Kim Ngạch Xuất Khẩu Dệt May Của Việt Nam Theo Mặt Hàng

thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài có thể nói đang là thách thức lớn nhất, khó vượt qua nhất của Việt Nam. Đó cũng là lý do tại sao GCXK vẫn là hình thức phổ biến của nước ta.

Vì tính chất đặc thù của từng ngành nên khóa luận chỉ xét đến các ngành công nghiệp phụ trợ trong ngành dệt may và da giày.

Dệt may

Thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam được đánh giá đang ở mức thấp. Nhìn chung ngành công nghiệp phụ trợ chưa tách rời thành một bộ phận độc lập với ngành dệt may. Chưa có một khu công nghiệp nào chuyên sản xuất các sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may trong khi tại bất kỳ địa phương nào cũng có một vài cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Nguyên nhân là do cơ cấu phát triển của ngành dệt may đang “dàn hàng ngang”. Hiện tượng này bắt nguồn từ việc các địa phương đều ưu tiên xây dựng một vài nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu lấy thành tích dẫn tới việc kém hiệu quả trong sản xuất các nguyên liệu phụ trợ. Bên cạnh đó, theo nhận định của một số chuyên gia thì tâm lý của các nhà sản xuất là “ăn xổi ở thì”, ngại đầu tư lâu vì khó thu hồi vốn. Vì vậy, tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn rất cao trong kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005 là 90,2%; 2006 xuống 84,2% và năm 2009 mới đây là 66% (Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2009).

Ngành công nghiệp phụ trợ được chia thành các nhóm chính: ngành sản xuất bông; ngành nuôi trồng dâu- tơ tằm, kéo sợi; ngành dệt; nhuộm và hoàn tất vải.

Ngành sản xuất bông: mặc dù Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để xây dựng phát triển vùng nguyên liệu cây bông nhưng do năng suất trồng bông thấp nên người nông dân đã chuyển sang các loại cây khác có lợi ích kinh tế cao hơn. Vì vậy, sản lượng bông xơ không đáp ứng được nhu cầu ngành dệt, thực tế chỉ vào khoảng 10% còn lại phải nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước Tây Phi.

Nuôi trồng dâu, tơ tằm, kéo sợi: trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lịch sử văn hóa có từ cách đây hơn 2000 năm. Nhiều làng nghề truyền thống trước đây gắn liền với hoạt động trồng dâu, nuôi tằm, kéo sợi như Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Quảng Nam… Đây là nguồn nguyên

liệu quý hiếm vì ngành dâu tằm khó phát triển ở quy mô lớn nên sản lượng khá hạn chế. Diện tích đất trồng dâu ngày càng bị thu hẹp là một trở ngại rất lớn đối với ngành trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam.

Nguyên liệu sợi hóa học từ ngành hóa dầu: hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu hoàn toàn nguyên liệu này nhưng trong tương lai, nguồn nguyên liệu sợi hóa học có thể được cung cấp khi công nghiệp lọc dầu Việt Nam được xây dựng và đi vào hoạt động.

Sản phẩm từ ngành dệt: trong những năm qua ngành dệt Việt Nam đã có những bước phát triển nhưng so với ngành dệt của thế giới, ngành dệt của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu. Với lĩnh vực sản xuất dệt nhuộm, chúng ta cung cấp được

150.000 nghìn tấn đáp ứng 60% nhu cầu; dệt thoi 680 triệu m2 đáp ứng 30% nhu cầu (Đặng Phương Dung, 2008). Các máy móc trong lĩnh vực dệt kim từ trước năm 1986 đã được chuyển nhượng và thanh lý mà thay vào đó là các máy dệt kim từ Đức, Italia, Pháp… với đặc điểm được vi tính hóa nên năng suất cao và tính năng sử dụng lớn hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt thoi cũng có những bước phát triển đáng kể với việc nhập khẩu các thiết bị hiện đại của Picanol, Nissan… Song do công nghệ chưa đồng bộ, quản lý sản xuất chưa được nâng cao nên sản phẩm dệt còn đơn điệu và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện nay nhu cầu vải sợi của Việt Nam tăng cao trong khi sản xuất trong nước vẫn còn hạn chế nên chúng ta phải gia tăng nhập khẩu mặt hàng này đáp ứng nhu cầu nguyên liệu. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vải sợi và nguyên phụ liệu ngành may từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.

Nhuộm in và hoàn tất: đây vẫn là những khâu yếu nhất của Việt Nam hiện nay. Hầu hết thiết bị và công nghệ in nhuộm đều được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc… chỉ có một số thiết bị nhỏ được chế tạo trong nước. Bên cạnh đó thuốc nhuộm cũng phải nhập khẩu từ 80-100%. Đánh giá chung thì năng suất cũng như chất lượng của chúng ta trong mảng này chưa thật hiệu quả vì sử dụng nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao do đó đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường.

Da giày

Nguyên phụ liệu vẫn là một vấn đề nan giải với các doanh nghiệp da giày vì bản thân ngành này cần rất nhiều nguyên phụ liệu đầu vào. Các loại nguyên phụ liệu chính để sản xuất da giày gồm có: da và giả da, vải, cao su, đế giày. Theo giới kinh doanh da giày, 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da giày là chất liệu da và giả da; đế; các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhãn hiệu, gót... thì đến 70-80% là nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… (Phan Anh, 2008, “Da giày vẫn vướng ở khâu nguyên phụ liệu”).

Da và giả da: nhu cầu da thuộc của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị da giày xuất khẩu cũng sử dụng đến 80% nguyên liệu nhập ngoại. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc (Phan Anh, 2008, “Da giày vẫn vướng ở khâu nguyên phụ liệu”).

Vải: năng lực của ngành dệt tương đối lớn song chưa đủ khả năng cung cấp cho ngành da giày vì ngành dệt chủ yếu phục vụ cho ngành dệt may. Ngành dệt Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại vải bạt, vải lót 100% cotton làm phần lót giày, vải colico làm một số chi tiết của giày vải, giày thể thao cấp thấp. Thêm vào đó, chất lượng vải trong cùng một cuộn, một lô hàng không đều nhau; vải sản xuất hàng loạt khác với vải mẫu. Do đó, các nhà sản xuất của ta mới chỉ dám sử dụng vải trong nước cho sản xuất giày vải cấp thấp và một vài chi tiết cho giày thể thao phục vụ những thị trường không khó tính.

Cao su: cao su là nguyên liệu chính dùng cho sản xuất các chi tiết đế giày và keo dán. Cao su gồm hai loại: tự nhiên và nhân tạo. Cao su tự nhiên được sản xuất từ mủ cây cao su, còn cao su tổng hợp được sản xuất từ các chế phẩm dầu mỏ thông qua các quá trình chưng cất phân đoạn. Trong quá trình sản xuất ra các chi tiết giày, cao su được pha trộn với các chất xúc tác để có các tính năng yêu cầu. Việt Nam sản xuất được nhiều cao su tự nhiên nên chúng ta không phải nhập ngoại tuy nhiên vẫn phải nhập ngoại các loại cao su tổng hợp như SBR, BR, keo…

Đế giày: một đôi giày có thể cùng sử dụng rất nhiều loại đế như đế ngoài, đế giữa, lót gót, đệm mũi… và mỗi loại giày lại đòi hỏi một loại đế khác nhau. Để tạo ra được đế giày thuần cao su, thuần TPR, xốp EVA cho giày thể thao, đế lót giữa cho giày vải và giày nữ cần phải có các loại nguyên liệu là cao su tự nhiên và CaCO3 (có sẵn trong nước), còn các nguyên liệu hóa chất khác như TiO2, ZnO, cao su tổng hợp, các phụ gia, chất tạo màu lại phải nhập khẩu. Các loại đế thuần TPU, thuần da, đế EVA, các loại đệm không khí chúng ta đang phải nhập khẩu hoàn toàn. Với giày nữ, các loại đế như PVC, TPR, ABS, PS, PUR đều được sản xuất ở Việt Nam nhưng nguyên liệu được nhập theo hình thức gia công. Còn với mặt hàng giày thể thao, chỉ với một số loại đế phục vụ cho sản xuất các giày thể thao cấp thấp trong nước thì được sản xuất, còn lại hầu hết phải nhập khẩu. Để được hưởng các ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu đế giày, Việt Nam thường không nhập khẩu đế giày hoàn chỉnh mà nhập khẩu các chi tiết của đế rồi mới thực hiện lắp ghép các chi tiết tại Việt Nam. Chỉ một số loại gia công cho Nike hay Adidas mới phải nhập khẩu nguyên chiếc.

Các phụ kiện khác: doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày... nhưng lại bỏ ngỏ những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em. Do vậy, khi gia công cho đối tác nước ngoài các doanh nghiệp đều tự tìm nguồn cung cấp những loại này để tránh rủi ro.

Hiện nay, với tư cách là bên nhận gia công Việt Nam đã có nhiều sự chủ động hơn về giá cả trong nhập khẩu nguyên phụ liệu. Tuy nhiên lợi thế này đã giảm giá trị vì khối lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu của chúng ta quá lớn. Xuất khẩu

nhiều thành phẩm nhưng nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành lớn làm cho giá trị gia tăng không cao, đặc biệt trong ngành dệt may kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu là tương đối ngang nhau. Do đó, giải quyết khâu nguyên liệu là một vấn đề quan trọng của Việt Nam trong thời gian tới.‌

II. Thực trạng sản xuất hàng gia công

1. Cơ cấu hàng gia công

1.1 Dệt may

Đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu, ngọai trừ một vài doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình như Công ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE, áo sơ mi của công ty may Việt Tiến, Nhà Bè ..; còn lại hầu hết đều xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Bảng sau đây thể hiện cơ cấu hàng gia công xuất khẩu của Việt Nam:

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam theo mặt hàng


Đơn vị : Triệu USD


Chủng loại

2007

2008

2008/2007 (%)

Áo thun

1535

2102

36.94

Áo sơ mi

465

500

7.53

Quần và quần short

1705

1891

10.91

Áo Jacket và áo khoác

1489

1673

12.36

Váy

321

364

13.40

Đồ lót

204

251

23.04

Đồ bơi

41

63.3

54.39

Quần áo thể thao

103

125.5

21.84

Quần áo ngủ

69.4

104.2

50.14

Quần áo trẻ em

260

309.2

18.92

Vải

297.4

360

21.05

Khác

1304

1339

2.68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 7

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (2009)

Qua bảng trên có thể thấy thế mạnh của chúng ta nằm ở các mặt hàng như áo

thun, quần áo ngủ, quần và quần sort, áo Jacket và áo khoác. Đây là những mặt hàng không có yêu cầu quá cao về kiểu dáng, mẫu mã cũng như độ phức tạp, tinh tế của sản phẩm. Các hợp đồng xuất khẩu sang các nước như Mỹ, EU hoặc Nhật Bản chủ yếu là thông qua các đối tác trung gian như Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan nên giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp.

1.2 Da giày

Biểu đồ 2: Cơ cấu mặt hàng ngành da giày (%)


Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam (2009)

Hiện nay trong cơ cấu sản phẩm ngành hàng da giày gia công ở nước ta, mặt hàng giày thể thao luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tốc độ phát triển mở rộng của mặt hàng này tương đối nhanh ở tất cả các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế. Nếu năng lực sản xuất vào năm 2005 là 278,5 triệu đôi thì đến năm 2009 con số này đã là 300 triệu đôi.

Sau đó tới các mặt hàng giày nữ và sandals. Giày nữ bắt đầu được chú trọng hơn từ năm 1992, đây là mặt hàng có mẫu mã đa dạng, đa dạng được đầu tư thông qua sự hợp tác với các doanh nghiệp Đài Loan. Đến hết năm 2009, năng lực của

mặt hàng này là 87,423 triệu đôi chiếm khoảng 20% năng lực sản xuất toàn ngành.

Trong những năm gần đây, mặt hàng giày vải có tốc độ phát triển không đồng đều. Lý do là vì nhu cầu từ các bạn hàng đối với mặt hàng này không được ổn định nên sau mức tăng cao ở năm 2005, hai năm sau đó giá trị mặt hàng này giảm từ 3-5% và vào năm 2008, 2009 lại tăng trở lại.

Nhóm hàng còn lại trong ngành da giày là cặp, túi xách và hàng mềm các loại. Quy mô của mặt hàng này ngày càng giảm trong cơ cấu mặt hàng gia công của nước ta.

1.3 Phần mềm

Nếu như da giày và dệt may là những mặt hàng với sản phầm hữu hình thuần túy thì gia công phần mềm lại cho kết quả là những sản phẩm vô hình. Để hiểu được cơ cấu của các sản phẩm ngành gia công phần mềm tạo ra, khóa luận sẽ trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến phần mềm.

Phần mềm: theo luật công nghệ thông tin năm 2007 của Việt Nam thì “Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ dể điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định”. Có nhiều loại phần mềm khác nhau nhưng theo mục đích sử dụng được chia thành 3 loại như sau:

- Phần mềm hệ thống: là tên gọi khác của hệ điều hành như Windows, Linux… được viết ra để quản lý và điều hành mọi hoạt động của máy tính ở mức độ hệ thống, làm nền tảng cho các ứng dụng ở trên đó.

- Phần mềm ứng dụng: được thiết kế để nhằm sử dụng sức mạnh của máy tính trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Phần mềm ứng dụng lại bao gồm 3 loại: phần mềm ứng dụng cho người dùng thông thường (trò chơi, phần mềm học tập…), phần mềm ứng dụng chuyên ngành (phần mềm quản lý tài chính, ngân hàng, tài chính…) và phần mềm đa ngành (phần mềm kế toán quản lý, nhân sự, soạn thảo văn bản…)

- Phần mềm lập trình: là các phần mềm được viết với mục đích chuyển tải ngôn ngữ người dùng thành ngôn ngữ máy để máy tính có thể thực hiện được các yêu cầu cụ thể. Phần mềm lập trình ban đầu gắn với ngôn ngữ máy nhất, sau này được điều chỉnh cho thân thiện với người dùng hơn.

Sản phẩm phần mềm: theo điều 2, khoản 2 – Quyết định số 128/2000 –

QĐTTg ngày 20/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm thì: “Sản phẩm phần mềm được sản xuất và được thể hiện lưu trữ ở bất kỳ dạng vật thể nào, có thể được chuyển giao mua bán cho đối tượng khác sử dụng”. Như vậy, có thể hiểu rằng phần mềm khi được đem ra mua bán thì được gọi là sản phẩm phần mềm. Sản phẩm phần mềm được hiểu theo quyết định này gồm có phần mềm nhúng, phần mềm đóng gói, phần mềm chuyên dụng và sản phẩm thông tin số hóa.

- Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất thiết bị cài đặt vào thiết bị và được sử dụng cùng thiết bị mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba.

- Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm có thể sử dụng được ngay sau khi người sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cài đặt cho các thiết bị hay hệ thống, gồm có hai loại nhỏ hơn: phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống.

- Phần mềm chuyên dụng là sản phẩm phần mềm được phát triển theo yêu cầu cụ thể và riêng biệt của khách hàng.

- Sản phẩm thông tin số hóa là nội dung thông tin số hóa được lưu trữ trên một vật thể nào đó.

Dịch vụ phần mềm: bao gồm các dịch vụ xoay quanh việc cung cấp sản phẩm phầm mềm như tư vấn phần mềm; tích hợp, cung cấp hệ thống; dịch vụ gia công phần mềm; dịch vụ huấn luyện, đào tạo sử dụng phần mềm… Như vậy dịch vụ gia công phần mềm là một bộ phận của dịch vụ phần mềm. Đây là dịch vụ mà bên nhận gia công sẽ thực hiện một phần hoặc toàn bộ các bước trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm phần mềm hoặc hoàn chỉnh cho bên đặt gia công. Vì vậy, thực chất của cơ cấu sản phẩm lĩnh vực phần mềm là tiến trình hoàn thành từng bước hoặc toàn bộ sản phẩm phần mềm. Trong những năm gần đây, xu hướng di chuyển việc làm của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực CNTT và công nghệ cao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đã ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Trên cơ sở những lý thuyết đó, các bảng biểu dưới đây minh họa cho cơ cấu

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí