Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Lao Động Ngành Du Lịch Tỉnh Đồng Tháp Giai Đoạn 2006 -2011


Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc

bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn)

92

51

133

71


182

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở VH – TT&DL


160

140

120

100

80

60

40

20

0

ĐH - SĐH

CĐ - TC

Sơ Cấp

TĐ khác


2006

2007

2008

2009

2010

2011


Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện trình độ lao động ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 -2011‌

Qua thống kê trên ta thấy được số lao động trong ngành DL đến năm 2011 là 618

người, đã tăng lên khá nhiều so với các năm trước tuy nhiên vẫn còn rất khiêm tốn. Trong tổng số lao động thì những người có trình độ ĐH và SĐH chiếm khoảng 6,1% trong đó tốt nghiệp chuyên ngành du lịch rất ít mà chủ yếu là từ các ngành khác như ngoại ngữ, kinh tế, tài chính, luật,…Đáng kể nhất vẫn là số lao động chưa qua đào tạo được chuyển từ các ngành nghề khác chiếm trên 40%, còn số lao động được đào tạo ngắn hạn chiếm đến 30%. Điều này cho thấy lao động trực tiếp phục vụ cho ngành DL có tăng thêm nhưng số lao động qua đào tạo lại rất hạn chế.

Sản phẩm du lịch có chất lượng, sức cạnh tranh và bền vững hay không đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động DL. Chất lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn chưa đủ sức đảm đương nhiệm vụ phát triển ngành, là rào cản không nhỏ đến chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh.

Do vậy hiện nay Sở VH – TT&DL tỉnh đã rất quan tâm và có nhiều chương trình nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch. Tổng cục du lịch hỗ trợ kinh phí đào tạo từ chương trình hành động quốc gia về DL, Sở đã phối hợp với trường Trung học nghiệp vụ DL Vũng Tàu mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhà hàng khách sạn cho các lao động trên địa bàn tỉnh.

56 2 2 Một số điểm du lịch sinh thái điển hình của tỉnh Đồng Tháp ‌ 2 2 1 1

56


2.2. Một số điểm du lịch sinh thái điển hình của tỉnh Đồng Tháp.‌


2.2.1. Vườn quốc gia Tràm Chim‌


2.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim được thành lập ngày 29/12/1998 với vị trí địa lý 10037’ đến 10046’ độ vĩ Bắc, 105028’ đến 105036’ độ kinh Đông. Nằm lọt giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, VQG Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.313 ha, dân số xung quanh Vườn khoảng 50.000 người, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Nằm ở hạ lưu sông Mê – Kông và trung tâm Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền khoảng 25km về phía Tây, gần biên giới Việt Nam – Campuchia, Tràm Chim có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với mênh mang sông nước, một màu xanh của rừng tràm ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật khác nhau. Vùng đất này cũng chính là nơi cư trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới với những vũ điệu thiên nhiên làm mê hoặc lòng người.

Địa hình (VQG) Tràm Chim thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười với độ cao trung bình khoảng 0,9 – 2,3m so với mực nước biển. Trong đó khoảng 44,4% diện tích nằm ở độ cao 1,3 – 1,45m và 20,6% nằm ở độ cao từ 1,45 – 1,6m. Với diện tích hơn 7ha, VQG được chia làm 3 phân khu gồm A, B, C trong đó phân khu C là phân khu hành chính của VQG nằm trên trục đường ĐT 814.

b. Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu và thuỷ văn:

Nhiệt độ trung bình của VQG hàng khoảng 270C thấp hơn khoảng 1-20C vào mùa mưa và tăng lên 1 – 20C vào mùa khô. Trong đó nhiệt độ cao nhất là vào khoảng tháng 4 với trên 370C và thấp nhất nằm trong khoảng 160C.

Độ ẩm hàng năm của VQG cũng duy trì trong khoảng 82 – 83% và giao động ở mức 100% khi cao nhất, 35 - 40% khi thấp nhất.

Chế độ gió ảnh hưởng trực tiếp của hai gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc, ngoài ra vào mùa lũ VQG cũng như các tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi gió Bấc. Gió ở VQG có tốc độ không lớn và hầu như không bị ảnh hưởng của bão.

Lượng mưa: trung bình hàng năm khoảng 1.650mm, trong đó hơn 90% tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm). Số ngày mưa hàng năm giao động từ 110 – 160 ngày.

Chế độ thuỷ văn: chịu ảnh hưởng và nhận nguồn nước trực tiếp của sông Mê Kông; các kênh thuỷ lợi như Hồng Ngự, Long An, Đồng Tiến, An Hoà, Phú Hiệp. Với hệ thống bờ đê bao quanh VQG có tổng chiều dài lên đến 59km để giữ nước. Mực nước bên trong VQG được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn quốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ.

- Tài nguyên đất: được chia thành 5 nhóm đất chính bao gồm:

+ Nhóm đất cát cổ: đây có thể coi là loại đất đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp được hình thành từ quá trình phong hoá trầm tích Pleistocenne với diện tích hiện nay của toàn vườn là 154ha.

+ Nhóm đất xám mùn.

+ Nhóm đất dốc tụ trên trầm tích.

+ Nhóm đất phù sa nén phèn.

+ Nhóm đất phèn hoạt động.

- Tài nguyên sinh vật: VQG là một rừng tràm nguyên sinh được đưa vào bảo tồn và phát triển du lịch, chính vì thế hệ sinh vật học ở đây rất đa dạng với nhiều loài động vật, thực vật phong phú.

+ Hệ động vật: đây là địa bàn cư trú của hơn 130 loài cá nước ngọt chiếm khoảng ¼ số loài cá của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó còn có hơn 231 loài chim với 32 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới như: Ngan cánh trắng, Đại bàng đen, Ô tác, Công đất, Cổ rắn, Điêng điểng, Bồ nông chân xám,…đặc biệt là Sếu cổ trụi và Sếu đầu đỏ.

+ Hệ thực vật: với đặc điểm trầm tích địa mạo tạo nên hệ mùn dinh dưỡng cho các loài cây sinh trưởng và phát triển nên VQG hiện nay có được các quần xã thực vật tự nhiên rất đa dạng. Từ kết quả khảo sát từ năm 2005 – 2006 của BQL VQG đã ghi nhận được 130 loài

thực vật với 6 kiểu quần xã đặc trưng như: Quần xã sen, quần xã năn, lúa ma, cỏ ống, mồm mốc, và đặc trưng nhất là quần xã rừng tràm.

2.2.1.2. Tiềm năng du lịch

- VQG Tràm Chim là một VQG được nhà nước qui hoạch, bảo tồn. Bên cạnh những nguồn tài nguyên du lịch chung thì vị trí địa lý thuận lợi là nét riêng của Tràm Chim. Nằm ngay trên trục đường tỉnh 834 của Đồng Tháp, cách quốc lộ 30 khoảng 18km, cách tp. Cần Thơ khoảng 130km, tp. Hồ Chí Minh khoảng 200km bằng đường ô tô rất thuận lợi cho việc tham quan nhất là vào dịp lễ tết và ngày chủ nhật.

- Là một trong 2000 khu Ramsan của thế giới, là khu Ramsan thứ 4 của Việt Nam nên số lượng khách du lịch biết đến Tràm Chim rất lớn, là cơ sở để doanh thu du lịch từ du khách hàng năm đến với khu du lịch này ngày càng tăng.

- Nếu như hoạt động tham quan tại Gáo Giồng và Xẻo Quýt du khách có thể đi bộ hoặc ngồi thuyền ba lá, thì VQG Tràm Chim sẽ thực hiện việc tham quan dựa trên mỗi tuyến cố định đã được xây dựng mà du khách lựa chọn. Với 5 tuyến cụ thể, từng đoàn khách sẽ được ngồi trong “tắc rán” nghe tiếng máy chạy, tiếng sóng vỗ, tận hưởng những làn gió tự nhiên mát đến lạnh người. Xung quanh con tàu là sự hoang vu của một VQG rộng lớn, nơi đây chỉ có tràm bám rễ sâu vào đất, những cánh đồng cỏ xanh mướt hay những đàn chim bay kín cả bầu trời phía trước đoàn tham quan.

- Một đặc điểm nổi bật của VQG Tràm Chim là việc xây dựng các cuộc sống trải nghiệm lênh đênh sông nước vào mùa nước nôi. Tại đây, khách du lịch sẽ được ở nhà sàn giữa mênh mông nước lũ trong VQG, tiếng song vỗ bờ, vỗ mạn thuyền, vỗ rì rầm dưới sàn nhà mà chỉ có vùng Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung mới có được nét đặc trưng này trong du lịch. Nhưng hoạt động này chỉ được thực hiện khi độ an toàn được đảm bảo cho du khách cũng như việc bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên được cam kết thực hiện.

2.2.2. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng‌


2.2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 18km về phía Bắc. Gáo Giồng là một trong những rừng tràm sản xuất lớn nhất của tỉnh Đồng Tháp và được qui hoạch vùng trung tâm rừng tràm trở thành một khu du lịch sinh thái từ năm 2003 nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân và khách du lịch.

Nằm cận thành phố Cao Lãnh có tọa độ địa lý là 10019B đến 10040’B và từ 105033’25” Đ đến 105049’00”Đ nên Gáo Giồng mang nhiều nét chung của tự nhiên tỉnh Đồng Tháp.

- Địa hình: tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng tây bắc – đông nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập nước thời gian từ 4 - 5 tháng/năm.

- Khí hậu và thuỷ văn: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2.710giờ nắng/ năm, nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,30C – 32,80C, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.

+ Lượng mưa bình quân hàng năm thấp 1.332mm. Vào mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô (mùa kiệt): từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh triều hầu như thấp hơn các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm tưới bổ sung nước cho cây trồng. Lượng mưa thấp, chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa của năm. Trong những tháng này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.

+ Chế độ thủy văn có thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa khô.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn tiếp giáp sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố, kênh An Phong - Mỹ Hòa, kênh Tháp Mười, kênh Cái Bèo, kênh số 1... nên khá phong phú thuận lợi cho việc phát triển cây trồng - vật nuôi, vận chuyển hàng hóa và phát triển du lịch sinh thái.

2.2.2.2. Tiềm năng du lịch

- Gáo Giồng có vị trí tương đối thuận lợi cho khách tham quan du lịch cả đường bộ lẫn đường thuỷ. Cách quốc lộ 30 khoảng 15km, Gáo Giồng nằm giữa mênh mông đại ngàn của một rừng tràm xanh mướt. Từ Mỹ Hiệp, mất chưa đầy một giờ để đến với Gáo Giồng bằng xe, hoặc lênh đênh sông nước theo dòng chảy.

- Tuy là điểm DLST nằm xa các trục đường chính của tỉnh, nhưng Gáo Giồng lại rất có tiềm năng du lịch về các hoạt động sinh thái tại đây.

- Tham quan DL tại Gáo Giồng, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống giữa rừng tràm hoang sơ. Trải nghiệm cuộc sống trong rừng, tự tay “vỡ trà bắt cá” để mang về làm ra những món ăn đặc sản đồng quê. Vào mùa nước nổi, Gáo Giồng cũng sẽ đưa khách DL lênh đênh trên mặt nước len lỏi vào từng cánh rừng tràm để tháy được sự gần gũi của thiên nhiên như: chim mẹ mớm mồi cho chim non, thả câu, giăng lươi hay sống lênh đênh trên ghe thuyền trên dòng lũ. Tất cả tạo nên cho Gáo Giồng nét đặc biệt là thú vị.

- Ngồi thuyền ba lá, nghe những cô lái đò mặc áo bà ba vừa tay chèo vừa ngân nga tiếng ca vọng co ngọt ngào, luôn tạo cho khách niềm vui trong mỗi chuyến đi.

2.2.3. Khu căn cứ di tích Xẻo Quýt‌


2.2.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khu du lịch sinh thái – căn cứ cách mạng Xẻo Quýt thuộc địa bàn hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp thuộc huyện Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp. Một căn cứ giữa lòng người dân được bảo tồn nguyên trạng: nhà hầm, công sự, hầm bí mật,…giúp du khách biết được khung cảnh của cuộc sống khắc nghiệt thời kháng chiến chống Mỹ.

Về điều kiện tự nhiên : do cùng nằm trong toạ độ địa lý nên các điều kiện tự nhiên của Xẻo Quýt không có gì khác so với Tràm Chim và Gáo Giồng.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng số giờ nắng trên 2000 giờ, lượng mưa

trung bình khoảng 1300mm/ năm và mưa chủ yếu vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm khi nước lũ từ đầu nguồn sông Mê Kông tràn về. Điều này gây ra tình trạng ứ nước và ngập ở các vùng trũng trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng.

Nằm trên quốc lộ 30, khu du lịch sinh thái – căn cứ cách mạng Xẻo Quýt gợi cho du khách một sự tò mò về cái tên của mình. Với diện tích hơn 50 ha nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp thuộc huyện Cao Lãnh, Xẻo Quýt là một trong những điểm du lịch về nguồn độc đáo và để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách đến Xẻo Quýt

2.2.3.2. Tiềm năng phát triển du lịch

- Xét về vị trí thì Xẻo Quýt có vị trí thuận lợi hơn trong việc thu hút khách du lịch so với Tràm Chim và Gáo Giồng.

- Nằm ngay trên trục đường chính của tỉnh là QL 30 và QL54, cách không xa tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Chính điều kiện này đã giúp cho Xẻo Quýt có lượng khách tham quan đông, nhát là dịp lễ tết và ngày chủ nhật.

- Năm 2013, UBND tỉnh Đồng Tháp kết hợp với Sở VH – TT&DL đã chỉ đạo qui hoạch Xẻo Quýt thành điểm DLST đặc biệt của tỉnh nhà. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư và hấp dẫn sự đầu tư từ bên ngoài.

- Một tài nguyên DL quan trọng nữa của Xẻo Quýt đó là giá trị văn hoá lịch sử kết hợp với DLST. Là căn cứ quân sự bí mật trong thời gian kháng chiến, nơi chứng kiến bao trận đánh ác liệt, nơi diễn ra cuộc sống của hàng vạn chiến sĩ yêu nước, nơi các hầm sâu thiếu ánh đèn nhưng lại rực lửa những trái tim thù giặc. Tất cẩ để lại đến ngày nay cho Xẻo Quýt một giá trị lịch sử oanh liệt. Xẻo Quýt trở thành khu căn cứ không dừng lại ở việc tham

quan mà còn là quá trình học tập lịch sử chiến đấu oanh liệt một thời của người dân xứ uỷ Nam Kỳ. Đồng thời là hoạt động tham quan sinh thái tự nhiên. Điều này giúp cho Xẻo Quýt có nét đặc trưng trong phát triển DL.

2.2.4. Một số điểm tài nguyên du lịch sinh thái khác‌


Xét về tổng thể, với lịch sử phát triển hơn 300 năm, tỉnh Đồng Tháp là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và hệ sinh thái đất ngập nước. Về tài nguyên DLST bên cạnh VQG Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt là nơi bảo tồn nhiều thực vật với bốn bề là màu xanh của rừng tràm, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đặc biệt là Sếu đầu đỏ được ghi vào sách đỏ thế giới. Đồng Tháp còn xây dựng nên những loại hình du lịch văn hoá lịch sử kết hợp tiêu biểu dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương để ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan đến những nơi có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, thanh bình.

Lăng Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là thân sinh của Bác Hồ. Đến đây, bên cạnh việc thăm ngôi nhà sàn là nơi trưng bày tiểu sử, sự nghiệp của Cụ phó và Bác Hồ thì du khách còn được hưởng một không khí nhẹ nhàng của hương sen thơm ngát. Hồ sen hình ngôi sao năm cánh tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch của Cụ phó bảng được xây dựng xung quanh vòm mộ Cụ phó. Nhà sàn và ao cá Bác Hồ cũng được xây dựng để thấy được cuộc sống giản dị và gần gũi của Người. Thăm quan lăng Cụ phó trong lòng du khách như được trở về với cội nguồn của con người yêu nước và cả cái cảm nhận được sự thanh bình của miền quê với con kênh, cái rạch, từng cây cầu khỉ, từng hàng cây xanh toả hương hoa và trái ngọt bên mái nhà truyền thống xưa. Hiểu lịch sử và cảm nhận được thiên nhiên. Đây chính là sự kết hợp tiêu biểu của DLST và du lịch văn hoá lịch sử của Đồng Tháp đang được phát triển.

Khu di tích Gò Tháp của thành phố Cao Lãnh là một di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Đến Gò Tháp là tìm đến với một nền văn hoá cổ Óc Eo của Vương quốc Phù Nam xưa. Không chỉ có nét văn hoá cách đây hơn 1500 năm, lịch sử của các cuộc kháng chiến của dân tộc, mà Gò Tháp còn sẽ bất ngờ bởi bầu không khí với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường sinh thái hoang sơ. Vào mùa nứơc nổi, bông súng, sen, năn, lác xanh mượt đua nhau đâm chồi nảy lộc và trổ hoa cùng lũ chim trời kiếm ăn, làm tổ náo nhiệt, tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng hữu tình thu hút du khách đến tham quan khám phá. Với lễ hội truyền thống hàng năm cùng với các hoạt động văn hoá văn nghệ thì DLST cũng là một tiềm năng đầy phát triển tại khu di tích Gò Tháp này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023