Tình Hình Cạnh Tranh Đối Với P&g Việt Nam


Trên thị trường luôn diễn ra cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao…


2.2. Hạn chế cần khắc phục

Cùng với những khó khăn tồn tại là rất nhiều hạn chế P&G Việt Nam cần khắc phục:

Sản phẩm của P&G Việt nam tuy đa dạng nhưng vẫn còn kém đối thủ cạnh tranh ngang tầm là Công ty Unilever Việt Nam. P&G Việt Nam có 3 nhãn hiệu về dầu gội, 1 nhãn hiệu bột giặt, 2 nhãn hiệu xà bông còn Unilever Việt Nam có đến 6 nhãn hiệu dầu gội (Sunsilk, Lux, Lifebouy, Dove, Organic, Clear), 2 nhãn hiệu bột giặt (Omo, Viso), 3 nhãn hiệu xà bông (Lifebouy, Lux, Dove) và mỗi nhãn hiệu lại có rất nhiều chủng loại phong phú phục vụ cho mọi đối tượng người tiêu dùng.

Đôi khi xảy ra tình trạng không đủ sản phẩm cung ứng cho thị trường do việc lập kế hoạch cung ứng chưa dự trù được những nhu cầu tăng đột biến của thị trường, hoặc do chưa cân đối giữa lượng sản phẩm xuất khẩu và lượng bán trong nội địa.

Còn thiếu thông tin cho khách hàng về các điểm phân phối, về sản phẩm và các chương trình khuyến mãi.

Qua Chương II, chúng ta thấy được thực trạng hoạt động Marketing mix của P&G Việt nam một cách hệ thống và toàn diện. Có thể nói, để tiếp tục phát triển với vị trí một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu về hàng tiêu dùng tại Việt Nam, công ty cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh của mình về chất lượng sản phẩm, công nghệ, những hỗ trợ từ P&G toàn cầu… để tận dụng tốt nhất những cơ hội cũng như vượt qua những nguy cơ từ thị trường, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Sang Chương III của khóa luận, tôi xin được trình bày những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing mix của P&G Việt Nam dựa trên Định hướng phát triển của Công ty và những phân tích về Tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY P&G VIỆT NAM‌‌‌


Hoạt động marketing mix của công ty P&G Việt Nam - 10

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY P&G VIỆT NAM

1. Mục tiêu kinh doanh


P&G luôn định hướng mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp sản phẩm tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam. P&G Việt Nam muốn tăng cường, phổ biến rộng rãi các sản phẩm của công ty trên khắp các vùng miền. Sau đó, nhờ chất lượng cao và mang lại nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng, các sản phẩm của P&G sẽ được người tiêu dùng chấp nhận, sử dụng rộng rãi, khi đó công ty sẽ có lợi nhuận cao từ việc thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng.

2. Chiến lược kinh doanh


Với mục tiêu kinh doanh của mình, P&G Việt Nam đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể là:

Đa dạng hoá ngành hàng tiêu dùng và thị trường xuất khẩu nhờ sự hỗ trợ của công ty mẹ nhằm tận dụng công suất các dây chuyền.

Tập trung một số mặt hàng chủ lực trong nội địa.


Sản xuất hàng chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.


Sử dụng nguồn lực có hiệu quả thông qua đào tạo và huấn luyện những kỹ năng cần thiết.

Đầu tư nhân lực và vật lực cho những cải tiến nhằm giúp giảm chi phí sản xuất.


Với chiến lược này trong thời gian mở rộng thị phần và quảng bá sản phẩm, P&G Việt Nam sẽ chấp nhận những khoản chi phí rất lớn trong hoạt động, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng doanh số tiêu thụ cũng như tạo lập hình ảnh công ty. Cũng cần phải lưu ý rằng việc gia tăng doanh số tiêu thụ cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm của công ty được nhiều người tiêu dùng sử dụng và đáp ứng được mục tiêu phổ biến sản phẩm theo chiến lược công ty. Ngoài ra với lợi thế về quy mô và công nghệ sản xuất, lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm.

Trong thời gian 13 năm liên tục hoạt động tại Việt Nam, P&G đã có sự tăng trưởng rất tốt và thực hiện được phần nào mục tiêu đề ra: Sản phẩm của công ty được phần lớn người tiêu dùng biết đến và sử dụng rộng rãi cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của cả nước, đồng thời công ty đã tạo được hình ảnh rất tốt của mình tại thị trường Việt nam. Nhằm tiếp tục hoàn thành các mục tiêu ban đầu, công ty sẽ tiếp tục theo đuổi và đẩy mạnh hơn nữa chiến lược mở rộng thị phần trong những năm tiếp theo.

3. Hoạt động đào tạo nhân sự

Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh ngày nay của một doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực. Việc thu hút, tuyển dụng, đào tạo những con người phù hợp với hình thức kinh doanh và văn hoá mà doanh nghiệp mong muốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm và xây dựng những hành vi tích cực cho nhân viên. Tuy nhiên, hành vi và những nguyên tắc ứng xử của một cá nhân hay một tổ chức chỉ là phần nổi của một tảng băng. Nó được hình thành từ phần chìm của tảng băng đó như những định hướng, những giả thiết, những niềm tin, những giá trị của một tổ chức và của các cá nhân hoạt động trong tổ chức đó. Các cách thức tiến hành tuyển mộ, đào tạo quản lý nguồn nhân lực chỉ là phản ánh mục đích hoạt động của doanh nghiệp là gì, phản ánh những quan niệm, thái độ của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực trong công ty như thế nào?


P&G Việt Nam luôn chú trọng đào tạo nhân viên thành những chuyên viên thực sự, giúp họ phát triển và trưởng thành. Chính sách tuyển dụng của công ty hướng vào những ứng viên có năng lực nhất, dành cho họ một chế độ lương bổng và phúc lợi cạnh tranh, cơ hội đào tạo trong và ngoài nước, các chương trình giúp từng cá nhân và tập thể tăng cường kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và làm chủ sự nghiệp của mình.

II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI P&G VIỆT NAM

Cạnh tranh khiến cho nền kinh tế thị trường trở thành thể chế kinh tế có năng suất nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay. Do đó “cạnh tranh được xem là động lực để hạ giá sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm và sáng tạo ra sản phẩm mới”.

Sự cạnh tranh giữa các công ty, trong đó có P&G Việt Nam, diễn ra rất quyết liệt, mỗi công ty đều có những chiến lược riêng để có thể tồn tại và phát triển. Vì thế hoạt động cạnh tranh diễn ra trong từng lĩnh vực nhỏ nhất có liên quan từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông phân phối sản phẩm như: cạnh tranh vị thế trên thương trường, cạnh tranh trong thu mua nguồn nguyên liệu, cạnh tranh trong đầu tư công nghệ mới, cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân lực…

Trong khoá luận này, khi phân tích tình hình cạnh tranh liên quan tới P&G Việt Nam tôi tìm hiểu các áp lực cạnh tranh và phân tích cạnh tranh liên quan đến các yếu tố của Marketing mix.

1. Áp lực cạnh tranh

1.1. Đối thủ cạnh tranh

P&G Việt Nam tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều ngành hàng khác nhau nên công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong từng ngành hàng. Dưới đây là một số đối thủ chính của công ty trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm dầu gội, mỹ phẩm, chất tẩy rửa…


Công ty Unilever Việt Nam: Đây là đối thủ chính của P&G Việt Nam và cũng là người dẫn đầu thị phần (khoảng 40- 45% thị phần dầu gội cũng như bột giặt) và đạt mức tăng trưởng doanh số hàng năm rất cao trung bình khoảng 60-65%/năm. So với P&G, tập đoàn Unilever bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam sớm hơn (từ năm 1988). Với vốn đầu tư 120 triệu USD, Unilever đã thiết lập được 3 liên doanh sản xuất bột giặt, xà phòng, dầu gội, kem đánh răng…Sản phẩm của Unilever rất đa dạng và công ty này không xác lập những yêu cầu nghiêm ngặt về nguyên vật liệu nên Unilever Việt Nam có thể sử dụng những nguyên liệu trong nước giúp giảm đáng kể giá thành sản phẩm.

Công ty Kao Việt Nam: Là công ty 100% vốn nước ngoài, được thành lập 11/1995 với tổng số vốn đầu tư là 39.5 triệu USD, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm chăm sóc da, tóc, vệ sinh cá nhân. Kao Việt Nam có khoảng 250 nhân viên, nhà máy đặt tại khu công nghiệp Amata, Biên Hoà. Hiện nay thị phần của Kao Việt nam chưa cao, khoảng 5-8%. Tuy nhiên đây là công ty đạt nhiều thành công, chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản và một số nước trong khu vực như Singapore, Phillipines, Indonesia.

Công ty Colgate Palmolive: là công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm chăm sóc răng miệng và các mặt hàng gội đầu, xà phòng, dầu gội đầu và chất xả làm mềm vải.

Công ty LG Vina là công ty rất thành công trên thị trường Hàn Quốc, tuy thị phần của LG tại Việt Nam không đáng kể nhưng vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm, đặc biệt là sản phẩm Hàn Quốc đang có tác động mạnh đối với người tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây.

Công ty Daso: đây là một công ty hoạt động chủ yếu trong ngành hàng bột giặt với thế mạnh giá rẻ, được người dân các vùng nông thôn ưa chuộng. Tốc độ cải tiến và tung sản phẩm mới của Daso cũng khá cao.


1.2.Khách hàng

Khách hàng của P&G Việt Nam bao gồm hai loại: khách hàng trực tiếp là các trung gian phân phối và khách hàng gián tiếp là người tiêu dùng

Đối với những khách hàng trực tiếp, do số lượng nhiều và doanh số mua hàng của mỗi cửa hàng không cao trong tổng doanh số bán hàng của các công ty, nên ảnh hưởng của từng khách hàng đối với công ty là không lớn. Hơn nữa các sản phẩm của các công ty như P&G Việt Nam, Unilever Việt Nam, Kao… đều là những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng sử dụng nên việc mua hàng từ các công ty này để bán cho người tiêu dùng sẽ mang lại lợi nhuận cho khách hàng (là các cửa hiệu). Vì vậy mối quan hệ giữa những khách hàng trực tiếp và các công ty là mối quan hệ hữu cơ, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên để làm cho các khách hàng nỗ lực bán sản phẩm của mình, các công ty ngày càng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong phân phối.

Đối với những khách hàng gián tiếp, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm như xà bông, dầu gội đầu là thường xuyên nên các quyết định mua hàng không đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Hơn nữa người tiêu dùng sẽ không chịu ảnh hưởng gì nếu chuyển sang sử dụng những nhãn hiệu khác cùng loại, cho nên ít có sự trung thành với một nhãn hiệu nhất định. Vì vậy các công ty luôn phải tìm ra những phương thức để làm cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của mình.

1.3. Nhà cung ứng

Hiện nay P&G Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng các nguyên vật liệu nhập ngoại theo những tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn P&G công ty ít chịu tác động bởi sự cạnh tranh giữa các công ty để tìm nguồn nguyên liệu chất lượng giá rẻ.


Các nhà cung ứng nguyên vật liệu sẽ ký hợp đồng bán nguyên vật liệu với số lượng lớn cho tập đoàn P&G, sau đó phân bổ hàng cho công ty ở từng quốc gia. Nhờ vậy P&G Việt Nam có được một nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao với mức giá ưu đãi.

Tuy nhiên, công ty vẫn đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước hội đủ các tiêu chuẩn chất lượng để có thể chủ động, linh hoạt hơn trong sản xuất

1.4. Đối thủ tiềm ẩn mới

Do P&G Việt Nam có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước với những ngành hàng tiêu dùng công ty tham gia nên nguy cơ xuất hiện thêm một đối thủ nội địa hoàn toàn mới là không cao. Tuy nhiên sự tiềm ẩn ở đây là các đối thủ cạnh tranh hiện tại của P&G Việt Nam sẽ đầu tư mở rộng sản xuất sang các ngành khác có liên quan như những công ty sản xuất bột giặt có thể mở rộng sang lĩnh vực sản xuất nước xả làm mềm vải cùng thuộc nhóm hàng hoá mỹ phẩm…

Ngoài ra còn xuất hiện nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ là các tập đoàn nước ngoài Kimbaley Clark, Schwarzkopt…Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn mới này làm tăng mức độ cạnh tranh trong thị trường.

1.5. Sản phẩm thay thế

Tương tự các đối thủ tiềm ẩn mới, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế làm hạn chế thị trường của các sản phẩm hiện tại. Ví dụ như sữa tắm xuất hiện làm giảm thị phần của xà bông, các loại dầu gội thông thường phải chia sẻ thị phần với các loại dầu gội mới như dầu gội chứa tinh chất dưỡng tóc hay các loại dầu gội pha nước hoa….Mức độ cạnh tranh trong ngành càng gia tăng do thị phần bị giảm hoặc phải chia nhỏ. Vì vậy P&G Việt Nam cũng như nhiều công ty khác trong ngành luôn phải thường xuyên có sự đầu tư tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022