Chuỗi Sản Phẩm Dầu Gội Đầu Của P&g Việt Nam Hiện Nay


Bảng 2 : Chuỗi sản phẩm dầu gội đầu của P&G Việt Nam hiện nay


Nhãn hiệu (Brand)

Các chủng loại sản phẩm

(Variant)

Kích thước (Size)

Rejoice

Trái cây mềm mượt

Trái cây trị gàu

Dài mượt

Siêu mượt

Trị gàu

Sức sống mới

Nhung huyền

Chống nắng

Gia đình

Dạng gói:

7.5ml, Dạng chai:

100ml,

175ml,

200ml,

300ml,

350ml,

400ml,

700ml.

Head & Shoulder

Bạc hà mát lạnh

Chăm sóc da đầu

Bóng mượt

Trà xanh óng mượt tự nhiên

Hương chanh thanh khiết

Đen mượt

Đặc trị (Nhập khẩu Thái Lan)

Dạng gói:

7ml,

5ml. Dạng chai:

70ml,

90ml,

175ml,

220ml,

350ml,

650ml.

Pantene

Giàu dưỡng chất giữ ẩm

Trị gàu

Bóng mượt

Da đầu khoẻ mạnh

Ngăn ngừa rụng tóc

Trẻ trung

Dạng gói:

7,5ml Dạng chai:

100ml,

200ml,

400ml,

750ml.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Hoạt động marketing mix của công ty P&G Việt Nam - 7


(Nguồn: Tài liệu nội bộ P&G Việt Nam)

1.3.2. Nhóm sản phẩm giặt tẩy

Bột giặt Tide là một trong những sản phẩm đầu tiên của P&G Việt Nam. Với khẩu hiệu “Bột giặt số 1 tại Mỹ”, bột giặt Tide đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.

Đầu năm 2002, với dây chuyền thiết bị được cải tiến, cùng với những đổi mới trong công thức sản xuất, sản phẩm bột giặt Tide Trắng sạch với nhiều kích thước bao bì mới (ngoài loại 400g, 800g, 1,5kg thì có thêm loại 165g dành cho người dùng thử và loại 3kg trong hộp giấy thích hợp với các gia đình) được tung ra thị trường với khẩu hiệu “Như Tide mới là trắng”. Kết hợp sự thay đổi về sản phẩm, giá bán cũng được hạ xuống ngang bằng với các sản phẩm cạnh tranh khác và các hoạt động phân phối, chiêu thị cũng được đẩy mạnh. Nhờ vậy sản phẩm Tide Trắng sạch đã thành công lớn về mặt thương mại, thị phần của Tide đã tăng hơn 10% trong vòng 8 tháng (trong khi thị phần của các sản phẩm cạnh tranh giảm), đồng thời sản phẩm được phân phối tại hơn 80% các cửa hiệu trong toàn quốc.

Trong tháng 5/2003, một khẩu hiệu khác của bột giặt Tide là “Tide Hoa cỏ mùa xuân” với hương thơm mới và khẩu hiệu “Như Tide mới là trắng, như Tide mới là thơm” được công ty đưa ra thị trường và cũng rất thành công.

Tuy nhiên sau đó đối thủ cạnh tranh là Unilever Việt Nam cũng nghiên cứu phát triển sản phẩm Omo với nhiều bước tiên phong đón đầu và trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Unilever Việt Nam và P&G Việt Nam, Tide và Omo luôn ở thế đối đầu trực diện. Thị phần của Tide trên thị trường bột giặt Việt Nam hiện đứng sau Omo của Unilever và sản phẩm mới nhất có mặt trên thị trường là Tide Downy 8X siêu sạch.

Hiện nay sản phẩm bột giặt Tide của P&G Việt Nam vẫn đang được Công ty đầu tư phát triển. Bên cạnh những nghiên cứu để tiếp tục đổi mới tính năng


sản phẩm thì những cải tiến về bao bì, kích thước vẫn được thực hiện thường xuyên để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Downy là thương hiệu nổi tiếng của P&G Việt Nam về sản phẩm nước xả vải. So với các sản phẩm khác của P&G sản xuất ở Việt Nam, nước xả Downy được đầu tư sản xuất muộn hơn (sau năm 2000). Tuy nhiên, nhờ chất lượng tốt, được cải tiến nhiều lần (thay đổi cả về kiểu dáng, màu sắc bao bì lẫn chất lượng: đậm đặc hơn gấp 4 lần, hương thơm lưu lại lâu hơn trên vải, Downy 1 lần xả, cùng những hoạt động marketing hiệu quả, sản phẩm Downy đã nhanh chóng trở nên phổ biến với người tiêu dùng tại các thành phố lớn. Hiện nay Downy có thị phần xấp xỉ với các sản phẩm cạnh tranh như Comfort, Softlan và P&G Việt Nam đang tiếp tục mở rộng thị trường của Downy về các tỉnh.

1.3.3. Nhóm sản phẩm xà bông

Sản phẩm xà bông của P&G Việt Nam gồm hai nhãn hiệu Safeguard và Camay. Trong đó, Safeguard là loại xà bông diệt khuẩn, còn Camay là loại xà bông thơm cao cấp của P&G đã nổi tiếng từ rất lâu tại Việt Nam (trước khi P&G Việt Nam thành lập). Nhóm sản phẩm này không được đầu tư thay đổi thường xuyên như dầu gội đầu và bột giặt, nhưng vẫn có rất nhiều chủng loại phong phú để người tiêu dùng lựa chọn.

1.3.4. Nhóm sản phẩm chăm sóc da

Kem dưỡng da cao cấp mang thương hiệu Olay (Total Effects+) chính thức có mặt tại Việt Nam trong tháng 8 năm 2005. Đây là sản phẩm đầu tiên được tung ra thị trường, với công nghệ Vitaniacin đột phá giúp chống lại 7 dấu hiệu lão hóa da. Bạn có thể tìm thấy Olay Total Effects+ tại các siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm trên toàn quốc, giá bán lẻ sản phẩm: 190,000 đ/hộp 50g.


Olay Total Effects+ là kết quả của việc nghiên cứu và thử nghiệm hơn 5 năm với công dụng chống lại 7 dấu hiệu lão hoá của làn da27:

1. Xóa mờ các vết nhăn li ti và nếp nhăn lớn một cách rõ rệt.

2. Cho da săn chắc hơn.

3. Làm nhỏ lỗ chân lông .

4. Làm mờ các vết nám và tàn nhang.

5. Cho làn da sẫm màu trắng sáng lên rõ rệt.

6. Cải thiện da sạm trở nên rạng rỡ đầy sức sống.

7. Cho làn da thô ráp trở nên mịn màng hơn

Công thức của Olay được xuất phát từ phòng thí nghiệm của nhà nghiên cứu Graham Wuff vào đầu thập niên 1950, với các thành phần đặc biệt hấp thu nhanh, tương thích tốt với cấu trúc da, làm mềm bề mặt và giúp giữ độ ẩm cho da. Công nghệ mang đầy tính sáng tạo chính là nền tảng cho sự thành công của P&G, với 19 Viện nghiên cứu và Phát triển và hơn 900 nhà khoa học làm việc trên toàn cầu. Trong số đó, có các trung tâm uy tín trên thế giới là Viện nghiên cứu da Hoa Kỳ đặt tại Cincinnati và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển da Nhật Bản tại Kobe chuyên trách về các vấn đề phát triển các sản phẩm phù hợp với phụ nữ Châu Á.

Tất cả các sản phẩm Olay đều phải trải qua kiểm tra và thử nghiệm tại các trung tâm nghiên cứu này. P&G đã phát triển sản phẩm Olay Total Effects+ dựa trên các nghiên cứu trên những khách hàng tiềm năng để đưa ra được những giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu thiết của họ – đó chính là một sản phẩm giúp ngăn ngừa và chống lại 7 dấu hiệu lão hóa - nỗi lo của hầu hết phụ nữ dù ở bất cứ nơi đâu.”

Những sản phẩm chăm sóc da cao cấp của Olay được tín nhiệm cao tại các kinh đô thời trang nổi tiếng thế giới như New York, London, Sydney, Hồng Kông …và được xem là bí quyết giúp đem lại sự tươi trẻ cho làn da của phụ

27 old.netmode.com.vn/mypham/tintuc/2005/09/486222/


nữ tại các kinh đô này. Các sản phẩm mang thương hiệu Olay luôn được cải tiến cùng với việc áp dụng các công nghệ mang tính đột phá của P&G, giúp cải thiện một cách rõ rệt làn da của hàng triệu phụ nữ, giúp vẻ đẹp của họ tỏa sáng và làm họ mỗi ngày lại thêm yêu làn da của mình.

Olay Total Effects+ đã dành được các giải thưởng và sự tín nhiệm của các tạp chí nổi tiếng thế giới như: Vogue (được đề cử bởi Vogue), Allure (giải “Mỹ phẩm làm đẹp tốt nhất “ - “Best of the Beauty”), New Woman (“Sản phẩm dưỡng da tốt nhất” – Best moisturizer”) và các giải thưởng khác bình chọn bởi các tạp chí như Cosmopolitan, New Woman, CLEO, Instyle, Good Housekeeping, Reader’s Digest…

Tại Việt Nam, từ đầu tháng 6/2005, qua nhiều hoạt động “tạo sự tò mò về một thương hiệu bí mật” (teaser) của P&G, các bạn gái hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã bắt đầu làm quen với Total Effects+ qua thông điệp về một loại kem dưỡng da giúp chống lại “7 dấu hiệu lão hóa”, vì cũng như phụ nữ trên khắp thế giới, họ cũng đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn nét thanh xuân, tươi trẻ cho làn da của mình. Olay thực sự đã mang sự tự tin đến cho những người phụ nữ Việt Nam.

2. Giá cả

2.1. Mục tiêu của chính sách giá

Mục tiêu trong chính sách giá của bất kỳ doanh nghiệp nào trước tiên là Đảm bảo tồn tại (Market Survival) nhưng với một “người khổng lồ” tiếng tăm lừng lẫy như P&G thì mục tiêu này dường như không còn là quan trọng hàng đầu.

P&G Việt Nam quan niệm giá đắt hay rẻ không chỉ được quyết định bởi giá mà còn bởi chất lượng, nghĩa là phải cân bằng trên tổng giá trị sản phẩm. Chính sách giá được đưa ra nhằm mở rộng thị phần, nâng cao doanh số của P&G Việt Nam với những mức giá hợp lý được chấp nhận rộng rãi và được xác định cho từng loại sản phẩm, từng phân khúc thị trường.


Tăng trưởng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận là những mục tiêu hàng đầu của P&G Việt Nam khi xây dựng chính sách giá. Trong suốt thời gian hoạt động của P&G tại Việt Nam, mức tăng trưởng doanh thu cao 30 – 35%/năm là bằng chứng khẳng định thành công trong sự nghiệp kinh doanh của P&G nói chung, đồng thời cũng là sự khẳng định cho một chính sách giá đúng và hợp lý, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của công ty.

2.2. Phương pháp định giá

Phương pháp định giá của P&G rất linh hoạt và không theo công thức nhất định. Từ việc xác định nhu cầu người tiêu dùng, chi phí, lợi nhuận P&G nghiên cứu thị trường về mức giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng trong khoảng giá sản phẩm tại từng phân khúc thị trường khác nhau. Mức giá được chọn sẽ là mức giá đem lại doanh số cao nhất và đáp ứng cao nhất sự thoả mãn của khách hàng.

P&G Việt Nam am hiểu khái niệm “ai” – chính là đối tượng khách hàng và đối tượng người tiêu dùng để xây dựng mô hình kinh doanh cho mình và đưa ra phương pháp định giá hữu hiệu nhất.

Một phân tích cụ thể tại phân khúc “đáy kim tự tháp” chủ yếu nhằm vào người tiêu dùng có thu nhập thấp (thu nhập gia đình dưới 300 đô la Mỹ/năm). Khách hàng của P&G Việt Nam tại phân khúc này cứ trú trên cả nước, không chỉ bao gồm bộ phận nông thôn nhưng có thu nhập căn bản tương đối thấp. Họ có xu hướng cân nhắc giữa nhu cầu của gia đình và nhu cầu của bản thân, thường mua hàng tại các kênh phân phối truyền thống. Và người tiêu dùng tại phân khúc thị trường này rất nhạy cảm về yếu tố giá cả nên thói quen tiêu dùng của họ là hạn chế tiêu tiền nhưng sẵn sàng mua thêm khi được giảm giá hoặc khuyến mại. Chính vì vậy chính sách giá đưa ra cho phân khúc thị trường này bắt đầu với việc xác định nhu cầu của người tiêu dùng để quyết định mức giá phù hợp nhất. P&G Việt Nam tối đa hoá số lượng các đối tác vì sự phát triển của công ty (các nhà phân phối và các nhà cung


cấp…) tuy nhiên không làm yếu tố giá ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó P&G nỗ lực không ngừng trong việc cắt giảm chi phí nhằm mục đích làm lợi cho người tiêu dùng (giảm giá, chất lượng tăng). Chính vì vậy chiến lược giá đưa ra tại phân khúc thị trường này là chiến lược giá hấp dẫn và chiến lược giảm giá khi mua hàng với khối lượng lớn.

2.3. Định hướng về chiến lược giá

P&G Việt Nam có một định hướng chắc chắn “Sự thoả mãn của khách hàng là đích đến cuối cùng” để xây dựng phương pháp định giá riêng cho mình.

Triết lý “Tập trung vào chất lượng sản phẩm” là tiêu chí đầu tiên quyết định phương pháp định giá. P&G định giá dựa trên hình ảnh và chất lượng sản phẩm thể hiện bằng giá trị cốt lõi của sản phẩm cộng với các giá trị cộng thêm “hợp lý”. Theo đó, chất lượng hàng hoá thể hiện sự tôn trọng khách hàng với số tiền họ bỏ ra. Vì vậy trên thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, so với đối thủ cạnh tranh ngang tầm Unilever thì giá của các mặt hàng P&G đa phần nhỉnh hơn một chút. Nhưng định giá cao cũng chính là duy trì hình ảnh về sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Định giá dựa trên giá của đối thủ cạnh tranh: Unilever là đối thủ cạnh tranh ngang tầm với P&G tại thị trường Việt nam với chất lượng và danh tiếng sản phẩm tương đương. Tại cùng một phân khúc thị trường luôn có sự cạnh tranh về giá, sự giảm giá của hãng này sẽ lôi kéo khách hàng của hãng kia. Chính vì thế, dù định giá dựa trên niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm P&G vẫn luôn cân nhắc giá của đối thủ cạnh tranh khi đưa ra mức giá của mình. Có thể thấy rõ mức vượt trội về giá của P&G so với Unilever luôn được đặt trong một giới hạn nhất định (khoảng 5%), nhằm tạo sự cạnh tranh với đối thủ trực tiếp của mình.

3. Phân phối

3.1. Chính sách phân phối


Theo định hướng chiến lược của công ty là cung cấp những sản phẩm cao cấp, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu người tiêu dùng, P&G Việt Nam không chỉ chú trọng đầu tư cho sản xuất sản phẩm mà công ty còn quan tâm xây dựng một hệ thống cung ứng giá trị cho khách hàng. Cũng như đa số các công ty liên doanh nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam, P&G Việt Nam không trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà thông qua những nhà phân phối trung gian.

Nếu như Unilever sử dụng một mạng lưới phân phối dày đặc với nhiều nhà phân phối khác nhau, thì P&G Việt Nam sử dụng rất ít các nhà phân phối (theo chiến lược phân phối chọn lọc). Khi mới bắt đầu thành lập công ty cộng tác với hơn 70 nhà phân phối để cung ứng sản phẩm, nhưng qua quá trình chọn lọc, tới nay chỉ còn khoảng hơn 10 nhà phân phối ở các miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, đây đều là các nhà phân phối lớn vững mạnh và có khả năng đáp ứng nhu cầu khắt khe của công ty trong việc cung ứng hàng hoá. Và ngược lại P&G cũng hỗ trợ rất lớn cho các nhà phân phối trong quá trình cộng tác, đặc biệt về mặt quản lý chuyên môn, để quá trình phân phối diễn ra hiệu quả nhất.

3.2. Mạng lưới phân phối

Việc phân phối sản phẩm của P&G Việt Nam được thực hiện thông qua hai hệ thống kênh phân phối:

Hệ thống kênh phân phối truyền thống: Sản phẩm được phân phối từ kho của nhà máy đến các nhà phân phối, từ đó được đưa tới các cửa hiệu trung gian để đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Hệ thống kênh phân phối siêu thị (kênh phân phối hiện đại): Sản phẩm được đưa đến các siêu thị để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Với những siêu thị bán buôn như Metro Cash thì những người bán lẻ cũng có thể lấy hàng từ đây để về bán lại cho người tiêu dùng.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí