Tổng Quan Lý Thuyết Và Thực Nghiệm Về Cơ Chế Truyền Dẫn Tiền Tệ Thông Qua Kênh Tín Dụng Ngân Hàng

mối quan hệ dài hạn trở về trạng thái cân bằng sau mỗi cú sốc. Điều này có ngụ ý chỉ ra rằng công cụ kiểm soát tăng trưởng tín dụng nói chung cũng như giới hạn tăng trưởng tín dụng vào các khu vực ưu tiên vẫn là một công cụ tiền tệ truyền thống được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Giới hạn tăng trưởng được các nước trên thế giới sử dụng theo hai hình thức khác nhau: giới hạn tăng trưởng tín dụng chung và giới hạn tăng trưởng đối với một số lĩnh vực.

• Tương tự như vậy, lãi suất thị trường có mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn với cung tín dụng. Điều này đưa ra ngụ ý điều hành CSTT làm thay đổi lãi suất thị trường sẽ hiệu quả hơn để giảm cung tín dụng, và qua đó tín dụng sụt giảm sẽ tác động đến lạm phát. Rõ ràng, sản lượng nền kinh tế có mối quan hệ rất chặt với tín dụng, do đó cắt giảm tín dụng đột ngột sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế, mặc dù mục tiêu của thắt chặt tín dụng để chặn đà tăng của lạm phát. Từ đây, luận án mới mở mang tính khoa học nghiên cứu là NHNN không thắt chặt tín dụng đột ngột để kiểm soát lạm phát vì giải pháp này sẽ gây tổn thương đến nền kinh tế do tác động của việc phân bổ lại nguồn lực.

6. Bố cục của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo luận án được chia thành 4 chương:

• Chương 1: Tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng

• Chương 2: Thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam thông qua kênh tín dụng ngân hàng

• Chương 3: Phân tích định lượng xác định sự tồn tại kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam

• Chương 4: Kết luận và giải pháp gợi ý

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ THÔNG QUA KÊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Nội dung chính của chương này sẽ dẫn luận cơ sở lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng. Theo cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng, chính sách tiền tệ sử dụng các công cụ như lãi suất, tỉ lệ dự trữ bắt buộc để tác động đến hành vi của các tổ chức tín dụng trung gian đối với hoạt động huy động vốn (nguồn cung tín dụng) và hoạt động cho vay (cầu tín dụng), và qua đó truyền dẫn đến nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Từ cơ sở lý thuyết, đề tài tổng quan các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào việc phân tích kênh tín dụng ngân hàng. Tổng quan nghiên cứu cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam được thực hiện để so sánh, đối chiếu với cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm trên thế giới về kênh tín dụng ngân hàng để tìm kiếm khoảng trống nghiên cứu chưa được khai thác. Vì vậy, cấu trúc của chương bao gồm 2 phần chính và một phần kết luận sau đó. Phần thứ nhất mô tả tổng quan lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tiền tệ. Phần thứ hai trình bày nghiên cứu thực nghiệm về kênh tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ và thực tế nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ nói chung cũng như kênh tín dụng ngân hàng nói riêng.

1.1. Tổng quan lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tiền tệ

Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM - 3

Cơ chế truyền tải tiền tệ được hiểu là quá trình qua đó các quyết định điều hành chính sách tiền tệ sẽ tác động đến sự thay đổi về GDP và lạm phát (Taylor, 1995). NHTW sử dụng các công cụ tiền tệ khác nhau để tác động đến nền kinh tế. Miskin (1995) đã khái quát hóa cơ chế truyền tải tiền tệ thông qua các kênh khác nhau, bao gồm: kênh tín dụng, kênh lãi suất, kênh tỉ giá và kênh giá tài sản. Nội dung trong phần này khái quát hóa các kênh truyền dẫn tiền tệ và sau đó sẽ tập trung phân tích kỹ về kênh tín dụng ngân hàng – cơ sở lý thuyết đề tài để làm cơ sở xác định sự tồn tại kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam.

1.1.1. Kênh lãi suất

Chính sách lãi suất thay đổi tác động trực tiếp đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng, giá tài sản, tỉ giá hối đoái và kỳ vọng của công chúng về tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Lần lượt, kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế và lạm phát lại tác động trở lại đến giá tài sản, tỉ giá. Mặc dù, kênh lãi suất vận hành

thông qua 4 kênh chính nêu trên, nhưng mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của chúng khác nhau giữa các nước và các thời điểm khác nhau.

Kênh lãi suất chủ yếu hướng đến tác động tới các mức lãi suất thị trường như lãi suất cho vay tiêu dùng, lãi suất cho vay mua nhà,… cũng như lãi suất tiền gửi tại các định chế tài chính. Lãi suất thị trường giảm kéo theo chi phí đi vay và lãi tiền gửi sụt giảm, qua đó khuyến khích doanh nghiệp, người tiêu dùng mở rộng đầu tư và vay tiêu dùng. Kết quả, tổng cầu hàng hóa và dịch vụ tăng lên.

Một đặc điểm quan trọng của kênh lãi suất là nhấn mạnh đến chính sách lãi suất thực hơn là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất thực trong dài hạn sẽ có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, tiêu dùng của nền kinh tế và cung cấp cơ chế thực thi chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế. Với mức lãi suất danh nghĩa ở mức thấp, mở rộng cung tiền có thể dẫn đến kỳ vọng giả cả tăng lên và từ đây là kỳ vọng về lạm phát, do đó lãi suất thực sẽ giảm (Mishkin, 1996).

1.1.2. Kênh tỉ giá

Truyền tải tiền tệ thông qua tỉ giá đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế mở cũng như trong các nước phát triển nơi mà thị trường trái phiếu, cổ phiếu và bất động sản còn sơ khai. Dưới chế độ tỉ giá linh hoạt CSTT thắt chặt sẽ làm tăng lãi suất và truyền tải đến tăng nhu cầu đối với tiền gửi nội tệ và các sản phẩm tài chính trong nước, đồng thời giảm nhu cầu đối với tiền gửi ngoại tệ và các sản phẩm tài chính nước ngoài và qua đó làm tăng giá danh nghĩa và thực tế đồng nội tệ. Tăng giá đồng nội tệ có thể kéo theo tăng giá của hàng hóa trong nước so với hàng hóa của nước ngoài, do đó cầu về hàng hóa trong nước có thể sụt giảm. Giá cả hàng hóa trong nước tăng lên làm cho giá của hàng hóa nước ngoài rẻ đi tương đối, kết quả làm suy yếu cán cân thương mại. Tỉ giá thay đổi không chỉ tác động tới tổng cầu, mà còn có thể ảnh hưởng đến tổng cung. Đồng nội tệ tăng giá có thể làm giảm chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều đầu vào nhập khẩu. Như vậy, ngược với tổng cầu, sản lượng hàng hóa của các doanh nghiệp này tăng lên.

Ngoài tác động đến tổng cung, tổng cầu như đã đề cập ở phần trên, việc tăng giá đồng nội tệ cũng tác động trực tiếp đến cân đối kế toán và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Việc tăng giá đồng nội tệ có thể tác động đến các doanh nghiệp đang vay nợ nước ngoài. Tăng giá đồng nội tệ sẽ giảm sức ép chi phí trả nợ nước ngoài, qua đó cải thiện trạng thái cân đối kế toán.

1.1.3. Kênh giá tài sản

Các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ cho rằng sự thay đổi của CSTT không chỉ truyền tải thông qua lãi suất và tỉ giá mà còn thông qua giá cả của tất cả các loại tài sản, cụ thể là cổ phiếu. Theo cách tiếp cận này, cơ chế truyền tải tiền tệ ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng và lý thuyết đầu tư của Tobin.

Theo các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ, lãi suất tăng lên do CSTT thắt chặt tạo ra đầu tư vào trái phiếu hấp dẫn hơn là đầu tư vào cổ phiếu, kết quả là giá cổ phiếu sụt giảm, do đó giá trị tài sản ròng sẽ thay đổi. Hơn nữa, khi CSTT thắt chặt, lãi suất tăng lên cũng cản trở công chúng sử dụng đòn bẩy để đầu tư cổ phiếu, qua đó tác động đến sự giảm giá cổ phiếu do cầu chững lại. Theo Tobin (1969), khi sự sụt giảm của Hệ số giá trị thị trường của doanh nghiệp được tính thông qua giá cổ phiếu chia cho chi phí thay thế vốn kinh doanh, nhà xưởng và thiết bị thì doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư vào vốn kinh doanh, nhà xưởng, thiết bị. Kết quả, chi đầu tư và sản lượng đều thấp hơn.

Sự giảm giá của cổ phiếu có thể làm xấu đi hệ số nợ/vốn và làm giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp phải cắt giảm chi tiêu đầu tư hoặc tạm dừng mở rộng sản xuất kinh doanh, do đó sản lượng bị ảnh hưởng.

Như vậy, tổng quan cơ chế truyền dẫn tiền tệ đã cung cấp bức tranh chính sách tiền tệ thực thi có thể đi qua các kênh khác nhau để cuối cùng tác động đến nền kinh tế. Với phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào phân tích và xác định cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. Do đó, phần kế tiếp sẽ trình bày kỹ hơn cơ sở lý thuyết của cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua kênh tín dụng ngân hàng.

1.1.4. Kênh tín dụng ngân hàng

Kênh tín dụng trong cơ chế chuyển tải tiền tệ tồn tại do thông tin bất đối xứng trên thị trường tiền tệ và hoạt động thông qua tác động lên tín dụng ngân hàng và bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình.

Theo Mishkin (1996), cơ chế truyền dẫn qua kênh tín dụng ngân hàng được thực thi thông qua thay đổi các công cụ chính sách. Tỉ lệ dự trữ giảm sẽ dẫn đến mở rộng nguồn vốn khả dụng của ngân hàng sau khi trích dự trữ bắt buộc theo tỉ lệ mới. Kết quả ngân hàng có khả năng cho vay ra nhiều hơn cộng với chi phí vốn được kéo xuống, dẫn đến mở rộng đầu tư và gia tăng giá trị sản xuất và sau đó là lạm phát. Hệ

thống ngân hàng đóng vai trò trung gian quan trọng trong nền kinh tế thông qua việc thực hiện chức năng trung gian tín dụng – cầu nối giữa khu vực dư thừa vốn với khu vực có nhu cầu vốn cho mục đích sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng. Với chức năng này, các ngân hàng đã thực hiện truyền dẫn vốn cho nền kinh tế, qua đó thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị cho nền kinh tế. Chính sách tiền tệ thắt chặt, thông qua tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá, buộc các ngân hàng phải xem xét lại cơ cấu tiền gửi nhằm hạn chế tỉ trọng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tăng lên; gia tăng loại hình tiền gửi mà ít chịu tác động của việc tăng dự trữ bắt buộc hoặc các ngân hàng phải cắt giảm dư nợ cho vay hay giảm đầu tư vào trái phiếu. Ngược lại, CSTT mở rộng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng gia tăng nguồn vốn để mở rộng cho vay hoặc mở rộng đầu tư trái phiếu. Trên cơ sở lập luận như vậy, Bernanke và Blinder (1988) đã đi tiên phong xây dựng mô hình giải thích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ. Từ đây, rất nhiều học giả đã tìm kiếm bằng chứng để ủng hộ hay nghiên cứu mở rộng kênh tín dụng ngân hàng như Bernanke và Blinder (1992); Kashyap, Stein và Wilcox (1993); Kashyap và Stein (1995).

Bernanke và Blinder (1988) đã thiết lập 3 giả định nhằm hỗ trợ xây dựng mối quan hệ cân bằng trong thị trường tiền tệ; thị trường tín dụng; và thị trường hàng hóa. Thứ nhất, theo quan điểm lãi suất giá cả không điều chỉnh đồng thời và phản ứng toàn bộ với sự thay đổi của cung tiền. Nghĩa là, tiền tệ không phải trung tính, ít nhất là trong ngắn hạn. Thứ hai, hoạt động thị trường mở phải ảnh hưởng đến nguồn cung tín dụng của các TCTD. Điều này có nghĩa NHTW sử dụng thị trường mở làm thay đổi nguồn thanh khoản của các TCTD, qua đó tác động đến nguồn cung tín dụng. Thứ ba, tín dụng và trái phiếu không phải là loại tài sản có thể thay thế hoàn hảo như là nguồn tín dụng đối với một số đối tượng vay vốn ngân hàng. Tất nhiên, điều kiện này có thể được mở rộng ra bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và khoản vay tín dụng phi ngân hàng cũng không phải là loại tài sản thay thế hoàn hảo với tín dụng ngân hàng như là một nguồn tín dụng mà một số người vay vốn ngân hàng có thể tiếp cận được. Điều kiện thứ ba ngụ ý rằng một số người vay/các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, mà không có khả năng phát hành công cụ nợ (trái phiếu) để bù đắp cho phần vốn thiếu hụt mà không tiếp cận được ngân hàng. Điều kiện thứ hai và thứ ba trong mô hình của Bernanke và Blinder (1988) chính là điều kiện để hình thành kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ.

Như vậy Bernanke và Blinder (1988) gợi ý một mô hình đơn giản để xây dựng kênh tín dụng ngân hàng. Khu vực tư nhân sẽ phân bổ và lựa chọn giữa hai loại tài sản

13

là tiền và trái phiếu; đồng thời nợ của khu vực này chính là các khoản tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng tham gia quá trình phân bổ tài sản thông qua hoạt động tạo tiền từ việc huy động tiền gửi, mua trái phiếu hay cấp tín dụng cho khu vực tư nhân.

Khu vực tư nhân có thể lựa chọn vay vốn từ ngân hàng hay sẽ phát hành trái phiếu, do đó hàm cầu tín dụng sẽ phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu, , và lãi suất cho vay của các ngân hàng, . Hơn nữa, cầu tín dụng ngân hàng còn phụ thuộc vào quy mô hoạt động của nền kinh tế, , nghĩa là quy mô kinh tế mở rộng thì nhu cầu vốn tăng lên. Từ đây, hàm cầu tín dụng,, được định nghĩa như sau:

− +

,,

+

Giả định bỏ qua giá trị tài sản ròng, nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ toàn bộ tiền gửi, , của nền kinh tế. Sử dụng vốn của ngân hàng được phân chia thành ba loại tài sản khác nhau, bao gồm: dự trữ bắt buộc, ; trái phiếu,; và cho vay khách hàng,. Như vậy, bảng cân đối của ngân hàng được định nghĩa như sau:

++=

Do cung cầu vốn và thanh khoản của thị trường mà ngân hàng đang tham gia, nên việc tính toán chính xác được dự trữ vừa đủ theo yêu cầu của NHTW là không thể, do đó dự trữ của ngân hàng, , thường được tách thành 2 phần: dự trữ bắt buộc của NHTW, , và phần dự trữ dư thừa, . là tỉ lệ dự trữ bắt buộc mà các TCTD dựa vào đó để tính ra mức tiền gửi dự trữ bắt buộc để tại NHTW. Như vậy, = +

. Từ đây, nguồn vốn có sẵn của ngân hàng được phép sử dụng để cho vay nền kinh tế sẽ là:

+ + = 1 −

Từ đây, hàm cung tín dụng,, được thiết lập như sau:


= +,

1 −

Như vậy, điều kiện cân bằng của thị trường tín dụng là:


= ⟺ , +, + = +,

1 −

Phần dự trữ dư thừa phụ thuộc vào lãi suất tín dụng và lãi suất trái phiếu, khi nhu cầu tín dụng tăng cao, các ngân hàng luôn rơi vào trạng thái thiếu nguồn vừa cho nhu cầu thanh khoản vừa cho nhu cầu tín dụng mới, do vậy phần vượt dự trữ thường là bằng không, thậm chí các ngân hàng còn sử dụng cả phần DTBB và sau đó bù lại vào

14

những ngày tiếp theo để đảm bảo trong kỳ vẫn tuân thủ quy định của NHTW, do đó được xác định bởi

= ̅, 1 −


Tương tự vậy, trái phiếu được xác định bởi


= , 1 −

+

Trong nền kinh tế, tỉ trọng khu vực tư nhân vay của hệ thống ngân hàng sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc khu vực này phát hành công cụ nợ. Với thực tế đó, Bernanke và Blinder (1988) giả định tác động của lãi suất cho vay đến cung tín dụng đủ lớn vượt xa tác động đến trái phiếu, do đó lãi suất cho vay không ảnh hưởng đến phần dự trữ vượt so với quy định của NHTW. Từ đây, phần dự trữ bắt buộc phụ trội được định nghĩa như sau:

= 1 −

Như vậy, hàm cung tiền gửi được định nghĩa như sau:


=

+

Với giả định nền kinh tế không có tiền mặt lưu thông ngoài thị trường, cầu tiền gửi sẽ được xác định như sau:

+

,

Cầu tiền gửi được hiểu là nhu cầu nhu cầu vốn của nền kinh tế mong muốn được sử dụng từ nguồn tiền mà TCTD nhận gửi, huy động. Trong khi đó, cầu tiền là mục đích nắm giữ tiền để giao dịch, nghĩa là thông qua hình thức tiền mặt, tiền gửi (sử dụng phương thức chuyển khoản). Như vậy, cầu tiền gửi sử dụng phân tích trong mô hình và cầu tiền là không khác nhau về ý nghĩa kinh tế (loại trừ giả định trong mô hình nghiên cứu của Bernanke và Blinder (1988) để thuận tiện biến đổi mô hình là đã loại bỏ không có tiền mặt giao dịch).

Do đó, cân bằng trong thị trường tiền tệ được thiết lập như sau:


, =

+ +

Thay điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ vào điều kiện cân bằng của thị trường tín dụng sẽ đạt được

=,, =, 1 −

+ +

+ − +

Phần trên mới chỉ đề cập đến thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng mà chưa đề cập đến thị trường hàng hóa thì mới đảm bảo sự vận hành của kênh tín dụng ngân hàng. Dựa trên đường cong IS truyền thống, sản lượng của nền kinh tế được xác định như sau:

=,

Giả định ! /! không quá lớn, cân bằng trong thị trường tín dụng được viết lại như sau:

= #


Từ đây,

+, +,


= $ , # %

− +, +,


và được Bernanke và Blinder (1988) gọi là đường cong hàng hóa và tín dụng CC. Rõ ràng, đường cong CC có độ dốc âm như đường cong IS trong cơ sở lý thuyết IS-LM. Do vậy, mối quan hệ giữa đường cong CC và đường cong LM được thiết lập cân bằng theo đồ thị minh họa dưới đây:


C

M

L

C

i



y


Đồ thị 1.1: Mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng

Nguồn: Bernanke và Blinder (1988)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022