Khái Quát Tình Hình Sản Xuất Hàng Gia Công Xuất Khẩu Ở Việt Nam

thiết bị giả da, đế, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhãn hiệu, gót trong đó quan trọng nhất là chất liệu da. Chính phủ xác định được tầm quan trọng của ngành da thuộc được sử dụng để sản xuất giày dép, quần áo, túi xách và nhiều vật dụng khác phục vụ đời sống con người cho nên từ lâu chế biến da là ngành kinh tế cơ bản với lịch sử lâu đời như các ngành dệt may và thực phẩm của Trung Quốc. Ngành da có liên quan chặt chẽ với ngành chăn nuôi, đồng thời là một ngành chế biến tái chế quan trọng. Trung Quốc tạo điều kiện cho các nhà máy liên kết với hoạt động chăn nuôi ở các hợp tác xã. Chính phủ dành nhiều ưu đãi về vốn, tín dụng cho chủ trang trại để họ có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, hoạt động chăn nuôi – sản xuất nguyên liệu luôn được đảm bảo nguồn cung, diễn ra một cách liên tục. Hiện ngành da thuộc của Trung Quốc cung cấp việc làm cho 5 triệu người mỗi năm, đó là chưa kể 11 triệu việc làm ở các ngành có liên quan, và có thể tạo thêm 500.000 việc làm mới mỗi năm cho các khu vực nông thôn. Ngoài ra, ngành da thuộc có thể tạo thêm thu nhập ngoại tệ 39 tỷ USD mỗi năm cho Trung Quốc, đứng đầu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.

3.2 Da giày Ấn Độ

Từ những năm 2000 đổ lại, Ấn Độ mới bắt đầu có vị trí trên thị trường ngành da giày. Song vào năm 2009 mới đây, Ấn Độ đã là nhà xuất khẩu da giày lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Hàng năm quốc gia này sản xuất được 2,2 tỷ đôi giày, chiếm 16% khối lượng sản xuất toàn thế giới. Khách hàng chính của Ấn Độ gồm có: EU (63%), Mỹ (12%), Hồng Kông (10%), Úc (1,5%) và các quốc gia còn lại (13,5%) (Nhiều tác giả, 2009, “Indian Footwear Industry Overview”). Công nghiệp da thuộc là nòng cốt cho sự phát triển của da giày Ấn Độ. Không chỉ là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm từ da nổi tiếng, Ấn Độ còn được biết đến là thị trường gia công cho các thương hiệu danh tiếng trên thế giới như Florsheim, Nunn Bush, Stacy Adams, Gabor, Clarks, Nike, Reebok, Ecco, St Michaels. Ngoài ra, các chuỗi cửa hàng bán lẻ toàn cầu muốn tìm kiếm cho mình những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì không thể bỏ qua Ấn Độ. Ngành công nghiệp của nước này tạo được chỗ đứng trên thị trường bởi vì nắm bắt nhanh nhạy những xu thế, tiêu chuẩn và đòi hỏi của khách hàng trên thị trường thế giới. Điểm khác biệt khác của Ấn Độ

là tạo ra nhiều sản phẩm cho nam giới trong khi các nhà sản xuất khác chủ yếu nhằm vào đối tượng nữ giới. Về nguồn nguyên liệu, Ân Độ đáp ứng được 90% nhu cầu sản xuất và chỉ phải nhập khẩu 10% (Nhiều tác giả, 2009, “Indian Footwear Industry Overview”). Ấn Độ sử dụng sáng tạo các chất liệu giả da như cao su, nhựa, PVC…trong các sản phẩm sandals cho tiêu dùng nội địa. Thị trường nội địa của Ấn Độ cũng rất dồi dào khi mà mức sống và thói quen tiêu dùng của người Ấn Độ đã có nhiều thay đổi. Đi lên từ hình thức lao động thủ công, cho đến nay ngành da giày của Ấn Độ đã phát triển hiện đại hơn rất nhiều lần. Phần lớn các nhà máy da giày của Ấn Độ đã đạt tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 hoặc chứng chỉ SA 8000. Các trang thiết bị của Ấn Độ được trang bị thêm bộ phận kiểm tra hàm lượng các loại nguyên liệu đến từ các quốc gia tiên tiến như Anh, Đức…

Từ những giới thiệu cơ bản về ngành da giày của Ấn Độ, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

- Đầu tư đúng hướng cho phát triển nguồn nguyên liệu: Chính phủ đã sớm nhận ra được thế mạnh của quốc gia với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nên đã xây dựng nhiều cơ sở sản xuất nguyên liệu có chất lượng, đặc biệt là các nhà máy sản xuất da thuộc lớn như Welts, Heels, Boxes, Insoles. Các nhà máy hỗ trợ được xây dựng lân cận các nhà máy sản xuất chính tạo thuận lợi trong việc luân chuyển nguyên phụ liệu. Mới đây, khu công viên da thuộc nằm trong khu kinh tế đặc biệt ở Chennai đã đi vào hoạt động, cung cấp cho 25 dây chuyền sản xuất của các nhà máy với công suất 250.000 đôi mỗi ngày.

- Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại: hàng năm trung bình các nhà sản xuất ở Ấn Độ trích ra 5% doanh thu để cải tiến máy móc thiết bị (trong khi ở Việt Nam hiện nay chỉ là 0,2-0,3%). Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn còn dành nhiều sự quan tâm cho ngành công nghiệp da giày ở Ấn Độ thông qua việc hỗ trợ, kêu gọi đầu tư cho ngành. Đáng kể có chương trình “Chính phủ - Tư nhân – Hội công ty” (Public – Private – Partnership) để kêu gọi đầu tư nước ngoài. Nhờ sự quan tâm đúng mực cho hệ thống cơ sở vật chất mà các sản phẩm da giày của nước này đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và chinh phục được những thị trường khó tính như EU, Hồng Kông, Australia…

- Theo kịp xu thế thời trang của thế giới: các nhà xuất khẩu của Ấn Độ đều có những trung tâm sản xuất thời trang riêng. Các trung tâm thiết kế ở Ấn Độ như: viện nghiên cứu da giày, viện phát triển thiết kế da giày, trung tâm thiết kế quốc gia thường xuyên hỗ trợ cho các trung tâm riêng của doanh nghiệp cho nên sản phẩm của Ấn Độ không những có chất lượng tốt mà còn rất bắt mắt, theo kịp xu thế thời trang trên thế giới. Hằng năm, ủy ban xuất khẩu da giày của Ấn Độ khuyến khích các nhà thiết kế trẻ gia nhập vào vào đội ngũ hùng hậu này qua các cuộc thi và vinh danh họ với những phần thưởng xứng đáng. Điểm đặc biệt khác của sản phẩm da giày Ấn Độ là tập trung vào phân đoạn thị trường nam giới với 60% trong tổng số sản phẩm làm ra dành cho nam giới, 31% nữ giới và 9% cho trẻ em ( Nhiều tác giả, 2009, “Indian Footwear Industry Overview”). Chính điều này đã tạo nên một vị trí riêng cho các sản phẩm da giày Ấn Độ khi mà đại đa số các thương hiệu từ nhỏ tới lớn trên thế giới đều hướng tới nhóm khách hàng là nữ giới.

CHƯƠNG II:‌‌

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

I. Khái quát tình hình sản xuất hàng gia công xuất khẩu ở Việt Nam

1. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất hàng gia công

Để tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu, ngoài những lợi ích quan trọng mà hoạt động gia công mang lại cho nền kinh tế thì bản thân Việt Nam cũng đã phát huy được những lợi thế của mình, khẳng định được vị thế trong nhiều mặt hàng gia công quan trọng như dệt may, da giày hay phần mềm. Xuất hiện chủ yếu với tư cách bên nhận gia công, các lợi thế này gồm có:

Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, thuộc Châu Á – Thái Bình Dương, phía Tây gắn liền với lục địa Châu Á, phía Đông thông ra Thái Bình Dương, được coi là khu vực “năng động” có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng về cả chính trị lẫn kinh tế. Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và các nước Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Ven biển Việt Nam có nhiều cảng sâu ở khu vực Nam Trung Bộ trở vào, khí hậu tốt, không có bão, sương mù cho phép tàu thuyền nước ngoài có thể chuyển tải hàng hóa, sửa chữa, tiếp nguyên nhiên vật liệu an toàn quanh năm. Việt Nam lại nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myama, Pakistan, Ấn Độ… đặc biệt con đường bộ xuyên Á được đưa vào sử dụng từ năm 2003 đã nối các thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch, vận tải giữa các nước thành viên Asean. Với vị trí thuận lợi này, Việt Nam có nhiều điều kiện để tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

Nguồn lao động: với dân số khoảng 87 triệu người, Việt Nam là một nước đông dân xếp thứ 13 trên thế giới. Nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp là một lợi thế quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động gia công. Giá nhân công ở ta được xếp vào loại một trong những nước thấp nhất trên thế giới.

Bảng 2: Chi phí lao động ở một số quốc gia


Quốc gia

Chi phí lao động (USD/giờ)

Đức

18

Singapore

3.16

Ba Lan

2.77

Maroc

1.36

Thái Lan

1.18

Malaisia

1.13

Rumani

1.04

Trung Quốc

0.43

Indonesia

0.32

Việt Nam

0.22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 5

Nguồn: “The cost of doing business in Thailand” (2008) tại www.business-in-asia.com

Hơn nữa, lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù, khéo tay, trình độ văn hóa và tay nghề được đánh giá là ngày càng tăng lên, có khả năng nắm bắt những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, tư duy sáng tạo trong lao động trên nhiều ngành, nghề, lĩnh vực. Những ưu điểm này đã giúp lao động Việt Nam vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh để tham gia và phát triển hoạt động gia công quốc tế.

Sự bình ổn về chính trị: trong nhiều năm qua, Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có sự ổn định cao về kinh tế, chính trị và xã hội. Toàn Đảng, toàn dân ta vẫn kiên trì phát triển đất nước theo định hướng XHCN với nền kinh tế khá vững vàng. Đây là một điểm quan trọng thu hút nhiều thương nhân nước ngoài quyết định buôn bán với Việt Nam. Do xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất chưa thể đảm bảo cho nhiều ngành sản xuất tự mình xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài cho nên ngay từ đầu chính sách của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích phát triển hoạt động gia công. Các thương nhân nước ngoài có thể tận dụng những chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ Việt Nam đối với hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài để có được giấy chứng nhận xuất xứ nhằm làm giảm mức thuế khi xuất sản phẩm sang các nước khối ASEAN, APEC, Hoa Kỳ ngay sau khi một loạt hiệp định ra đời. Trong khu vực châu Á, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia

các cơ chế hợp tác kinh tế trong Hiệp hội các quốc gia Ðông-Nam Á (ASEAN), trong khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, ASEAN với Nhật Bản, với Trung Quốc và với Hàn Quốc, các cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các nước khác, các cơ chế hợp tác trong Tiểu vùng sông Mê Công, Diễn đàn châu Á... và các diễn đàn liên châu lục như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM)… để tận dụng được nhiều cơ hội hợp tác với các quốc gia khác.

2. Tình hình sản xuất hàng gia công xuất khẩu

2.1 Tình hình cung cấp

Dệt may: số lượng doanh nghiệp trong ngành dệt may khá đông đảo. Vào cuối năm 2009, cả nước có 3719 doanh nghiệp dệt may chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực may. Thông tin từ hiệp hội dệt may Việt Nam cho thấy tham gia vào nền công nghiệp dệt may ở nước ta có hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong đó:

- Các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có vốn của Nhà nước (ít hơn 50%) chiếm 76%.

- Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,5%.

- Số công ty nhà nước hoặc cổ phần nhưng có vốn của Nhà nước (nhiều hơn 50%) chiếm 4,5%.

Nếu xét theo khu vực tập trung theo vùng miền, Đông Nam Bộ là nơi có nhiều doanh nghiệp dệt may nhất (58%), tiếp theo đến đồng bằng sông Hồng (27%), các khu vực còn lại như trung du miền múi phía Bắc, đồng bằng duyên hải miền Trung hay đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 15%.

Ngành công nghiệp dệt may không có sự hiện diện của nhiều hãng lớn nên chỉ mới có một số thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến như Molis (Công ty dệt Phong Phú), Fhouse (Công ty may Phương Ðông), Sanding (Công ty may Sài Gòn 2), Newera (Công ty may Ðức Giang), Ninomax, Nhà Bè, An Phước... Trong đó công ty may Việt Tiến, công ty May Nhà Bè là hai cái tên thành công với nhiều thương hiệu được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích. Những dòng sản phẩm thương hiệu của hai công ty này gồm sơ-mi, quần âu, cà-vạt dùng cho doanh nhân, công sở, áo

thun, quần jean, ka-ki, váy, bộ thể thao, thắt lưng, mũ, sử dụng cho công sở, dạo phố. Ðồng thời, Việt Tiến và May Nhà Bè thực hiện mô hình mua quyền thương mại đối với một số thương hiệu nổi tiếng để thực hiện chiến lược đa dạng chủng loại sản phẩm và mở rộng phạm vi kinh doanh như Renta, Aoyama, Ann Taylor, Calvin Klei, San Sciaro, Manhattan, Novelty, Cavaldi. Còn lại 90% doanh nghiệp vẫn đang hoạt động dưới hình thức gia công cho đối tác thông qua bên trung gian.

Trong những năm qua đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD, trong đó Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… là những quốc gia có lượng vốn đầu tư lớn nhất (Lệ Trần, 2008, “Thu hút đầu tư nước ngoài vào dệt may

- Những chuyển động tích cực”). Số dự án của các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là ngành may, sau đó là ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu. Điều này cũng dễ hiểu bởi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may mặc nên các nước tập trung đầu tư vào ngành này. Còn ngành phụ liệu, xu hướng ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may nên các nhà đầu tư chưa tập trung mạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may.

Biểu đồ 1: FDI vào ngành dệt may trong giai đoạn 2000-2009


Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (2009)

Da giày: khi mới thành lập chỉ là một ngành kinh tế - kỹ thuật khiêm tốn, non trẻ trong nền kinh tế quốc dân đến năm 1987 ngành da giày Việt Nam trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật độc lập. Toàn ngành hiện có gần 800 doanh nghiệp sản xuất, các công ty da giày được tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Hà Nội. Vào ngày 9/6/1990 hiệp hội da giày Việt Nam được thành lập là tổ chức liên kết kinh tế - xã hội tự nguyện của các nhà sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và dịch vụ da giày thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam. Tới nay hiệp hội có 187 thành viên.

Sản phẩm trong ngành da giày phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu tuy nhiên trong tổng khối lượng da giày xuất khẩu thì có tới 70% là theo hình thức gia công. Lượng giày dép mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đều mang nhãn mác của khách hàng như Nike, Adidas, Reebok hoặc thương hiệu của các tập đoàn bán lẻ như Famous Footwear, K, Shoes. Việt Nam mới chỉ có một số doanh nghiệp tạo dựng nhãn hiệu riêng có uy tín trong nước như VINA Giày, Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc, Thành Hưng… Các sản phẩm chủ yếu là giày thể thao, giày nữ, giày vải; da thuộc; cặp, túi ví, trong đó sản phẩm giày thể thao, giày nữ, giày vải được đánh giá là có khả năng cạnh tranh hơn. Là một quốc gia xuất khẩu da giày lớn tuy nhiên thị phần trong nước của ngành chỉ chiếm 50%, phần còn lại đa số là từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

GCPM: là một ngành có mức tăng trưởng cao qua các năm so với những ngành kinh tế khác song công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay chỉ đóng góp một phần nhỏ trong toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin và là con số quá ít ỏi so với công nghiệp phần cứng.

Việt Nam hiện có trên 2800 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phần mềm nhưng chỉ có một số ít là thực sự hoạt động. Theo ước tính có khoảng 940 doanh nghiệp chính thức tham gia vào hoạt động GCPM với khoảng 48.000 nhân sự. Hầu hết các doanh nghiệp làm phần mềm là các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022