Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 4

Một số kinh nghiệm của Ấn Độ:

- Lợi thế so sánh về nhân công: Ấn Độ phát huy lợi thế chi phí nhân công rẻ nên gia tăng xuất khẩu những sản phẩm may mặc có giá thành hạ để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các đối thủ. Nhiều nhà bán buôn bán lẻ tìm đến Ấn Độ do họ không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc.

- Tăng cường xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng cao: Ấn Độ có ưu thế hơn Trung Quốc trên thị trường cao cấp. Họ có thể cung cấp những lô hàng có số lượng ít may mặc và đồ dùng gia đình như ga giường, khăn tắm, thảm, mền chăn có màu sắc, cách dệt và thêu theo yêu cầu của khách hàng.

- Phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là ngành dệt vải: Ấn Độ hiện là nước sản xuất chỉ lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần thế giới đồng thời cũng là nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu. Với lực lượng lao động dồi dào, Ấn Độ hiện là nuớc có lợi thế cạnh tranh hơn Trung Quốc đối với hai mặt hàng là vải bông xù, vải bông chéo. Công nghiệp dệt Ấn Độ đã hoàn thiện cả về nghệ thuật và khoa học để sản xuất các sản phẩm dệt đẹp mắt; ngành công nghiệp dệt tự cung được nguồn nguyên liệu thô, và có tính hội nhập cao; hệ thống sản xuất những lô hàng nhỏ đa dạng có thể cạnh tranh trong nhu cầu thay đổi thời trang trong thời gian ngắn, và có thể cung cấp những lô hàng khối lượng nhỏ và lớn; các sản phẩm có chất lượng cao tinh tế, trung cấp và thứ cấp cho người tiêu dùng. Hàng năm Ấn Độ xuất khẩu được các sản phẩm dệt tới 176 nước trên thế giới.

2. Gia công phần mềm

Trong bản báo cáo: Top 50 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm 2009 do tập đoàn A.T. Kearney - Tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ công bố thì Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực gia công phần mềm. Lĩnh vực này hiện đã chuyển thế mạnh sang cho các nước thuộc Đông Nam Á và châu Á thay vì ở châu Âu như trước đây.

2.1 Gia công phần mềm Ấn Độ

Nhắc tới công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và gia công phần mềm (GCPM) nói riêng thì không thể không nhắc đến Ấn Độ. Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Ấn Độ.

Quốc gia này có lịch sử hơn 20 năm trong lĩnh vực GCPM, hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng phần mềm được gia công trên toàn cầu. Doanh thu từ GCPM của Ấn Độ tăng 5,5% và đạt 49,7 tỷ USD trong năm tài chính của nước này đã kết thúc vào ngày 31/3/2010 (“Ấn Độ đạt 50 tỷ USD từ gia công”, 2009, www.quantrimang.com.vn). Ấn Độ là một quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này với một loạt các lợi thế như sự phát triển về công nghệ, chất lượng dịch vụ, khả năng thích ứng tốt và thời gian cung cấp tới người sử dụng nhanh. Nguồn lao động công nghệ thông tin dồi dào, giá rẻ, trình độ cao, thành thạo tiếng Anh đã thu hút giới đầu tư nước ngoài. Những công ty hàng đầu cuả Mỹ và châu Âu như Boeing, Daimler Chrysler, Dupont, General Electric, Intel, IBM… đã xây dựng hàng loạt các trung tâm nghiên cứu phát triển R&D ở quốc gia này, biến Ấn Độ là một trong những trung tâm R&D lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Bangalore được mệnh danh là “Thung lũng Silicon thứ hai” với sự có mặt của hơn 200 công ty đa quốc gia. Trung tâm công nghệ đóng góp 36% tổng sản lượng công nghiệp phần mềm của Ấn Độ (“Ấn Độ đạt 50 tỷ USD từ gia công”, 2009, www.quantrimang.com.vn). Hiện tại có hơn 100 nước nhập khẩu các phần mềm của Ấn Độ. Những thành công này phải kể đến sự đóng góp của các yếu tố sau:

Tầm nhìn chiến lược rõ ràng: Chính phủ Ấn Độ xác định rằng tầm quan trọng của CNTT không chỉ nằm ở lợi nhuận do xuất khẩu phần mềm mang lại mà còn nằm ở việc tác động của nó đến việc tăng năng suất. Do đó, cần có những mục tiêu ngắn và dài hạn. Trong ngắn hạn là việc thu hút đầu tư nước ngoài vào CNTT và thương mại hóa sản phẩm. Ấn Độ tránh nghiên cứu theo phong trào mà nghiên cứu có lựa chọn và tập trung vào những gì hiệu quả, nghĩa là nghiên cứu một lần nhưng ứng dụng nhiều chỗ. Mục tiêu lâu dài của Ấn Độ là xây dựng nền công nghiệp và cuộc sống tin học hóa. Bộ CNTT xây dựng một cơ sở dữ liệu về các sản phẩm CNTT hiện tại và khả năng ứng dụng của chúng vào nhiều ngành khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động gia công phần mềm: chính vì sớm xác định được mục tiêu cho mình cho nên ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế Ấn Độ vào các năm 1991 và 2000 nhưng ngành phần mềm Ấn Độ vẫn tăng trưởng ở mức 25%/năm. Chính phủ hỗ trợ 3/5 quỹ R&D cho các doanh nghiệp; bắt

buộc một số công ty lớn phải bỏ ra ít nhất 2% doanh thu để đầu tư cho CNTT nếu không sẽ bị thu hồi giấy phép (Carl Dahnman and Anuja Utz, 2008). Đáng nhắc đến là việc Ấn Độ bãi bỏ luật chuyển giao công nghệ (MRTP 1969) bấy lâu kìm hãm các công ty nước ngoài chuyển giao kiến thức cho Ấn Độ và vào năm 1986 nước này bãi bỏ mọi yêu cầu phải đăng ký hay phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với 27 ngành công nghiệp ưu tiên trong đó có công nghệ phần mềm. Chính phủ đã cải thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ các rào cản CNTT, bắt buộc doanh nghiệp trong nước mua sản phẩm CNTT do các công ty Ấn Độ sản xuất, đào tạo nhân lực. Đầu thập kỷ 80, khi công nghiệp phần mềm bắt đầu phát triển, chính phủ nhận thấy ngay đây là cơ hội để nắm bắt công nghệ của mình và áp dụng mọi biện pháp để thúc đẩy ngành công nghiệp này. Đó là: bãi bỏ các giấy phép liên quan đến công nghiệp phần mềm; cho phép nhập khẩu miễn thuế các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp này. Sau đó, chính phủ kích cầu thị trường công nghiệp phần mềm trong nước. Cuối cùng, khi doanh nghiệp phần mềm trong nước chứng tỏ được khả năng của mình, tự họ sẽ tiếp thị và gia công phần mềm cho nước ngoài.

Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 4

Đào tạo nguồn nhân lực: ngay từ những năm 1940 Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ đã xây dựng hệ thống gồm 6 học viện công nghệ quốc gia trên toàn quốc với trang thiết bị hiện đai. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn có hệ thống đào tạo với mạng lưới 1200 trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Mỗi năm trung bình Ấn Độ có

80.000 kỹ sư ra trường đáp ứng tốt nhu cầu về phần mềm cho nước ngoài (“Ấn Độ đạt 50 tỷ USD từ gia công”, 2010, www.quantrimang.com.vn). Đến nay Ấn Độ có lực lượng lao động trong ngành CNTT đông đảo, có trình độ học vấn cao, tiếng Anh thành thạo. Hiện nay, tại Ấn Độ có khoảng 250000 sinh viên đang theo học các trường NITT. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo chuyên gia máy tính hiện nay của Ấn Độ như Aptech và SSI đang tích cực cập nhập kỹ thuật mới để tạo ra những kỹ sư, chuyên gia có trình độ tốt hơn nữa. Nguồn nhân lực quan trọng nữa chính là 20 triệu Ấn kiều sống ở nước ngoài. Những năm gần đây, Ấn Độ bắt đầu đánh giá lại mối quan hệ với những đồng bào ở nước ngoài khi quốc gia này tập trung phát triển công nghệ cao. Nhiều người Ấn ở nước ngoài cũng trở về quê đem theo công

nghệ cao của các nước phát triển, chính họ đã châm ngòi cho sự bùng nổ thông tin cho Ấn Độ. Năm 1999, Ấn Độ ban hành quy chế “quasi-citizenship” theo đó các Ấn kiều được hưởng quyền lợi như công dân trong nước. Theo quy định này, các Ấn kiều có quyền ra vào Ấn Độ mà không cần thị thực, hoặc được sở hữu quyền nhà đất tại Ấn Độ và được hưởng các chính sách đầu tư chỉ dành riêng cho Ấn kiều. Chính quyền New Delhi còn lập ra Bộ các vấn đề Ấn kiều để thường xuyên xử lý những thắc mắc của họ hay thành lập các thành phố dành riêng cho Ấn kiều có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện đại khắp đất nước. Nhờ có các chính sách đó, Ấn Độ đã thu hút đội ngũ đông đảo lực lượng chuyên gia trí thức cho sự phát triển của nước này.

Chú trọng đến việc xây dựng các quy trình quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu phần mềm có uy tín và chất lượng: ngay từ rất sớm, các công ty của Ấn Độ đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy mà nhiều doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Ấn Độ hiện nay đều có những chứng chỉ về quy trình quản lý chất lượng như CMM, ISO. Ấn Độ đã xây dựng một thương hiệu mạnh và vượt trội mang tên “Sự phục vụ từ Ấn Độ” (Service from India). Mục đích của việc xây dựng thương hiệu là nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu trong lĩnh vực dịch vụ nói chung, phần mềm nói riêng.

2.2 Gia công phần mềm Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn được các nhà phân tích xếp sau Ấn Độ trong lĩnh vực GCPM. Ngành công nghiệp phần mềm của Trung Quốc chỉ thực sự phát triển khi kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005) ra đời, thể hiện một chiến lược rất rõ ràng của Chính phủ cho ngành phần mềm, đó là chính sách ưu tiên phát triển ngành phần mềm với kỳ vọng có thể cạnh tranh được với thành công của Ấn Độ. Theo một báo cáo Tập đoàn dữ liệu IDC, doanh thu của thị trường GCPM của Trung Quốc tăng gấp năm lần trong 5 năm qua. Năm 2006, thị trường gia công của Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh, đạt giá trị 1,4 tỷ USD, tăng 48 % so với cùng kỳ năm trước; mức tăng trưởng doanh thu từ GCPM của Trung Quốc bình quân là 38 %/năm suốt 5 năm từ 2002-2006. Mặc dù 2008 là một năm biến động

của kinh tế thế giới do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu nhưng doanh thu từ GCPM của Trung Quốc vẫn tăng trưởng 39% so với năm 2007, đạt 14,2 tỷ USD. Năm 2009 mức tăng trưởng không cao bằng năm trước đó, nhưng con số 18,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cũng thực sự rất ấn tượng (Anh Tuấn, 2010, “Kinh nghiệm gia công phần mềm của Trung Quốc”). Các thành phố được đánh giá có hoạt động gia công phần mềm phát triển tại Trung Quốc gồm có Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Đại Liên và Tuyền Châu. Bên cạnh các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu như Accenture, ACS, EDS, AT&T, Wipro, Infosys… còn có các nhà cung cấp dịch vụ địa phương như Augmentum, Bleum, Dextrys và Neusoft gần đây cũng được biết đến như các công ty cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Ngoài giá lao động rẻ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng ngành GCPM ở Trung Quốc là sự thông thoáng của các quy định và thủ tục, sự đầu tư lớn vào giáo dục công nghệ, tiến bộ trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn CNTT cốt lõi, và sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy có những bước tăng trưởng đầy ấn tượng, Trung Quốc vẫn không ngừng củng cố năng lực của lực lượng lao động, nhất là về khả năng Anh ngữ, kỹ năng quản lý dự án và kinh nghiệm cạnh tranh với Ấn Độ trên thị trường toàn cầu.

Một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm phát triển lĩnh vực GCPM:

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: theo xu hướng chung của thế giới trong những năm qua, một loạt những hoạt động, chính sách của Trung Quốc được đề ra để phát triển ngành công nghiệp phần mềm nói riêng và GCPM, trong đó nổi bật là việc xây dựng hàng loạt các thành phố trở thành những khu công nghiệp phần mềm. Chính phủ sử dụng vốn trong nước và huy động vốn nước ngoài đầu tư hệ thống trang thiết bị, các khu công viên phần mềm và mạng lưới giao thông cho các thành phố này. Tính đến năm 2009, Bộ Thông tin công nghiệp đã ghi nhận các thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên, Thành Đô, Tây An, Tế Nam, Hàng Châu, Trường Sa, Nam Kinh và Zhuhai là những thành phố công nghiệp phần mềm đạt tiêu chuẩn quốc tế. 6 thành phố gồm Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Đại Liên, Quảng Châu và Thành Đô lọt vào danh sách

50 thành phố dẫn đầu trên thế giới về GCPM. Trung Quốc hiện có một số khu công viên phần mềm lớn nằm ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông. Đặc biệt công viên công nghệ và khoa học Zhonguancun tại Bắc Kinh được ví như thung lũng Silicon của Trung Quốc và như là sân sau của IBM hay Microsoft. Sự chuyên môn hóa cho các thành phố này đã làm tăng uy tín cho GCPM Trung Quốc và quốc gia này hiện là quốc gia có nhiều thành phố dẫn đầu về GCPM hơn cả. Hiện nay, Trung Quốc sở hữu mạng lưới viễn thông lớn nhất trên thế giới về cả mặt : năng lực mạng lưới và số người đăng ký thuê bao. Sự hội tụ của băng thông rộng mạng lưới viễn thông, mạng lưới truyền hình kỹ thuật số, mạng Internet, mạng 3G tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển ngành GCPM của nước này. Chỉ riêng mạng Internet, các chuyên gia ước tính sẽ đạt 33% nhu cầu của toàn thế giới vào năm 2012, đồng thời thị trường truyền hình di động được dự báo tăng trưởng trên 33% đạt mức 3 tỷ NDT vào cuối năm 2011 (Anh Tuấn, 2010, “Kinh nghiệm gia công phần mềm của Trung Quốc”).

Chính sách quản lý đúng đắn: kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Trung Quốc giai đoạn 2001-2005 đã khởi đầu cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm khi được Chính phủ ưu tiên là một trong những ngành kinh tế trọng điểm. Trung Quốc đã dỡ bỏ thuế quan để phát triển phần mềm, cho phép doanh nghiệp phần mềm tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất thấp và chính sách thoáng hơn trong việc cho phép đưa lao động ra nước ngoài. Nước này cũng có hệ thống hạ tầng viễn thông lớn mạnh và một hệ thống giáo dục phù hợp có thể cung cấp nguồn lao động trong ngành với chi phí hợp lý. Cụ thể, từ năm 2005 tất cả 251 loại thuế liên quan đến các sản phẩm CNTT đều được giảm xuống mức 0%, điều này cho phép các dịch vụ GCPM được cung cấp sẽ có mức giá cạnh tranh hơn (Savio S. Chan, 2009). Trung Quốc là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tình trạng vi phạm bản quyền cho nên dưới sức ép ngày một gia tăng của thế giới, vào ngày 23/12/2004 tòa án cao nhất của Trung Quốc đã chính thức sửa đổi luật về quyền sở hữu trí tuệ hiện tại của Trung Quốc bằng việc thông qua những quy định về việc xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm. Theo đó, Trung Quốc đã tăng mức phạt tù từ 3 đến 7 năm. Những hành vi liên quan đến việc phát tán các sản

phẩm bị vi phạm bản quyền hay những sản phẩm liên quan phần mềm lậu qua mạng sẽ bị nghiêm khắc trừng trị.

Đào tạo nguồn nhân lực: ngay từ đầu, Trung Quốc đã lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển của ngành CNTT nói chung và ngành GCPM nói riêng cho nên từ những năm 1986 quốc gia này đã bắt đầu đổi mới thể chế, chính sách trong đó nổi bật là kế hoạch “863”. Nội dung cơ bản của kế hoạch này là phân bố khoảng 5 tỷ NDT để nắm bắt, theo kịp công nghệ cao trên thế giới, đào tạo một thế hệ mới các nhà nghiên cứu để phát triển Trung Quốc. Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trung Quốc chủ trương tăng cường sự liên kết giữa trường học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp phần mềm mà không làm thay đổi quyền sở hữu. Hằng năm trích một lượng lớn ngân sách cho các cán bộ, sinh viên, học sinh ra nước ngoài đào tạo. Với những Hoa kiều ở nước ngoài, Trung Quốc đề ra chiến lược “rùa biển” kêu gọi những người dân đang sống và làm việc tại nước ngoài về cống hiến phục vụ Tổ quốc với những ưu đãi hấp dẫn dành cho bản thân và gia đình họ. Chính phủ liên kết với các tập đoàn phần mềm nổi tiếng đào tạo các kỹ sư phần mềm. IBM ký kết thỏa thuận đào tạo cho Trung Quốc 100.000 kỹ sư trong giai đoạn 2007-2010. Tập đoàn Microsoft thì chi tới 750 triệu USD để xây dựng một trung tâm công nghệ nhằm tìm ra các kỹ sư phần cứng và phần mềm giỏi (Savio S. Chan, 2009).

3. Hàng da giày

3.1 Da giày Trung Quốc

Trung Quốc hiện là quốc gia xuất khẩu giày lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm lên tới con số hơn 10 tỷ đôi, chiếm hơn 70% sản lượng giày trên toàn thế giới. Trung Quốc hiện đang chiếm lĩnh thị phần thống trị tại các thị trường lớn như 83,5% tại Mỹ, 64% tại EU. Không chỉ là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới mà vào năm 2008, Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ trở thành quốc gia tiêu thụ giày dép lớn nhất trên thế giới với mức ước tính là mỗi người dân nước này chỉ tiêu dùng trung bình 2 đôi/người/năm. Adidas và Nike là hai hãng nước ngoài có sản phẩm được ưa chuộng nhất tại Trung Quốc và tất nhiên hai hãng này không thể bỏ qua cơ

hội lấy Trung Quốc vừa là nơi tiêu thụ, vừa là thị trường gia công cho hãng. Về mặt hàng dày thể thao, Nike chiếm 15,2% thị phần ở Trung Quốc, Adidas 13,6% đã vượt qua cả những tên tuổi nội địa khác của Trung Quốc như Lining (9,5%), Anta (6,9%), Kappa (4,2%) hay Xtep (3,9%). Ngành công nghiệp giày dép nước này chủ yếu tập trung ở tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Thiên Tân và Zijiang trong đó lớn nhất là tỉnh Quảng Đông với hơn 1200 nhà máy (Nhiều tác giả, 2009, “Footwear industry in China”). Sở dĩ nơi đây tập trung nhiều nhà máy như vậy là do khu vực này tập trung nguồn nguyên liệu sẵn có và ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Kinh tế Quảng Châu (thủ phủ của Quảng Đông) đứng thứ 3 cả nước, sau Thượng Hải và Bắc Kinh, là một thành phố công nghiệp có tính tổng hợp, thông thương đối ngoại, có cảng buôn bán với nước ngoài. Thế mạnh của Trung Quốc nằm ở yếu tố nguồn lao động rẻ, nắm bắt nhanh yếu tố khoa học công nghệ; sản phẩm hợp thời trang, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và chủ động được nguồn nguyên liệu.

Một số kinh nghiệm của da giày Trung Quốc đó là:

- Chiến lược phù hợp cho sản phẩm: nhắc đến sản phẩm Trung Quốc người ta không thể không nhắc đến sự phong phú, đa dạng về mẫu mã kiểu dáng. Các thiết kế của Trung Quốc chinh phục được bất cứ tầng lớp khách hàng nào. Trung Quốc có nhiều trung tâm thiết kế riêng đặt tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Đông… Các doanh nghiệp Trung Quốc xác định được vị trí của những thương hiệu mạnh từ Italia, Đức, Mỹ… trên thị trường vốn đã có từ lâu đời nên các sản phẩm của Trung Quốc không nhằm vào đối tượng người có thu nhập cao và ưa thích dùng hàng hiệu. Thay vào đó, họ hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập ở mức trung bình. Sự lựa chọn khôn ngoan này làm cho da giày Trung Quốc có thể len lỏi vào bất cứ nơi nào trên thế giới vì đại bộ phận dân cư vẫn là những người có thu nhập trung bình và dưới trung bình.

- Đầu tư, phát triển nguồn nguyên liệu: nguồn nguyên liệu dồi dào của Trung Quốc không những đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu sang các nước khác trong đó Việt Nam chính là một thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu của nước này. Các đầu vào của ngành da giày gồm có da và các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022