đối tác và tiến hành các hoạt động đầu tư
Ngành dệt may có 18,5% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngành da giày có 16,5% có vốn đầu tư nước ngoài 100% hoặc liên doanh. Dệt may thu hút được nhiều tên tuổi có tiếng trên thế giới từ các quốc gia như Anh, Mỹ, Ý, Pháp chọn làm thị trường gia công sản phẩm cho mình, trong đó đáng chú ý là việc doanh nghiệp Việt Tiến hay An Phước được trực tiếp sản xuất và gắn tên sản phẩm của mình cùng với thương hiệu nước ngoài. Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của từng thị trường. Trong lĩnh vực phần mềm, nhiều tập đoàn hàng đầu của Nhật và Mỹ đã chọn Việt Nam làm nơi đầu tư xây dựng các cơ sở GCPM. Đáng chú ý phải kể đến IBM với dự án hơn 1 tỷ USD vào khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án của người khổng lồ Microsoft, Hitachi, NEC, Fujitsu… Sự lựa chọn của các công ty quốc tế lớn có ý nghĩa rất to lớn với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài việc tăng doanh thu, tạo việc làm thì nó còn giúp chúng ta từng bước tiếp cận với công nghệ cao, kỹ thuật mới, hoàn thiện sản phẩm để làm tiền đề cho việc tự mình sản xuất được những thương hiệu Việt ra bên ngoài thế giới.
* Vượt trội về yếu tố giá cả sản phẩm và chi phí lao động so với các quốc gia
khác
Ngày 5/6/2009, tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã thông
báo kết quả điều tra lần thứ 19 về chi phí đầu tư của các nước. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là nước có chi phí đầu tư thấp nhất trong khu vực và trên thế giới.
Cụ thể, tiền lương trả cho nhân công, cước phí điện thoại, phí điện nước, phí thuê đất công nghiệp… ở Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước láng giềng như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... Cuộc điều tra cho thấy, mức lương mà các công ty Nhật Bản tại Việt Nam trả cho công nhân thấp hơn rất nhiều
58
chỉ (bằng khoảng từ 30-60%) so với các công ty Nhật tại Thái Lan, Trung Quốc… Tính đến tháng 12/2009, trung bình công nhân tại Hà Nội được trả 95,8 USD/ tháng, trong khi đó công nhân tại thành phố Bắc Kinh, Đại Liên (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur ( Malaysia), Jakarta (Indonesia) lần lượt được trả là 286,7 USD/ tháng; 145,5 USD/ tháng; 241,1 USD/ tháng; 290,5 USD/ tháng, 131,3 USD/tháng (Phạm Huyền, 2009, “Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu tư”). Như vậy có thể thấy, Việt Nam có ưu thế hơn hẳn các quốc gia khác trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung về chi phí đầu tư. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, Việt Nam cần đẩy mạnh nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ lao động; minh bạch hoá pháp luật; cải cách các thủ tục hành chính rườm rà… nhằm tạo sự an tâm và thu hút các nhà đầu tư.
2. Những tồn tại và thách thức chủ yếu
* Vị trí của GCXK Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp do thiếu nguồn nguyên liệu và chưa tạo dựng được thương hiệu riêng
Trong chuỗi giá trị toàn cầu cuả ngành dệt may và da giày, có thể hiểu một cách đơn giản là các công việc thiết kế kiểu dáng, mẫu mã diễn ra tại các trung tâm thương mại hay trụ sở của các công ty danh tiếng tại Mỹ, Anh, Italia… Các thiết bị nguyên phụ liệu đầu vào được sản xuất tại Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và những quốc gia có chi phí nhân công thấp như Việt Nam sẽ được chọn làm nơi sản xuất cuối cùng. Như vậy chúng ta chỉ mới tham gia vào khâu sản xuất cuối cùng, là khâu được đánh giá là tạo ra ít giá trị gia tăng nhất trong chuỗi giá trị. Muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các doanh nghiệp cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc ODM (Original design manufacture) hay là sản xuất nhãn hiệu gốc OBM (Own brand manufacture). Cũng lâm vào tình trạng tương tự, GCPM của Việt Nam vẫn chỉ mới dừng lại ở những công việc không đòi hỏi về trình độ cao và tạo ra giá trị thấp như triển khai (implement, coding), kiểm thử (testing) mà chưa tiến tới được các quy trình đòi hỏi hàm lượng tri thức cao hơn như phân tích, thiết kế… Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội từ sự chuyển giao các công đoạn gia công để chuyển dịch về phía có hàm lượng giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các dự án của GCPM có giá trị chưa lớn, thường theo kiểu quen biết hoặc
59
qua kênh truyền thông.
* Vấn đề số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
Mặc dù là một quốc gia có số dân đông nhưng Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong nguồn nhân lực. Trong ngành GCPM, các cơ sở đào tạo ở nước ta hiện chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu của ngành CNTT. Da giày và dệt may tuy không đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ nhưng do yếu tố tiền lương thấp, các chế độ bảo hiểm cho người lao động chưa tốt nên hiện tượng bỏ việc sau các dịp nghỉ như tết trở nên khá phổ biến. Bên cạnh vấn đề số lượng nguồn nhân lực thì chất lượng lao động cũng là một nhược điểm của chúng ta. Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, như năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, ví dụ với ngành da giày trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/135 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia (“Ngành da giày việt nam cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”, 2008, http://giavang.infotv.vn).
Hiện nay trình độ công nghệ của ngành dệt may và da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá và còn lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế... Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
* Thiếu nguồn vốn đầu tư
Thiếu vốn hiện nay vẫn là một vấn đề lớn của các ngành này, đặc biệt là trong ngành dệt may và da giày. Hầu hết các hợp đồng với đối tác chỉ được thanh toán sau khi chúng ta đã hoàn thành xong khâu gia công do đó các doanh nghiệp thường gặp khó khăn vì thiếu nguồn vốn để nhập khẩu nguyên nhiên liệu về phục vụ sản xuất. Đa phần họ phải đi vay ngân hàng, chịu gánh nặng lãi suất. Đó là một
60
nguyên nhân doanh nghiệp chậm đổi mới thiết bị công nghệ. Thiếu vốn còn làm cho các doanh nghiệp thiế u khả năng đầ u tư (hoặ c đầ u tư chưa đú ng mứ c ) vào tiếp thị nên chưa tiếp cận được các khách hàng lớn và không tạo được nguồn công việc ổn định. Bên cạnh đó, ở nước ta còn nhiều bất cập về mức thuế, phí, lệ phí. Chẳng hạn phí nâng hàng container mỗi nơi một giá: container loại 20 feet, ở cảng Tân Thuận giá 270.000 đồng, ở cảng Khánh Hội: 240.000 đồng; loại 40 feet, nơi
400.000 đồng, nơi 370.000 đồng; phí lưu kho cao, giờ giấc lại quá chặt chẽ, gây khó dễ và lãng phí cho khách hàng (Minh Hà, 2009,“Ba vấn đề bức xúc của ngành dệt may, da giày”).
* Thiếu chính sách hỗ trợ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt
Hiện nay, dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, nhiều nền kinh tế như Mỹ, EU vẫn chưa lấy lại được tầm vóc trước đây làm ảnh hưởng tới nhu cầu trên thị trường. Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới, giá lương công nhân có thể làm tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp may. Nếu giá các sản phẩm của Việt Nam tăng lên và cao hơn các nước khác thì các nước nhập khẩu sẽ chuyển hướng sang gia công ở những nước có giá thành rẻ hơn và không nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nữa, do đó sẽ làm giảm sút kim ngạch xuất khẩu. Thêm vào đó, sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc, Ấn Độ đã làm cho quá trình cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Tuy sức mua của thị trường truyền thống EU vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia... Khi hoạt động theo phương thức gia công, chúng ta bị phụ thuộc lớn vào các nhà thầu. Do đó, cuộc cạnh tranh còn là vấn đề giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Tình trạng này sẽ có lợi cho bên đặt gia công khi họ dành được mức giá gia công thấp nhất với chất lượng tốt và người chịu thiệt sẽ là người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tất nhiên quá trình này là bắt buộc trong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay, nhưng với sức lực còn hạn chế khi chưa tạo dựng được thương hiệu trên thế giới, các doanh nghiệp nên giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể đứng vững trên thị trường có lẽ sẽ là biện pháp tốt hơn.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã xác định được tầm quan trọng của các ngành
này nhưng ở nước ta vẫn thiếu một cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể và thực sự có tầm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp. Các vấn đề về thông tin thị trường và các vấn đề liên quan đến hàng dệt may, da giày và điện tử đã có nhiều song chưa thực sự đầy đủ và đáng tin cậy. Hoa Kỳ, Nhật Bản hay EU đều là thị trường hướng tới của bất cứ quốc gia nào muốn xuất khẩu hàng hóa do đó đây là một khó khăn không nhỏ được đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam.
* Hệ thống pháp luật còn nhiều vướng mắc gây khó khăn cho doanh nghiệp
Hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư và làm cho họ e ngại khi đầu tư vào Việt Nam trong khi các ngành dệt may, da giày và phần mềm đang cần một nguồn vốn lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp.
- Thủ tục hành chính liên quan đến công tác xuất nhập khẩu còn rườm rà về mặt hình thức, thời gian, chi phí. Mức thuế suất nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành vẫn đang ở mức cao nên những doanh nghiệp gia công nhận tiền sau khi thực hiện xong khâu gia công thì cần nhập khẩu nguyên liệu thì quả là một khó khăn lớn với họ.
Như vậy, hoàn thiện luật pháp là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hợp tác ngày một sâu rộng như hiện nay.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Định hướng gia công xuất khẩu của Việt Nam
1. Định hướng phát triển ngành dệt may
1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển
Xác định dệt may là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế, trong những năm qua Nhà nước ta đã và đang đặt nhiều sự quan tâm tới sự phát triển của ngành này. Trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ngành dệt may nói chung và gia công dệt may nói riêng tiếp tục được định hướng với quan điểm phát triển như sau:
- Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả.
- Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành.
- Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn.
- Đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa quy mô và loại hình doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt may Việt Nam.
- Phát triển dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hóa, hiện đại, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm.
- Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành.
- Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, năng lực sản xuất cũng như các nhân tố ảnh hưởng khác, Bộ Công thương đã đề ra các chỉ tiêu phát triển cụ thể cho hoạt động dệt may xuất khẩu nói chung và GCXK nói riêng như sau:
- Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp
trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở hiệu quả công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Giai đoạn 2008-2010 tăng trưởng bình quân sản xuất đạt 16-18%, tăng trưởng bình quân xuất khẩu đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD vào năm 2010.
- Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân sản xuất đạt 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015.
- Giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng bình quân sản xuất đạt 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2015.
Bảng 10: Mục tiêu phát triển ngành dệt may giai đoạn 2010 - 2020
ĐVT | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 | |
1. Kim ngạch XK | Tr.USD | 12.000 | 16.000 | 25.000 |
2. Sử dụng lao động | 1000 ng | 2.500 | 2.750 | 3.000 |
3. Sản phẩm chủ yếu | ||||
- Bông xơ | 1000 tấn | 20 | 40 | 60 |
- Xơ, sợi tổng hợp | 1000 tấn | 120 | 210 | 300 |
- Sợi các loại | 1000 tấn | 350 | 500 | 650 |
- Vải các loại | Tr.m2 | 1.000 | 1.500 | 2.000 |
- Sản phẩm may | Tr.SP | 1.800 | 2.850 | 4.000 |
4. Tỷ lệ nội địa hóa | % | 50 | 60 | 70 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thông Tin Máy Móc Thiết Bị Trong Ngành
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Dệt May Của Việt Nam Theo Mặt Hàng
- Cơ Cấu Sản Phẩm Phần Mềm Của Việt Nam Năm 2009
- Định Hướng Phát Triển Cho Ngành Gia Công Phần Mềm
- Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 11
- Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Công Thương (2009)
Trong giai đoạn này, chúng ta vẫn chưa thể xóa bỏ được hình thức gia công
mà chỉ mới hạn chế được nó thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Theo lộ trình này, vào năm 2020 dệt may Việt Nam đã chủ động được tới 70% nguyên liệu trong sản xuất. Đây là một tỉ lệ không nhỏ do vậy đòi hỏi ngành phải có nhiều nỗ lực hơn nữa mới đạt được mục tiêu trên (Bộ Công Thương, 2009).
1.2 Phương hướng phát triển đối với ngành dệt may
Phương hướng phát triển của ngành là phát triển sản phẩm chiến lược, quy hoạch vùng và sự giúp đỡ của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Trước hết, ngành cần phải cải tiến tổ chức sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng sản xuất các sản phẩm cao cấp đòi hỏi lao động tinh xảo; tăng cường tham gia vào các công đoạn thiết kế mẫu mã, tiếp thị, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị tăng thêm trong sản phẩm và giảm dần tỷ lệ gia công. Bên cạnh đó, phải chú trọng thu hút có chọn lọc các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may - da giày nhằm từng bước khắc phục tình trạng phụ thuộc nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Giai đoạn sau 2010, ngành dệt may sẽ tập trung phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp tạo mẫu, thời trang.
Thứ hai, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình quy hoạch dệt may theo vùng lãnh thổ được phân bố ở các khu vực với những định hướng chính là:
- Khu vực I: Vùng đồng bằng sông Hồng
- Khu vực II: Vùng Đông Nam Bộ
- Khu vực III: Vùng duyên hải Trung Bộ
- Khu vực IV: Đồng bằng sông Cửu Long
- Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bộ
- Khu vực VI: Vùng Bắc Trung Bộ
- Khu vực VII: Vùng Tây Nguyên
Với mỗi khu vực, chủ yếu lấy các thành phố lớn làm trung tâm thiết kế; các khu vực lân cận được chọn làm nơi nhuộm hoặc hoàn tất phù hợp kế hoạch phát triển của vùng và điều kiện riêng từng tỉnh.
Thứ ba là ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may theo hướng thay thế nhập khẩu để nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh, giảm giá thành. Vấn đề giải quyết khâu nguyên liệu có vai trò cực kỳ quan