Thông Tin Máy Móc Thiết Bị Trong Ngành

khoảng 20 doanh nghiệp có từ 100-500 nhân viên. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) được thành lập tháng 4/2002, đến nay quy tụ 171 doanh nghiệp phần mềm hàng đầu quốc gia. VINASA đại diện cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, đã tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như WITSA (Liên minh CNTT thế giới), ASOCIO (Tổ chức công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương), có quan hệ với các tổ chức đại diện công nghệ phần mềm và CNTT của trên 30 nước trên thế giới. Các doanh nghiệp GCPM lớn ở nước ta thường là đối tác của các bạn hàng đến từ Nhật, Mỹ và Tây Âu trong đó phải kể đến các doanh nghiệp tiêu biểu như: TMA, PSV, FPT, Silkroad, Global Cybersoft… Bức tranh chung về các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam là đông về số lượng nhưng xấu đều, tốt lỏi, tự phát: chỉ có 5% trong tổng số doanh nghiệp khoảng hơn 40 doanh nghiệp nhưng quyết định tới 95% tổng doanh số phân mềm và dịch vụ và quyết định gần như 100% doanh thu xuất khẩu phần mềm và dịch vụ. 95% doanh nghiệp còn lại chỉ đóng góp có 5% tổng doanh thu (Chu Tiến Dũng, 2009).

Vốn đầu tư tại các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT do tư nhân và các thành phần kinh tế phi nhà nước nắm giữ tuyệt đối. Điều này cho thấy mặc dù nhà nước rất quan tâm đưa công nghiệp phần mềm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng mới chỉ dừng lại ở chủ trương chính sách. Nhà nước chưa đóng vai trò đầu tư xây dựng các đầu tầu và lực lượng nòng cốt, chủ lực để thực hiện mục tiêu đề ra, thả nổi các doanh nghiệp phát triển tự phát. Trong khi đó các ngành kinh tế quan trọng khác thì đều có vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng trong lĩnh vực sản xuất phần mềm thì không nhìn thấy thành phần vốn đầu tư của nhà nước ở doanh nghiệp.

Xét về khía cạnh chuẩn chất lượng, hiện tại Việt Nam có 20 doanh nghiệp đạt các chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế như CMM-5, CMM-4 hoặc CMM-3 và hơn 40 doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 và ISO 27001(“Tổng quan về ngành phần mềm Việt Nam nửa đầu 2009”, 2009, www.vinasa.org.vn). Nhìn chung quy mô này còn quá nhỏ trong khi ngành gia công lại đòi hỏi có sự tăng

trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn lực để thực hiện được những dự án ngày càng lớn cả về quy mô và độ phức tạp.

2.2 Điều kiện sản xuất

Dệt may: trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của khu vực. Đây là một thiệt thòi lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư cải tiến về công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí.

Trong ngành dệt, số trang thiết bị tương đối lớn song phần lớn đã cũ, thiếu đồng bộ và khung dệt hẹp. Trong số 4200 máy dệt kim tròn và dệt kim bằng chỉ có hơn 1000 máy dệt hiện đại, năng suất cao. Thiết bị kéo sợi chủ yếu là cọc sợi chải thô, chỉ số bình quân thấp. Dây chuyền nhuộm cũng đã lạc hậu, tiêu hao nhiều hóa chất, thuốc nhuộm. Ngành hiện có hơn 70 vạn máy may nhưng trong đó khoảng 20% là thiết bị đã sử dụng hơn 10 năm cần phải thay thế (xem bảng 3). Tuy nhiên so với ngành dệt thì ngành may tỏ ra hiện đại và có nhiều ưu thế hơn. Các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến thiết bị trong ngành may. Nhờ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nên các doanh nghiệp như Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang đã được khách hàng trong nước và nước ngoài biết đến. Qua những nhận xét trên có thể thấy hiện nay đang tồn tại sự mất cân đối trong ngành dệt và may. Ngành dệt chưa thể hiện vai trò hỗ trợ đầu vào cho ngành may cho nên có thể nói đầu tư vào công nghệ là vấn đề quan trọng với ngành nếu muốn duy trì vị trí một mặt hàng chủ đạo.

Bảng 3: Thông tin máy móc thiết bị trong ngành


Số TT

Chủng loại

Số nhà

máy

Máy móc thiết bị

Năng lực

ĐVT

Tổng số máy

ĐVT

Khối lượng/năm

Chế biến nguyên liệu

1

Bông

7


Tấn

60000

2

Xơ sợi tổng hợp

2

Tấn

150000

3

Kéo sợi xơ ngắn

100

Cọc

roto

15000


Tấn


300000




Cọc sợi

2.200.000

Dệt thoi

4

Dệt thoi

305

Máy

16750

Mét

680.000.000

Tấn khăn

38000

Dệt kim

5

Dệt kim tròn

86

Máy

3700

Tấn

300000

6

Dệt kim bằng

Máy

500

Vải không dệt

7

Tấm xơ

5


Tấn

5000

8

Vải địa KT

2


May mặc

9

May mặc

1471

Máy

771447

Sản phẩm

2150000000

Phụ liệu

10

Chỉ may

8


Tấn


11

Mex dựng

3


Mét vuông

50000000

12

Dây kéo

3


Mét

70000000

13

Nút

7




14

Tấm bông Polyester

5


Tấn

2000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 6

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (2009)

Ngành dệt may là nguồn thu hút nhiều lao động với khoảng 1,2 triệu nhân công, chiếm hơn ¼ số lượng nhân công trong tất cả các ngành công nghiệp. Trong đó 80% lượng lao động trong lĩnh vực này may mặc là phụ nữ.

Da giày: trong môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay thì nhân tố khoa học công nghệ đóng vai trò càng ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Những năm qua, trong lĩnh vực sản xuất da giày ở nước ta chủ yếu

theo công nghệ băng tải dài, tốc độ chậm, tiêu thụ nhiều nguyên liệu, trình độ tự động hóa thấp và chất lượng chưa cao dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Ngành giày dép tuy có tốc độ phát triển cao về sản lượng song kỹ thuật công nghệ, quản lý và thiết kế mẫu mốt vẫn bị lệ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. Máy móc thiết bị trong ngành có thể được chia thành hai thế hệ: trên 10 năm tuổi và dưới 10 năm tuổi. Hầu hết thiết bị sản xuất giày dép sử dụng trên 10 năm được nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc theo phương thức trả chậm, các dây chuyền máy móc chủ yếu là công nghệ của thập kỷ 70, 80 có tuổi thọ ngắn. Những máy móc có thiết bị ít hơn 10 năm tuổi có trình độ công nghệ hiện đại hơn được nhập khẩu từ Nhật Bản, Italia. Đây chủ yếu là thiết bị phục vụ cho công đoạn may ráp, gò ráp. Một vài thiết bị đơn giản đã bắt đầu được chế tạo trong nước như băng tải, thùng sấy, máy bôi keo, máy bào nhám giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được phần chi phí đầu tư. Giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn FDI thì các công ty nước ngoài có điều kiện sản xuất hiện đại hơn do họ có điều kiện về vốn thuận lợi hơn. Một số doanh nghiệp có tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hóa thiết kế, các dây chuyền sản xuất thực nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng như công ty cổ phần An Lạc, công ty cổ phần giày Thái Bình và các công ty có 100% vốn nước ngoài như Pou Yuen, Pou Chen, Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng... So với các quốc gia khác có thế mạnh về ngành da giày như Trung Quốc, Thái Lan… thì chúng ta vẫn còn thua kém do ngành da giày phụ thuộc nhiều vào lao động hơn so với nước bạn.

Da giày là một ngành thu hút nhiều lao động, số người lao động trong ngành tăng đáng kể qua nhiều năm trở lại đây. Vào cuối năm 2009, có khoảng 610.000 nhân công làm việc tại các nhà máy sản xuất da giày chiếm 10,9% tổng số lao động trong các ngành công nghiệp. Trong số đó 80% là nữ vốn xuất thân từ các vùng quê nghèo nơi quanh năm chỉ biết trông cậy vào đồng ruộng (Nguyễn Đăng Hào, 2009).

Bảng 4: Cơ cấu lao động trong ngành da giày qua các năm

Đơn vị: Nghìn người


Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số lao động

480

510

540

570

610

650

610

Tỷ trong trong cơ cấu lao động

các ngành CN

10,3

9,9

9,6

9,7

11,2

10,6

10,9

Nguồn: Nguyễn Đăng Hào (2009)

Trình độ học vấn của người lao động đa phần thấp, thường là chưa học hết cấp 2, cá biệt có một bộ phận còn chưa tốt nghiệp cấp 1. Đến từ những vùng nông thôn nên những nhân công này chưa có bất cứ kiến thức chuyên môn nào về sản xuất da giày. Để có thể bắt đầu công việc trong các nhà máy, họ thường phải tham dự khóa đào tạo cơ bản trong hai tuần. Theo Lefaso, các chủ doanh nghiệp thường không quan tâm nhiều đến việc huấn luyện và đào tạo này. Sau khóa ngắn hạn đó, những người mới đến bắt đầu làm việc trong các nhà máy và tại đây, những người có kinh nghiệm tuổi nghề hơn sẽ hướng dẫn thêm cho họ. Một bộ phận lao động đã qua đào tạo đến từ các trường dạy nghề nhưng chiếm tỷ trọng ít ỏi trong cơ cấu lao động của ngành. Do thiếu kiến thức chuyên môn nên năng suất lao động của ngành da giày Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực. Mức lương của lao động trong ngành đang ở mức thấp, ở miền Bắc vào khoảng 1.100.000 - 1.400.000 VND (tương đương 60 - 78$); ở các nhà máy miền Nam vào khoảng 1.700.000 –

2.000.000 VND (tương đương 94 – 110$). Có thể thấy rằng mức lương này chưa đủ để trang trải cho họ một cuộc sống đầy đủ nhất là trong bối cảnh giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao như hiện nay.

GCPM: khác với ngành dệt may và da giày khi cả hai đều không đòi hỏi lao động có trình độ thì trong lĩnh vực GCPM có thể nói trụ cột quan trọng nhất chính ở yếu tố nguồn nhân lực có tay nghề. Việt Nam là một quốc gia có số dân đông, trong đó khoảng 34% dân số ở độ tuổi 15-34 đã tạo ra một sức mạnh tiềm năng cho ngành công nghệ phần mềm ở nước ta. Số lao động trong lĩnh vực phần mềm tại thời điểm tháng 1/2010 theo Bộ Thông tin và truyền thông là 48.000 người. Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam có 209 trường đại học và 160 trường cao đẳng có chuyên

ngành CNTT, đào tạo khoảng 15.000 sinh viên đại học và khoảng 10.000 sinh viên cao đẳng chuyên ngành này mỗi năm. Hiện nay, 50-60% nhân viên của các công ty phần mềm có bằng đại học và 10% có bằng trên đại học (“Tổng quan về ngành phần mềm Việt Nam nửa đầu 2009”, 2009, www.vinasa.org.vn). Lao động CNTT có khả năng tiếp thu và nâng cao trình độ nhanh, các lao động dễ thích nghi với điều kiện làm việc cường độ cao và được đánh giá là có giá nhân công rẻ nhất khu vực châu Á. Sự khuyến khích của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT đã tạo đà để thị trường GCPM nước ta thu hút ngày càng nhiều đối tác nước ngoài. Số lượng trường đại học và cao đẳng đào tạo công nghệ thông tin tăng lên hàng năm, nhưng điều này không có nghĩa là các trường mới được mở ra cho các chuyên ngành này mà chính các trường đại học, cao đẳng hiện tại mở thêm chuyên ngành đào tạo. Sự hạn chế hiện nay nằm ở chỗ là nội dung và chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, đặc biệt sinh viên cao đẳng đang có vấn đề do việc phát triển một cách ồ ạt và không có sự rõ ràng giữa đào tạo cao đẳng dạy nghề và không phải dạy nghề. Điều này dẫn đến một thực tế khó khăn trong việc tuyển dụng những ứng viên đạt tiêu chuẩn mà các lãnh đạo nhiều công ty phần mềm đã phản ánh. Số lao động hoạt động trong ngành GCPM của nước ta vẫn còn khiêm tốn so với Trung Quốc hay Ấn Độ, chưa kể tới vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực khi ra trường khi mà họ rất thiếu kỹ năng thực tế và trình độ tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó, đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong ngành GCPM phần lớn là các cử nhân CNTT chỉ chuyên về lĩnh vực kỹ thuật, kiến thức về quản trị dự án hay khả năng nắm bắt thông tin thị trường còn yếu. Nếu như Ấn Độ hay Trung Quốc đã biết tận dụng được nguồn lực từ các Ấn Kiều hay Hoa Kiều thì ở Việt Nam chưa có mối liên hệ chặt chẽ của ngành CNTT với các Việt Kiều ở nước ngoài.

Sau yếu tố nguồn nhân lực không thể không kể đến yếu tố hạ tầng viễn thông và các khu công nghệ phần mềm tập trung khi bàn về các điều kiện sản xuất của ngành. Hạ tầng viễn thông, Internet của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ chiến lược đi thẳng vào hiện đại trong thời gian vừa qua. Dung lượng kết

nối Internet quốc tế liên tục tăng trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng 200-250%/năm. Vấn đề độc quyền trong viễn thông từng bước được xóa bỏ, giá cước ngày càng giảm, thị trường cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Hiện cả nước có 6 nhà cung cấp dịch vụ Internet chính với 3 nhà cung cấp chiếm 86% thị trường gồm có: VNPT, FPT và Vietel và 3 nhà cung cấp điện thoại đường dài trong nước, quốc tế: VNPT, ETC, Vietel (“Viettel sắp “qua mặt” FPT trên vũ đài Internet”, 2009, www.tin247.com). Bộ thông tin và truyền thông đang tiếp tục thẩm định cấp giấy phép cho mộ số doanh nghiệp xin đăng ký cung cấp dịch vụ Internet. Việt Nam hiện nay là quốc gia có số người dùng Internet xếp thứ 17 trên thế giới, thứ 6 trong khu vực châu Á. Song những vấn đề về băng thông, giá cước thuê kênh và giá cước gọi đường dài quốc tế đắt vẫn là những rào cản với doanh nghiệp GCPM của nước ta. Vì vậy vấn đề nổi bật hiện nay là không chỉ tập trung vào tăng số người dùng, giảm giá cước như trước đây mà là yêu cầu ngày càng cao về tốc độ, chất lượng và độ an toàn của hạ tầng mạng Internet.

Những năm vừa qua ghi nhận sự ra đời của nhiều khu phần mềm tại nhiều địa phương trên cả nước như trung tâm phần mềm Sài Gòn SSP, tòa nhà E-Town, khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia ở thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm phần mềm Hà Nội, trung tâm phần mềm Đà Nẵng và nhiều trung tâm ở các tỉnh thành khác. Các khu phần mềm tập trung được hầu hết đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước. Các khu phần mềm đã cung cấp cho môi trường làm việc cho khoảng 120 công ty phần mềm với 4000 nhân viên. Sự ra đời của các khu công nghệ phần mềm tập trung đã góp phần tạo nên hình ảnh cho Việt Nam - một quốc gia sản xuất phần mềm. Ngoài những đóng góp đó thì hiện nay các khu công nghệ phần mềm đang bộc lộ một số nhược điểm đó là sự đầu tư dàn trải, thiếu tập trung và quy hoạch. Một số khu phần mềm được thành lập thiếu sự tính toán cân nhắc kỹ càng, quyết định mang tính chủ quan mà chưa xem xét đến các yếu tố khả thi, khiến cho sau khi thành lập không thể phát triển được, phải chuyển đổi hình thức hay nội dung hoạt động gây nên hiện tượng lãng phí nguồn đầu tư. Phần lớn các khu công nghệ phần mềm hiện nay đều có quy mô nhỏ, ngoại trừ một số khu công viên phần mềm được xây dựng theo mô hình khép kín và hoạt động khá hiệu quả mà điển hình là khu

Quang Trung. GCPM ở Việt Nam hiện nay đã có vị trí trên trường quốc tế cho nên việc phát triển và hoàn thiện nhanh hạ tầng trong các khu công nghệ phần mềm tập trung này có ý nghĩa rất quan trọng, sẵn sàng cho việc phát triển các dịch vụ và tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài.

Những khái quát chung về điều kiện sản xuất trong ba ngành trên cho thấy GCXK ở nước ta đang phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động giá rẻ. Sự yếu kém trong hệ thống trang thiết bị là một vấn đề lớn với ngành dệt may và da giày vốn được coi là những ngành chủ lực của nền kinh tế. Điều kiện cơ sở vật chất trong ngành GCPM cũng bộc lộ nhiều nhược điểm vì chưa phát huy được đúng vai trò hỗ trợ ban đầu của mình. Nếu muốn tham gia sâu hơn vào sân chơi toàn cầu chúng ta cần phải có biện pháp để nâng cao chất lượng sản xuất nhiều hơn nữa.

2.3 Các ngành công nghiệp phụ trợ

Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm dệt may và da giày hiện nay còn đang ở mức thấp. Phần lớn nguyên vật liệu chúng ta vẫn còn đang phải nhập khẩu với số lượng lớn chứng tỏ các ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta không làm tròn vai trò hỗ trợ đầu vào cho hai ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Việt Nam đang diễn ra hoạt động thương mại nội bộ ngành (intra - industry trade – IIT), được hiểu là thương mại hai chiều khi một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu cùng một loại mặt hàng. Thương mại nội ngành được chia thành thương mại nội ngành theo chiều ngang liên quan đến sản phẩm tương tự xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời tại cùng một giai đoạn của quá trình sản xuất và chủ yếu là do sự khác biệt về mặt sản phẩm; và theo chiều dọc thương mại nội ngành theo chiều dọc liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đồng thời trong cùng một ngành, nhưng tại các giai đoạn sản xuất khác nhau, và chủ yếu là do sự chuyên sâu về nhân tố trong một ngành. Xu hướng thương mại nội ngành ngày càng tăng từ năm 2001 – 2006 và đã có xu hướng giảm đi trong hai năm trở lại đây. Trong một nghiên cứu được thực hiện trước đây, sau khi xem xét thương mại quốc tế của Việt Nam từ 1998 đến 2005 sử dụng số liệu của Tổng cục thống kê với các mã HS 2 chữ số, dệt may là ngành có chỉ số thương mại nội ngành cao nhất trong các ngành của Việt Nam, tiếp theo là các ngành cơ khí, ngành da giày, điện tử máy tính (Nguyễn Đức Thành, 2008). Phụ

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí