KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1.Qua các bước nghiên cứu định tính, định lượng đảm bảo tính khoa học, luận án lựa chọn được 42 chỉ số và test để kiểm tra hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực và kỹ thuật của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Trong đó: về hình thái gồm 06 chỉ số; về chức năng gồm 10 chỉ số/test; về tâm lý gồm 04 test; về thể lực gồm 11 chỉ số/test và về kỹ thuật gồm 11 chỉ số/test.
2. Luận án đã xác định được mô hình của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam bao gồm 5 yếu tố với 42 chỉ số/ test, cụ thể: Hình thái: Chiều cao đứng (cm): 167, Cân nặng (kg): 55, Chỉ số Quetelet (g/cm): 329, Chiều dài sải tay (cm): 163, Chiều dài cánh tay (cm): 65.6 và Cấu trúc hình thể Somatotype: Nội mô; Chức năng: Nhịp tim (lần/phút): 70, Công năng tim (HW): 6.63, Huyết áp (mmHg): 115/73, Dung tích sống (lít): 3414, VO2max (ml/kg/min): 48.1, Testosterone (nmol/dl): 2.20, Hoocmon tăng trưởng (GH), (mmol/dl): 4.17, IGF- I (Insulin-like growth factor I): 280.2, Cortisol (nmol/dl): 468 và Công thức máu (HGB) (g/dl): 14.5; Tâm lý: Phản xạ đơn (ms): 119, Phản xạ phức (ms): 203, Khả năng xử lí thông tin (vòng hở Landolt): 1.56 và Loại hình thần kinh (Biểu 808): Cận linh hoạt; Thể lực: Bật cao tại chỗ (cm): 61.5, Bật xa tại chỗ (cm): 214, Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần): 25, Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần): 52, Chạy 30m XPC (giây): 5.79, Chạy 100m (giây): 14.09, Chạy 800m (phút, giây): 2:36, Ném cầu xa (cm): 760, Di chuyển ngang sân đơn 1 phút (lần): 20, Di chuyển dọc sân đơn 1 phút (lần): 17 và Di chuyển 4 góc sân 1 phút (lần): 30 và Kỹ thuật: Đập cầu 10 quả đường thẳng dọc biên ô 1m x 4.72m (quả): 9, Đập cầu 10 quả đường chéo dọc biên ô 1m x 4.72m (quả): 8, Phát cầu cao sâu: 10 quả ô 1m x 1m cuối sân (quả): 10, Phát cầu thấp gần 10 quả ô 20cm x 2.61m (quả): 9, Đánh cầu cao đường thẳng 10 quả ô 1m x 1m (quả): 10, Đánh cầu cao đường chéo 10 quả ô 1m x 1m (quả): 10, Tạt cầu dọc biên 10 quả ô 1m x 4.72m (quả):
9, Treo (chặt) cầu đường thẳng ô 1.98m x 1m (quả): 8, Treo (chặt) cầu đường chéo ô 1.98m x 1m (quả): 9, Vê cầu (bỏ nhỏ) đường thẳng ô 0.5m x 0.5m (quả):10, Móc cầu (kéo cầu) đướng chéo 0.5m x 0.5m (quả): 9.
Qua kết quả so sánh, phân tích cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các chỉ số hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, tâm lý giữa nữ VĐV cầu lông cấp cao và VĐV trẻ Việt Nam thấp hơn có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Do đó, trong quá trình đào tạo các VĐV trẻ cần chú ý nâng cao các chỉ số chưa có mức ảnh hưởng cao, đặc biệt là các chỉ số tâm lý để góp phần nâng cao thành tích cho VĐV.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố mô hình ảnh hưởng đến thành tích thể thao của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam, thì biến Tâm lý có tầm quan trọng lớn nhất, tiếp đến Thể lực, Kỹ thuật, Hình thái và cuối cùng là biến Chức năng căn cứ vào độ lớn của các hệ số hồi quy.
KIẾN NGHỊ
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Kết Quả Kiểm Tra Kỹ Thuật Của Nữ Vđv Cầu Lông Cấp Cao Việt Nam Và Nữ Vđv Trong Công Trình Nghiên Cứu Của Tác Giả Đàm Tuấn Khôi
- Mô Hình Tổng Hợp Nữ Vđv Cầu Lông Cấp Cao Việt Nam
- Dự Báo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thành Tích Thể Thao Của Nữ Vđv Cầu Lông Cấp Cao Việt Nam Thông Qua Các Chỉ Số Về Hình Thái, Chức Năng, Tâm Lý,
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam - 24
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Theo những kết quả và kết luận, luận án đưa ra những đề xuất và kiến nghị sau:
1. Kết quả xác định mô hình về hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, tâm lý là mô hình cần hướng đến trong công tác tuyển chọn và huấn luyện VĐV đội tuyển Quốc gia, có thể dùng tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các HLV, các nhà chuyên môn trong công tác tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện cho VĐV cầu lông ở Việt Nam hiện nay.
2. Kết quả nghiên cứu là mô hình thực tế của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Các kết quả thu được từ các chỉ số trong mô hình là các chỉ số lý tưởng cần hướng đến về hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, tâm lý đối với công tác đào tạo, huấn luyện dành cho các nữ VĐV cầu lông Việt Nam.
3. Kết quả của luận án có thể dùng tài liệu tham khảo, giảng dạy cho các HLV, giảng viên, các nhà chuyên môn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thể dục thể thao trình độ cao ở Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lương Thành Tài, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Dương Thị Thùy Linh (2020). Nghiên cứu lựa chọn mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo TDTT, Trường Đại học TDTT TP.HCM, số 6, trang 50 – 66.
2. Lương Thành Tài, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Dương Thị Thùy Linh (2020). Xây dựng mô hình về thể lực và kỹ thuật cho nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo TDTT, Trường Đại học TDTT TP. HCM, số 6, trang 67 - 80.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Aulic I. V. (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng (2010), Bài giảng Sinh lý học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư 03/2015 ngày 03/06/2015 của Bộ văn hóa thể thao và Du lịch, Qui định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV.
4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý Luận và Phương pháp Thể thao trẻ, NXB TDTT.
5. Lê Thiết Can (2007), Phát hiện tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng năng khiếu và tài năng - Tài liệu bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận huấn luyện thể thao toàn quốc năm 2007, Ủy Ban TDTT, Vụ TTTTC 1.
6. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
7. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái, Lâm Quang Thành, Trần Đức Dũng, Nguyễn Danh Hoàng Việt (2003), Lý luận thể thao thành tích cao (2014), NXB TDTT Hà Nội, tr 260-264.
8. Đàm Quốc Chính (2011), Trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng kiến thức huấn luyện viên các môn thể thao, Bộ VHTT&DL, Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hoá, thể thao và du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh 9/2011.
9. Nguyễn Đình Chung (2006), Nghiên cứu sự lựa chọn một số chỉ số hình thái đặc trưng của nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 14 – 15, Luận văn thạc sĩ, tr. 8 – 10.
10. Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn kim Minh, Lê Quý Phượng (1998), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao (Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao), tr 1 – 3; 10 – 18.
11. Daniel Krischenbaum và CS (2004), Ứng dụng tâm lý học trong thể thao nhằm nâng cao thành tích, Khoa học thể thao, tr. 72.
12. Nguyễn Văn Đức (2002), Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện (dưới góc độ sư phạm) của nam vận động viên cầu lông 12 – 15 tuổi, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.
13. Gunalan, D.P (2001), Tài liệu hướng dẫn huấn luyện viên cầu lông. Tổng cục Thể dục thể thao.
14. Harre D. (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn - Bùi Thế Hiển, NXB TDTT, Hà Nội.
15. Bùi Quang Hải, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Kim Xuân, Nguyễn Danh Hoàng Việt (2009), Giáo trình tuyển chọn tài năng thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
16. Phạm Thị Hiên (2018), Nghiên cứu xác định mô hình nam vận động viên bắn súng cấp caoViệt Nam: nội dung 10m súng ngắn hơi, Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Lê Tiến Hùng (2008), Xác định các test đánh giá sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường đại học TDTT Đà Nẵng, Đề tài cấp cơ sở, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.
18. Châu Vĩnh Huy (2007), Nghiên cứu sự phát triển thể lực của vận động viên nam cầu lông trẻ từ 16 – 18 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.
19. Đàm Tuấn Khôi (2012), “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV nam cầu lông cấp cao”, Luận án tiến sĩ, Viện khoa học TDTT.
20. Đàm Tuấn Khôi, Lê Nguyệt Nga (2011), “Đánh giá trình độ tập luyận của VĐV nam cầu lông cấp cao sau một năm tập luyện”, Hội nghị khoa học Quốc tế, Trường đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Thành Lâm (2015), Đào tạo vận động viên cấp cao, Bài giảng cao học, Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Bành Mỹ Lệ, Hậu Chính Khánh (2000), Cầu lông (Lê Đức Chương dịch), Nxb TDTT Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Lý (2018), Nghiên cứu mô hình VĐV thể dục dụng cụ nữ cấp cao Việt Nam, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Lê Nguyệt Nga và CS (2006), Cơ sở sinh học của tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Tài liệu giảng dạy các khóa cao học của trường ĐH TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
25. Lê Nguyệt Nga (2008), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, Tài liệu giảng dạy cao học khóa 14, Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Xuân Ngà, Kim Minh, Phan Hồng Minh, Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ, NXB TDTT.
27. PiagieG. (1990), Các tố chất thể lực của VĐV, Nguyễn Trinh dịch, NXB TDTT, Hà Nội.
28. Philin V., (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.
29. Lê Quý Phượng, Đặng Quốc Bảo, Lưu Quang Hiệp (2007), Bài giảng Y học thể dục thể thao. NXB TDTT, Hà Nội.
30. Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh (1996), “Tuyển chọn vận động viên thể thao”, (số 5 + 6), Tạp chí khoa học TDTT, Viện Khoa học TDTT.
31. Lê Quý Phượng, Ngô Đức Nhuận (2009), Cẩm nang sử dung test kiểm tra thể lực cho vận động viên, NXB TDTT, Hà Nội.
32. Lê Quý Phượng, Phan Hoàng Lan (2020), Mô hình vận động viên cấp cao: Lý luận và thực tiễn, Tạp chí Thể thao, Tổng cục TDTT, số tháng 6, tr.42-45.
33. Lê Quý Phượng, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Lưu Thiên Sương (2015), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.
34. Lê Hồng Sơn – 2006, Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 16-18, Luận án Tiến sĩ GDH, Viện Khoa học Thể dục Thể thao.
35. Đồng Thị Minh Tâm, Nguyễn Ngọc Điệp (2009), Đặc điểm chỉ số chức năng tuần hoàn, hô hấp của sinh viên chuyên sâu cầu lông trường đại học TDTT Bắc Ninh, Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH TDTT Bắc Ninh.
36. Nguyễn Xuân Thanh (2007), Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên cầu lông trẻ 10 – 12 tuổi giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.
37. Trịnh Hùng Thanh (2000), Đặc điểm sinh lý các môn thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
38. Đào Chí Thành (2004), Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông, NXB TDTT Hà Nội, tr 10 – 15.
39. Lâm Quang Thành, Nguyễn Thành Lâm, Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2016), Giáo trình Đo lường thể thao, NXB ĐHQG TP HCM.
40. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 2198/QĐ-TTG ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam 2010-2020
41. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Lý Vĩnh Trường, Lưu Thiên Sương, Nguyễn Nam Hải, Nguyễn Thị Thanh Trà (2017), Giáo trình thống kê trong thể dục thể thao, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
42. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, NXB TDTT, Hà Nội.
43. Nguyễn Toán, Pham Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
44. Nguyễn Thế Truyền (1999), Các phương pháp sư phạm kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện VĐV trẻ - Tài liệu dung cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao (tập 2), Viện khoa học TDTT, Hà Nội.
45. Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Tuyết Nguyễn Thị Tuyết (1999), Xác định chuẩn mức đánh giá trình độ tập luyện của VĐV một số môn thể thao trọng điểm trong chương trình Quốc gia về TT, Báo cáo kết quả NCKH, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, tr. 25-28.
46. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, tr 8 – 9; 11 – 13; 30 – 38.
47. Trường Đai học thể dục thể thao Bắc Ninh (2008), Ngân hàng câu hỏi và đáp án trả lời môn cầu lông.
48. Mai Thanh Tùng (2007), Nghiên cứu trình độ thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên cầu lông cấp cao thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2006, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.
49. Phạm Ngọc Viễn (1991), Bước đầu dự báo mô hình trình độ huấn luyện tâm lý của vận động viên cấp cao một số môn thể thao ở Việt Nam”,Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT Hà Nội.
50. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nhữ (1996), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
51. Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành (1998), Giáo trình cầu lông, NXB TDTT Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH