Bảng Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thốn


có xu hướng có tài sản và tiền gửi chính cao hơn cũng như ít rủi ro hơn. Những phát hiện này cho thấy rằng các ngân hàng tham gia vào các hoạt động NHPTT có nhiều nguồn vốn đa dạng hơn và khả năng tiếp cận thị trường tài chính nhiều hơn, giúp giảm thiểu rủi ro.

Hahm (2008) nghiên cứu các yếu tố quyết định và hậu quả của việc thay đổi cơ cấu thu nhập của các NHTM trong thời đại tập đoàn tài chính. Sử dụng phương pháp OLS tổng hợp và phương pháp ước lượng REM với tập dữ liệu 662 NHTM tương đối lớn tại 29 quốc gia OECD từ năm 1992 đến 2006, nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô tài sản tương đối lớn, biên lãi ròng thấp, tỷ lệ cho vay bị suy giảm cao và tỷ lệ chi phí thu nhập cao có xu hướng không cao hơn lãi cổ phần. Về yếu tố kinh tế vĩ mô, các ngân hàng ở các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, môi trường lạm phát ổn định và thị trường chứng khoán phát triển tốt có xu hướng thể hiện tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao hơn.

Sáng & Hoa (2013) tìm hiểu các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012. Với bộ dữ liệu bảng không cân đối của 29 NHTM Việt Nam, cả 2 phương pháp ước lượng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) được sử dụng để ước lượng tác động của các yếu tố thuộc về bên trong ngân hàng đến thu nhập ngoài lãi. Cụ thể, biến phụ thuộc là phần trăm thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản và các biến độc lập là những nhân tố thuộc về ngân hàng như tỷ lệ số nhân viên toàn thời gian trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi, quy mô ngân hàng, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tổng tài sản, tăng trưởng quy mô tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tương đối và lợi nhuận trên tổng tài sản tương đối. Kết quả hồi quy cho thấy thu nhập ngoài lãi trong giai đoạn này chỉ phụ thuộc vào 5 nhân tố là cho vay trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng và lợi nhuận trên tổng tài sản. Trong đó, cho vay trên tổng tài sản và quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều lên thu nhập ngoài lãi, các yếu tố còn lại đều có tác động cùng chiều.

Firth và cộng sự. (2016) sử dụng bộ dữ liệu bảng và mô hình hồi quy FEM cho các NHTM của Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2007 để điều tra mối quan hệ giữa tỷ lệ thu nhập phi truyền thống của ngân hàng với các đặc điểm hoạt động và tài chính của ngân hàng sau khi phân tích về loại hình sở hữu, thay đổi chính sách của chính phủ và sự khác biệt về môi trường thể chế giữa các khu vực. Kết quả cho thấy rằng các ngân hàng có biên lãi ròng hẹp có động lực mạnh hơn để phát triển các hoạt động phi truyền thống. Hơn nữa, các ngân


hàng đặt tại các khu vực ít có sự can thiệp của chính quyền địa phương thì có ít hoạt động NHPTT hơn. Bằng chứng cho thấy loại hình sở hữu của ngân hàng có một số ảnh hưởng đến việc theo đuổi các hoạt động phi truyền thống. Và bằng chứng hỗn hợp và yếu cho thấy việc Trung Quốc gia nhập WTO và việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương giúp kích thích các hoạt động phi truyền thống của các ngân hàng. Cuối cùng, hoạt động NHPTT có mối liên hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, mặc dù không đáng kể.

Và gần đây, nghiên cứu của Hùng (2019) đã sử dụng số liệu của 27 NHTM cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2017 và mô hình hồi quy FEM để tìm hiểu về các yếu tố vĩ mô tác động đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng; Tỷ lệ lạm phát; Lãi suất bình quân liên ngân hàng và chỉ số quản trị cấp quốc gia (WGI) đều có tác động tiêu cực đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM cổ phần tại Việt Nam.

Qua phần tổng quan các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT thì chủ yếu là nghiên cứu ở nước ngoài và các yếu tố thường được xem xét đó là quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tiền gửi chính, dự phòng rủi ro cho vay tỷ lệ tài sản thanh khoản; rủi ro lãi suất, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trên tác động khác nhau đến hoạt động NHPTT tùy vào mô hình, phạm vi nghiên cứu. Trong các nghiên cứu được tìm thấy thì chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu yếu tố số lượng chi nhánh ngân hàng tác động đến hoạt động NHPTT.

Ở Việt Nam có nghiên cứu của Sáng & Hoa (2013) về các yếu tố tác động đến thu nhập phi lãi ở các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và nghiên cứu của Hùng (2019) về các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới thu nhập ngoài lãi của các NHTM cổ phần Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này góp phần bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm cũng như cơ sở lý thuyết giải thích các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT của các NHTM Việt Nam.


Bảng 2.7. Bảng tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi truyền thốn

giả PPNC Đo lường hoạt động NHPTT Biến độc lập Các yếu tố ảnh hưởng

rs &

GLS,

NTA = Tỷ lệ NII7 điều chỉnh/ tổng

Hoạt động

Quy mô ngân hàng; NIM; tỷ lệ tiền

ey FEM,

thu nhập (với tỷ lệ NII điều chỉnh

NHPTT

chủ sở hữu; tỷ lệ tài sản thanh khoản

9) REM

= tổng NII – phí dịch vụ và phí

dự phòng rủi ro cho vay

trên tiền gửi

oung

GLS,

4 biến:

Tỷ lệ thu nhập

Hiệu quả tài chính tương đối; tỷ lệ ch

Rice

REM

- NII ratio = tỷ lệ NII/tài sản

phi lãi (NII ratio)

vay bất động sản; tỷ lệ cho vay c

4b)

- NII ratio1 = tổng NII/tài sản

thương mại; tỷ lệ tiền gửi chính; tỷ lệ

- NII ratio2 = NII từ phí dịch vụ thời gian; quy mô ngân hàng; chỉ

trên tài khoản tiền gửi/tài sản trường herfindahl; tốc độ tăng trưởn

- NII ratio3 = (tổng NII – phí dịch việc làm tại tiểu bang; khoa học côn

vụ)/tài sản số lượng máy atm; số lượng giao dị

- NII ratio4 = (tổng NII – phí dịch tiền mặt trên đầu người; lượng đô

vụ và thu nhập từ hoạt động giao tương hỗ trên đầu người; và số lư


imi và sự.


FEM, REM

dịch)/tài sản


Thu nhập từ phí = tỷ lệ giữa thu nhập phí từ đầu tư của các cổ đông


FEE = thu nhập từ phí/tổng tài

chứng khoán được bảo đảm bằng th người.

Quy mô ngân hàng; lợi nhuận ngân h gửi chính; rủi ro ngân hàng (rủi ro v

6) hoặc quỹ ngân hàng Hồi giáo +

sản

dụng)

thu nhập phí từ đầu tư của quỹ của người gửi tiền trên tổng tài sản.

m OLS,

thu nhập phi lãi ròng = doanh thu

NIIR = thu nhập

- Các biến thuộc về ngân hàng: tài s

8) REM

hoa hồng ròng + thu nhập phí ròng

phi lãi

có trên tài sản, tỷ lệ cho vay suy gi

+ thu nhập kinh doanh ròng + thu nhập hoạt động khác.

ròng/doanh thu hoạt động ròng

cho vay, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên chi phí thu nhập

- Các yếu tố vĩ mô: thu nhập bình q tính bằng đô la Mỹ (theo phương ph


hập phi lãi

tăng trưởng GDP thực, lãi suất thực, và vốn hóa thị trường chứng khoán so nghĩa

& FEM,

Thu nhập phi lãi Tỷ lệ thu nhập

Tỷ lệ số nhân viên toàn thời gian trên

(2013)

REM

ngoài lãi trên

lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn

tổng tài sản tổng tài sản, tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổ

cho vay trên tổng tiền gửi, quy mô nhuận

trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tổ trưởng quy mô tổng tài sản, lợi nhuậ sở hữu tương đối và lợi nhuận trê tương đối

và Hồi quy

- Tỷ lệ thu nhập phi truyền thống

NTR; NTR*;

NIM (khả năng sinh lời của hoạt đ

sự.

OLS

(NTR) = (thu nhập từ hoạt động

NFC (thu nhập

truyền thống); tỷ lệ tài sản thanh kh

6) khác – thu nhập ròng từ phí và hoa

từ phí và hoa

rủi ro cho vay; quy mô ngân hàng; lo

hồng)/(doanh thu lãi ròng + thu

hồng)

thay đổi về chính sách (gia nhập NIM

nhập từ hoạt động khác) suất); chỉ số môi trường thể chế khu v

- NTR* = thu nhập từ hoạt động khác/ (doanh thu lãi ròng + thu nhập từ hoạt động khác)

- NFC = NTR* - NTR

FEM TNNL = (Tổng thu nhập – Thu


TNNL GDP: Tốc độ tăng trưởng; INF: Tỷ lệ

9) nhập từ lãi)/Tổng tài sản Lãi suất bình quân liên ngân hàng; W

quản trị cấp quốc gia WGI-Worldwid Indicator của World Bank.

2.5.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam


Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng tập trung vào đo lường các loại hiệu quả ngân hàng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhưng chưa quan tâm đến tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT. Cụ thể hơn, các nghiên cứu đo lường hiệu quả tập trung các loại hiệu quả chi phí như các nghiên cứu của (Hùng, 2007), Vu & Turnell (2010), Ngo & Tripe (2017), các nghiên cứu đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô, hiệu quả phân bổ như (Thành, 2010), Vinh (2012), Nguyen & Simioni (2015), Tu (2017). Hầu hết các nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA định hướng đầu vào với cách tiếp cận trung gian trong lựa chọn đầu vào đầu ra để đo lường hiệu quả ngoại trừ Vu & Turnell (2010), Ngo & Tripe (2017) sử dụng phương pháp SFA.

Hướng nghiên cứu thứ hai về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam là nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng. Cụ thể như nghiên cứu của Minh và cộng sự. (2013), Vu & Nahm (2013b), Matousek và cộng sự. (2016) tìm hiểu các yếu tố bên trong (thuộc về ngân hàng) và bên ngoài (thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành) tác động đến hiệu quả ngân hàng, Nguyen và cộng sự. (2016) tìm hiểu về tác động của cải cách quản lý trong lĩnh vực ngân hàng tác động đến hiệu quả ngân hàng, Thanh & Sơn (2018) tìm hiểu tác động của cạnh tranh đến hiệu quả ngân hàng, Sáng (2017) tìm hiểu về tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả ngân hàng, Tu (2018) tìm hiểu tác động của rủi ro và vốn hoá đến hiệu quả ngân hàng

Trong các nghiên cứu trên, những yếu tố bên trong được sử dụng phổ biến gồm có sở hữu; quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, Tỷ lệ cho vay khách hàng, khả năng sinh lời (ROA), rủi ro tín dụng, Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản. Các yếu tố bên ngoài được xem xét đến gồm có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), mức độ phát triển của thị trường chứng khoán.

Về phương pháp, các nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng đều thực hiện phương pháp hai giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 tiến hành đo lường điểm hiệu quả của các ngân hàng. Cụ thể, Minh và cộng sự. (2013), Matousek và cộng sự. (2016), (Sáng, 2017), Tu (2018) và (Loan và cộng sự., 2019) đều đo lường hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng, Vu & Nahm (2013b) đo lường hiệu quả lợi nhuận, Nguyen và cộng sự. (2016) và (Thanh & Sơn, 2018) đo lường hiệu quả chi phí với phương pháp ước lượng điểm hiệu quả được sử dụng nhiều nhất là DEA, tiếp đến là SFA. Ở giai đoạn hai,

điểm hiệu quả đo lường được ở giai đoạn 1 được hồi quy với các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả ngân hàng với phương pháp chủ đạo là Hồi quy Tobit. Thêm vào đó, phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu vào giai đoạn trước 2015, thời điểm mà đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng lần thứ 1 đang được thực hiện.

Điểm đáng chú ý là trong các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng mà chỉ tìm hiểu tác động của cạnh tranh, sự tập trung thị trường, rủi ro, vốn hoá, nợ xấu và cải cách đến hiệu quả của các NHTM ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm cũng như cơ sở lý thuyết giải thích tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và đồng thời tìm hiểu các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT ở các NHTMNY Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2019. Thông tin chi tiết hơn về các nghiên cứu trước ở Việt Nam được trình bày tại bảng 2.7.


g 2.8. Tổng hợp các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam tập trung vào đo lường hiệu quả ngân h


c giả

PPNC

Loại hiệu quả

Đầu vào

Đầu ra

(2007)

DEA




CE

- Lao động

- Thu nhập từ lãi







- vốn

- Thu nhập phi lãi







Tiền gửi


Turnell

SFA

với

ước

lượng

CE

- Giá đầu vào của lao động

- Cho vay khách hàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Hoạt động ngân hàng phi truyền thống và hiệu quả ngân hàng - Trường hợp các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 - 10

) Bayesian, cách tiếp cận

- Giá đầu vào của tài sản cố định

- Tài sản sinh lời khá

trung gian

- Giá đơn vị của tiền gửi

- OBS (đo bằng giá

các khoản mục ngoại

(2010) DEA (CRS và VRS),

định hướng đầu vào

SE - Lương

- Chi phí lãi

- Chi phí phi lãi

- Tổng tài sản

- Thu nhập từ lãi

- Thu nhập phi lãi

2012) DEA, chỉ số Malmquist TE, AE, PTE, CE,

SE và TC (thay đổi kỹ thuật bao gồm EFFCH và TECHCH)

- Chi phí lao động

- Tài sản cố định

- Tiền gửi tiết kiệm

- Thu nhập từ lãi

- Thu nhập phi lãi

& Vu

- DEA (VRS)

PE, SEFFCH,

- Số lượng nhân viên

Cho vay khách hàng,

) - Chỉ số phi hiệu quả lợi

TEFFCH,

- Tài sản cố định

lời khác và giá trị t

nhuận Nerlovian

TECHCH

- Tiền gửi khách hàng

khoản mục ngoại bản

- Chỉ số Malmquist

- Quỹ đi vay

en & - Chỉ số năng suất Färe- - TFPE, OTE, - Tiền gửi - Tổng các khoản v


ni

)

& Tripe

)

017)

Primont

OME,

OSE,

RME, ROSE8

SFA

một

(Battese 1995).

bước theo and Coelli,

CE

DEA (VRS)

khoán

- Thu nhập phi lãi

- Tổng thu nhập hoạt

Mô hình 1: tổng ch khác

- Mô hình 2: nợ hoạ cho vay trừ đi nợ khác

- Mô hình 3: Nợ xấu soát

- Mô hình 4: nợ xấu trường cùng với loạ và quy mô

- Tổng cho vay

- Chứng khoán

- Giá trị danh ng khoản mục ngoại bản

- Chi phí hoạt động

- Tài sản cố định.

- Mô hình 1,2,3,4: tiền gửi, tscđ, lao động

OTE, PTE, SE9

- Chi phí hoạt động

- Vốn vật chất

- Quỹ có thể cho vay

ả năng suất tổng thể; OTE – hiệu quả kỹ thuật thuần tuý định hướng đầu ra; OME – sự gia tăng của TFP (năng suất nhân tố tổng hợp); OSE – hiệu q ME – hiệu quả hỗn hợp; ROSE - thước đo hiệu quả quy mô định hướng đầu ra thặng dư

ả kỹ thuật thổng thể; PTE = hiệu quả kỹ thuật thuần tuý; SE = hiệu quả quy mô; OTE = PTE*SE

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023