỉ số tăng trưởng khách du lịch quốc tế giảm gần 7 lần so với năm trước. Năm 2006 so với mức bình
quân 5 năm trước đó, chỉ số tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm hơn 3 lần. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Hà Nội vì Hà Nội cùng với thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm du lịch lớn của cả nước, đón lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất, trung bình khách quốc tế vào Hà Nội chiếm khoảng từ 30- 35% khách quốc tế đến Việt Nam. Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2006, có khoảng 5,9 triệu du khách đã đến Hà Nội, tăng 11% so với năm trước, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 1,1 triệu người. Trong khi đó du lịch thành phố Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng mạnh vào năm 2006. Lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 là 2,350 triệu người, tăng 17,5% so với năm 2005. Các thị trường khách đều có tỷ lệ tăng trưởng khá từ 10 đến 15%, tăng mạnh và ổn định nhất là các thị trương khách Nga (54%), Trung Quốc (38%), Hàn Qốc (30%), Singapor (27%). Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân trước hết và chủ yếu thuộc về nguyên nhân chủ quan. Việc hoạch định chính sách và các giải pháp cụ thể phát triển du lịch đạt hiệu quả thấp, có những chủ trương (như xúc tiến du lịch) tạo ra “độ vênh” không ăn nhập với thị trường quốc tế.
Rủi ro về mặt pháp lý cao: do hiểu biết về kiến thức pháp luật quốc tế thấp. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp du lịch ở Hà Nội và Việt Nam, vì vậy xảy ra tình trạng khi các doanh nghiệp của nước ta vi phạm hợp đồng thì bị khách hoặc đối tác nước ngoài phạt đến nơi đến chốn. Còn đối tác nước ngoài nợ tiền thì các doanh nghiệp của ta không biết kiện ở đâu, làm thủ tục như thế nào.
Thách thức về vấn đề nhân lực: nhân lực trong lĩnh vực du lịch vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Vấn đề nhân lực là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, đặc bệt là tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch. Từ khi bỏ visa cho khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, số lượng khách du lịch Hàn Quốc, Nhật Bản đến Hà Nội và Việt Nam ngày càng tăng, số
lượng hướng dẫn viên du lịch nói các thứ tiếng hiếm hiện nay tại Hà Nội còn rất thiếu.
Một thách thức nữa về vấn đề nhân lực đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội là các doanh nghiệp tại Hà Nội cũng sẽ có khả năng mất nguồn nhân lực chất lượng cao do hiện tượng chảy máu chất xám vì khả năng hàng loạt những người quản lý giỏi, những hướng dẫn viên giỏi ở các công ty trong nước bị thu hút về các công ty nước ngoài do mức thu nhập tăng cao và các điều kiện làm việc chuyên nghiệp hơn.
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức. Thách thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội không tự nó chuyển thành lực lượng vật chất trên thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể là các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội.
Để đối phó với cạnh tranh từ các doanh nghiệp lữ hành gửi khách nước ngoài, chiến lược kinh doanh phù hợp trong giai đoạn tự do hóa thị trường du lịch sau khi gia nhập WTO đối với doanh nghiệp lữ hành trong nước và tại Hà Nội hiện nay là trở thành các đối tác, liên minh chiến lược của các hãng lữ hành lớn và nổi tiếng trên thế giới dưới hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác. Các doanh nghiệp lữ hành tạ Hà Nội cũng cần nghiên cứu, cơ cấu lại tổ chức theo hướng linh hoạt nhằm tận dụng được nguồn khách. Cần học hỏi kinh nghiệm quản lý điều hành du lịch tiên tiến của các doanh nghiệp du lịch nước ngoài.
Các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội cần phải đầu tư mạnh mẽ và áp dụng các công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công gnhệ thông tin và viễn thông vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào hệ thống phân phối chỗ toàn
cầu (GDS) nhằm phục vụ hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu trong du lịch.
Trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp là lực lượng trực tiếp đương đầu trong cạnh tranh, nhưng Nhà nước phải là người mở đường, như vậy nhà nước có vai trò rất lớn trong việc tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.